Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Định Nam đao”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
theo thông tin mới được xác nhận 2019-2020
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13: Dòng 13:
}}
}}


'''Định Nam đao''' ([[chữ Hán]]: 定南刀) là một thanh đao được cho là của vị vua sáng lập [[nhà Mạc]] là [[Mạc Đăng Dung]] (Mạc Thái Tổ), và hiện được lưu giữ trong Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (trước là Từ đường họ Mạc) tại xã [[Ngũ Đoan]], huyện [[Kiến Thụy]], thành phố [[Hải Phòng]]. Đây là nơi vào [[Nhà Mạc|thời Mạc]] là trung tâm của [[Dương Kinh]], được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử xem là kinh đô thứ hai của triều Mạc giai đoạn còn nắm quyền ở Thăng Long. Tên gọi "Định Nam đao" (đao Nam Định) là do con cháu họ Mạc đặt cho thanh đao này, xuất phát từ việc thanh đao này được phát hiện tại tỉnh [[Nam Định]]. Một thông tin quan trọng cần lưu ý là chiều dài khác thường của thanh Định Nam Đao nguyên bản gần 2 [[mét]] rưỡi. Thanh Định Nam Đao nguyên bản (đang được lưu thờ ở Hải Phòng) ngoài phần khâu đao bằng hợp kim đồng hình đầu rồng còn gần như nguyên dạng thì phần lưỡi và cán đao bằng sắt đã bị ăn mòn tương đối sâu do khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ chôn giấu dưới lòng đất Nam Định bởi hậu duệ của [[:Thể loại:Người họ Phạm tại Việt Nam có gốc họ Mạc|chi họ Phạm gốc Mạc]]. Thanh long đao này có thể được Mạc Đăng Dung sử dụng chủ yếu trên chiến trường trong thời kỳ còn làm tướng của nhà [[Lê sơ]]. Sau khi ông lên ngôi vua (1527) và cả sau khi chủ động lui về Dương Kinh (Cổ Trai) làm [[thái thượng hoàng]] cho đến khi qua đời (1541) thì thanh đao này có lẽ ít được dịp dùng trong chiến đấu.
'''Định Nam đao''' ([[chữ Hán]]: 定南刀) là một thanh đao được cho là của vị vua sáng lập [[nhà Mạc]] là [[Mạc Đăng Dung]] (Mạc Thái Tổ), và hiện được lưu giữ trong Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (trước là Từ đường họ Mạc) tại xã [[Ngũ Đoan]], huyện [[Kiến Thụy]], thành phố [[Hải Phòng]]. Đây là nơi vào [[Nhà Mạc|thời Mạc]] là trung tâm của [[Dương Kinh]], được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử xem là kinh đô thứ hai của triều Mạc giai đoạn còn nắm quyền ở Thăng Long. Tên gọi "Định Nam đao" (đao Nam Định) là do con cháu họ Mạc đặt cho thanh đao này, xuất phát từ việc thanh đao này được phát hiện tại tỉnh [[Nam Định]]. Một thông tin quan trọng cần lưu ý là chiều dài khác thường của thanh Định Nam Đao nguyên bản gần 2 [[mét]] rưỡi. Thanh Định Nam Đao nguyên bản (đang được lưu thờ ở Hải Phòng) ngoài phần khâu đao bằng [[hợp kim đồng]] [[rồng Việt Nam|hình đầu rồng]] còn gần như nguyên dạng thì phần lưỡi và cán đao bằng [[sắt]] đã bị ăn mòn tương đối sâu do khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ chôn giấu dưới lòng đất Nam Định bởi hậu duệ của [[:Thể loại:Người họ Phạm tại Việt Nam có gốc họ Mạc|chi họ Phạm gốc Mạc]]. Thanh long đao này có thể được Mạc Đăng Dung sử dụng chủ yếu trên chiến trường trong thời kỳ còn làm tướng của nhà [[Lê sơ]]. Sau khi ông lên ngôi vua (1527) và cả sau khi chủ động lui về Dương Kinh (Cổ Trai) làm [[thái thượng hoàng]] cho đến khi qua đời (1541) thì thanh đao này có lẽ ít được dịp dùng trong chiến đấu.


Thanh Định Nam Đao được nhiều người xem là binh khí duy nhất còn được lưu giữ nguyên vẹn trong lịch sử Việt Nam cho tới nay thuộc về một danh tướng cũng như một vị vua sáng lập triều đại. Cho đến nay đã có không ít quan điểm trái chiều về tính thực chiến của thanh [[đao]] này và thậm chí là về cả chủ sở hữu thực sự của nó. Tuy nhiên, một ý kiến ủng hộ cho tính thực chiến của thanh Định Nam Đao là bởi chiều dài khác thường của nó so với phần lớn các loại [[trường đao]] hoặc [[siêu đao]] vẫn được các võ sư Việt Nam (và có thể cả các võ sư Trung Quốc) sử dụng trong biểu diễn võ thuật từ trước đến nay. Đặt giả thiết ngay cả khi Mạc Thái Tổ thời còn làm tướng [[nhà Lê sơ]] nếu ông chỉ sử dụng thanh đao này để biểu diễn võ hay tập luyện thông thường, hoặc chỉ đơn giản dùng làm binh khí trưng bày thuần túy để biểu dương sức mạnh thì không nhất thiết phải dùng thanh đao dài trên 2,40 mét hay thậm chí trên 2,50 mét mà có thể chỉ cần thanh đại đao dài trên 1,90 mét một ít là hợp lý (tức là thanh đao dài hơn chiều cao của một võ sư có thể hình cao hơn mức trung bình khi đứng thẳng chừng từ 10 tới 20 [[cm]]), ngay cả khi thân hình và sức vóc của ông vượt trội hơn nhiều thể trạng trung bình của người Việt thời đó. Một lý do ủng hộ cho kích thước lẫn chiều dài vượt cỡ của thanh Định Nam Đao (so với tương quan hình thể của người Việt nói chung ở thế kỷ 16) là nó có thể chỉ dùng chủ yếu trên lưng ngựa. Đây cũng chính là một lý do ủng hộ cho tính thực chiến của thanh đao này. Vì với sức chịu nặng và linh động của một con ngựa tương đối cao khỏe (có thể là giống ngoại nhập từ phương bắc), một chiến tướng với sức vóc như Mạc Đăng Dung sẽ có lợi thế nhiều khi đánh từ trên yên ngựa hơn là sử dụng thanh đao dài gần 2,50 mét vào mục đích cận chiến trên mặt đất.
Thanh Định Nam Đao được nhiều người xem là binh khí duy nhất còn được lưu giữ nguyên vẹn trong lịch sử Việt Nam cho tới nay thuộc về một danh tướng cũng như một vị vua sáng lập triều đại. Cho đến nay đã có không ít quan điểm trái chiều về tính thực chiến của thanh [[đao]] này và thậm chí là về cả chủ sở hữu thực sự của nó. Tuy nhiên, một ý kiến ủng hộ cho tính thực chiến của thanh Định Nam Đao là bởi chiều dài khác thường của nó so với phần lớn các loại [[trường đao]] hoặc [[siêu đao]] vẫn được các võ sư Việt Nam (và có thể cả các võ sư Trung Quốc) sử dụng trong biểu diễn võ thuật từ trước đến nay. Đặt giả thiết ngay cả khi Mạc Thái Tổ thời còn làm tướng [[nhà Lê sơ]] nếu ông chỉ sử dụng thanh đao này để biểu diễn võ hay tập luyện thông thường, hoặc chỉ đơn giản dùng làm binh khí trưng bày thuần túy để biểu dương sức mạnh thì không nhất thiết phải dùng thanh đao dài trên 2,40 mét hay thậm chí trên 2,50 mét mà có thể chỉ cần thanh đại đao dài trên 1,90 mét một ít là hợp lý (tức là thanh đao dài hơn chiều cao của một võ sư có thể hình cao hơn mức trung bình khi đứng thẳng chừng từ 10 tới 20 [[cm]]), ngay cả khi thân hình và sức vóc của ông vượt trội hơn nhiều thể trạng trung bình của người Việt thời đó. Một lý do ủng hộ cho kích thước lẫn chiều dài vượt cỡ của thanh Định Nam Đao (so với tương quan hình thể của người Việt nói chung ở thế kỷ 16) là nó có thể chỉ dùng chủ yếu trên lưng ngựa. Đây cũng chính là một lý do ủng hộ cho tính thực chiến của thanh đao này. Vì với sức chịu nặng và linh động của một con ngựa tương đối cao khỏe (có thể là giống ngoại nhập từ phương bắc), một chiến tướng với sức vóc như Mạc Đăng Dung sẽ có lợi thế nhiều khi đánh từ trên yên ngựa hơn là sử dụng thanh đao dài gần 2,50 mét vào mục đích cận chiến trên mặt đất.

Phiên bản lúc 07:35, ngày 6 tháng 6 năm 2020

Định Nam đao
Đại long đao của Mạc Thái Tổ
Bảo vật quốc gia số 26, đợt 8
Hình ảnh đồ họa phỏng dựng dựa theo nguyên bản thanh Định Nam Đao (hiện đang được lưu thờ ở Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, Hải Phòng)
Chất liệuSắt (lưỡi và cán đao) và hợp kim đồng (khâu đao)
Chiều dàiXấp xỉ 2,40 mét
Niên đạikhoảng đầu thế kỉ XVI
Địa điểm phát hiệnthôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, Xuân Trường, Nam Định
Thời điểm phát hiện1938
Phát hiện bởiGia tộc họ Phạm gốc Mạc tại Nam Định
Hiện lưu trữ tạiKhu tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng


Định Nam đao (chữ Hán: 定南刀) là một thanh đao được cho là của vị vua sáng lập nhà MạcMạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ), và hiện được lưu giữ trong Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (trước là Từ đường họ Mạc) tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Đây là nơi vào thời Mạc là trung tâm của Dương Kinh, được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử xem là kinh đô thứ hai của triều Mạc giai đoạn còn nắm quyền ở Thăng Long. Tên gọi "Định Nam đao" (đao Nam Định) là do con cháu họ Mạc đặt cho thanh đao này, xuất phát từ việc thanh đao này được phát hiện tại tỉnh Nam Định. Một thông tin quan trọng cần lưu ý là chiều dài khác thường của thanh Định Nam Đao nguyên bản gần 2 mét rưỡi. Thanh Định Nam Đao nguyên bản (đang được lưu thờ ở Hải Phòng) ngoài phần khâu đao bằng hợp kim đồng hình đầu rồng còn gần như nguyên dạng thì phần lưỡi và cán đao bằng sắt đã bị ăn mòn tương đối sâu do khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ chôn giấu dưới lòng đất Nam Định bởi hậu duệ của chi họ Phạm gốc Mạc. Thanh long đao này có thể được Mạc Đăng Dung sử dụng chủ yếu trên chiến trường trong thời kỳ còn làm tướng của nhà Lê sơ. Sau khi ông lên ngôi vua (1527) và cả sau khi chủ động lui về Dương Kinh (Cổ Trai) làm thái thượng hoàng cho đến khi qua đời (1541) thì thanh đao này có lẽ ít được dịp dùng trong chiến đấu.

Thanh Định Nam Đao được nhiều người xem là binh khí duy nhất còn được lưu giữ nguyên vẹn trong lịch sử Việt Nam cho tới nay thuộc về một danh tướng cũng như một vị vua sáng lập triều đại. Cho đến nay đã có không ít quan điểm trái chiều về tính thực chiến của thanh đao này và thậm chí là về cả chủ sở hữu thực sự của nó. Tuy nhiên, một ý kiến ủng hộ cho tính thực chiến của thanh Định Nam Đao là bởi chiều dài khác thường của nó so với phần lớn các loại trường đao hoặc siêu đao vẫn được các võ sư Việt Nam (và có thể cả các võ sư Trung Quốc) sử dụng trong biểu diễn võ thuật từ trước đến nay. Đặt giả thiết ngay cả khi Mạc Thái Tổ thời còn làm tướng nhà Lê sơ nếu ông chỉ sử dụng thanh đao này để biểu diễn võ hay tập luyện thông thường, hoặc chỉ đơn giản dùng làm binh khí trưng bày thuần túy để biểu dương sức mạnh thì không nhất thiết phải dùng thanh đao dài trên 2,40 mét hay thậm chí trên 2,50 mét mà có thể chỉ cần thanh đại đao dài trên 1,90 mét một ít là hợp lý (tức là thanh đao dài hơn chiều cao của một võ sư có thể hình cao hơn mức trung bình khi đứng thẳng chừng từ 10 tới 20 cm), ngay cả khi thân hình và sức vóc của ông vượt trội hơn nhiều thể trạng trung bình của người Việt thời đó. Một lý do ủng hộ cho kích thước lẫn chiều dài vượt cỡ của thanh Định Nam Đao (so với tương quan hình thể của người Việt nói chung ở thế kỷ 16) là nó có thể chỉ dùng chủ yếu trên lưng ngựa. Đây cũng chính là một lý do ủng hộ cho tính thực chiến của thanh đao này. Vì với sức chịu nặng và linh động của một con ngựa tương đối cao khỏe (có thể là giống ngoại nhập từ phương bắc), một chiến tướng với sức vóc như Mạc Đăng Dung sẽ có lợi thế nhiều khi đánh từ trên yên ngựa hơn là sử dụng thanh đao dài gần 2,50 mét vào mục đích cận chiến trên mặt đất.

Nguồn gốc

Thời vua Lê Uy Mục tổ chức thi tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung đã trúng Đô lực sĩ xuất thân (còn được gọi là Võ trạng nguyên), được sung quân Túc vệ cầm dù theo vua. Theo truyền thuyết thì Mạc Đăng Dung đã dùng thanh đao này để thắng cuộc thi tuyển võ sĩ nêu trên, và sau đó dùng thanh đao này để xông pha trận mạc dẹp các thế lực muốn phân tranh cát cứ với triều đình Lê sơ. Thời kỳ còn làm tướng của nhà Lê sơ thì thanh long đao này có thể là một trong những vật bất ly thân của ông.

Chỉ trong khoảng 20 năm, Mạc Đăng Dung từ một võ quan cấp thấp thời Lê Uy Mục, nhờ tài thao lược và mưu trí, đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng. Cũng trong năm 1527, ông chính thức soán ngôi nhà Lê sơ để lập ra nhà Mạc. Tuy nhiên ông chỉ giữ ngôi vua có 3 năm, rồi theo kế sách thời Trần mà chủ động nhường ngôi cho con trưởng Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông), sau đó lui về Dương Kinh (Cổ Trai) quê nhà nhưng vẫn quán xuyến hầu hết những việc hệ trọng quốc gia cho tới tận khi mất với vai trò của một Thái thượng hoàng. Và có lẽ từ thời điểm này cho đến những năm cuối thế kỷ 16 khi nhà Mạc bị thất thủ (1592) thì thanh long đao đã được cất giữ tại Dương Kinh (Cổ Trai). Sau khi Mạc Thái Tổ băng hà năm 1541 thì thanh đao này được thờ như vật thái bảo của họ Mạc tại lăng miếu Dương Kinh (Cổ Trai).

Đến năm 1592, khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, cháu 4 đời của ông là Mạc Đăng Thuận coi giữ lăng miếu, đã mang theo thanh đao này xuống thuyền rời Đồ Sơn tiến về phía Nam, sau đó theo sông Hồng đến định cư ở vùng đất Kiên Lao (Nam Định) và đổi sang họ Phạm để tránh bị chúa Trịnh truy sát. Trải qua bốn đời ở vùng Kiên Lao, dòng họ Phạm gốc Mạc có sự phân chi, ông Phạm Công Úc được giao mang thanh đao này về định cư ở thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, và thờ ở từ đường chi họ Phạm gốc Mạc.

Năm 1821, Phan Bá Vành nổi dậy chống lại triều đình vua Minh Mạng, và muốn mượn thanh đao này làm linh khí trên chiến trường. Dòng họ Phạm gốc Mạc ở Ngọc Tỉnh đã chôn giấu thanh đao này để không bị mất.

Lịch sử khám phá

Năm 1938, họ Phạm gốc Mạc ở thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định khi trùng tu từ đường và đào hồ bán nguyệt đã đào được thanh đao này. Khi đào lên thanh đao đã gỉ sét và bị ăn mòn nhưng hình dạng vẫn còn hầu như nguyên vẹn.[1] Sau đó, thanh đao này được đưa vào từ đường chi họ Phạm gốc Mạc ở đây, và bảo quản trong lớp mỡ bò để tránh sự ăn mòn.[2] Năm 2010, thanh đao này đã được con cháu họ Phạm gốc Mạc ở Nam Định đưa về lưu thờ và trưng bày ở Từ đường họ Mạc tại Hải Phòng cho đến nay.

Mô tả

Thông tin của nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Quang

Năm 1986, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Quang đã tiến hành đo đạc Định Nam đao (lúc này đang lưu giữ tại từ đường chi họ Phạm gốc Mạc tại Hà Nam Ninh) và mô tả: thanh đao có tổng chiều dài 2,55 m, nặng 25,6 kg, trong đó lưỡi đao dài 0,95 m, cán đao bằng sắt rỗng dài 1,60 m; một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao, chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi đao vào cán đao.[3] Một số người ước lượng khi còn mới, thanh đao có thể nặng trên 30 kg.[4] Ngoài ra, dọc sống đao có nhiều nét hoa văn lạ đến nay vẫn chưa lý giải được.[2]

Thông tin của Viện Khảo cổ học Việt Nam

Năm 2019, để phục vụ làm hồ sơ công nhận di sản cấp quốc gia cho thanh Định Nam đao, một số chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Ban quản lý di tích khu tưởng niệm các vua nhà Mạc tại Hải Phòng đã tiến hành đo đạc lại các thông số của thanh Định Nam đao này, và công bố số liệu khác với thông tin mô tả của nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Quang. Theo đó, Định Nam đao có chiều dài 239 cm, nặng 12,8 kg, ước tính trọng lượng khi mới sử dụng khoảng 15 kg. Phần lưỡi đao bằng sắt, từ mũi đến khâu đao dài 92,5 cm, bản lưỡi đao chỗ rộng nhất 11,5 cm, sống lưỡi dày nhất 1,3 cm, mỏng dần về đầu lưỡi. Khâu đao bằng hợp kim đồng dài 16,5 cm ôm chùm lưỡi đao và họng cán, trang trí đầu rồng, vân mây. Phần cán dài 146,5 cm, đúc sắt rỗng phía trên, phân chuôi đúc đặc để cân bằng trọng lượng cho dễ đánh và có thể dùng chuôi nặng để đánh. Cán đao bằng sắt, có tiết diệnhình bầu dục, đường kính 4,5 cm x 3,5 cm. Điểm thăng bằng trọng lượng giữa chuôi và lưỡi nằm ở độ dài 107 cm tính từ chuôi đao. Đao đã bị gỉ nặng, các lỗ ăn mòn trên cán đao sâu khoảng 0,5 cm - 0,7 cm. Lưỡi đao cũng bị gỉ và sứt mẻ một phần.[5]

Khi tiến hành phân tích thành phần hợp kim đồng của khâu đồng bằng phương pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS), thành phần hợp kim cơ bản tính cho những nguyên tố có hàm lượng từ 1% trở lên là Cu (đồng): 68,95%, Zn (kẽm): 17,73%, Pb (chì): 6,91%, Sn (thiếc): 2,06%.

Nhận định

Về niên đại

Theo ông Nguyễn Bá Thanh Long, Phó Chủ tịch Hội cổ vật Hải Phòng, Thông thường trên các hiện vật cổ có các chất liệu, hoa văn, kiểu dáng và họa tiết đặc trưng, gọi là "minh văn". Dựa vào "minh văn" có thể xác định được triều đại của hiện vật đó. Tuy nhiên, thanh đao này không có minh văn và cũng không có dấu tích vật thể nào để khẳng định niên đại hay chủ sở hữu.[4]

Theo nhận định của nhóm chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam, phần đầu rồng trên khâu đồng không có mào (mào là đặc trưng của rồng thời Lýrồng thời Trần), và cũng không có sừng (sừng dài là đặc trưng của rồng thời Lê Trung Hưngrồng thời Nguyễn). Phần đầu rồng này gần giống với rồng thời Lê sơ (với đặc trưng là không có mào, không có sừng, có mũi to như mũi sư tử), và nếu thêm sừng nhú thì sẽ giống với rồng thời Mạc. Vì vậy, nhóm chuyên gia này cho rằng đầu rồng này thuộc quý I thế kỷ XVI. Mặt khác, hợp kim đồng chứa kẽm (Zn) ở Việt Nam thường gặp sớm nhất vào khoảng quý I thế kỷ XVII, nên phần khâu đồng của thanh đao khó có thể do người thợ rèn Việt Nam làm ra vào thời đại Mạc Đăng Dung lên ngôi (năm 1527). Trong khi đó, từ năm 1503 người Trung Quốc dù chưa biết tách riêng nguyên tố kẽm ra thành một kim loại riêng biệt nhưng họ đã biết lấy quặng kẽm thêm vào hợp kim đồng nóng chảy. Có một khả năng khâu đồng này được mua từ Trung Quốc hoặc được đúc từ phôi đồng của Trung Quốc, còn người thợ rèn Việt Nam chỉ đúc phần cán và rèn lưỡi.[5]

Về khả năng thực chiến

Theo ông Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng, thì một người Việt Nam ở thế kỷ XVI dù có lực lưỡng cỡ nào cũng không thể mang được một thanh đao nặng 30 kg mà rong ruổi khắp sa trường, vì vậy thanh đao này mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh, cho vương quyền của một triều đại hơn là thanh đao chiến trận.[4]

Theo nhận định của nhóm chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam, thanh đao này dài hơn những thanh đao mà các võ sư hiện nay sử dụng để biểu diễn võ thuật đánh bộ (khoảng 170 cm - 180 cm), nên thanh đao này chỉ có thể dùng để đánh trên lưng ngựa. Khi giao chiến, tầm với của đao là khoảng 200 cm và tối đa là khoảng 300 cm khi nghiêng hoặc nhoài người. Chuôi đao được đúc đặc nên người sử dụng có thể dùng đòn đánh bằng chuôi giúp đánh tứ phía. Tiết diện cán hình bầu dục giúp việc cầm nắm đao vững, và không bị lật xoay lưỡi đao nếu như cán tiết diện hình tròn. Với tổng trọng lượng ước tính 15 kg và điểm cân bằng trọng lực cách chuôi cán 107 cm phù hợp với cách đánh đao trên ngựa. Trọng lượng trung bình chia đôi còn 7,5 kg, đủ nặng để ra đòn chém bổ uy lực và thu đao đánh bằng cán.[5]

Chú thích