Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thành Nam (YouTuber)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: Gia Đình → Gia đình, vietgiaitri → xxxx using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 1: Dòng 1:
{{Bài cùng tên|Nguyễn Thành Nam}}
{{Thông tin nhân vật YouTube
{{Thông tin nhân vật YouTube
| honorific_prefix =
| honorific_prefix =

Phiên bản lúc 03:09, ngày 30 tháng 9 năm 2020

Nguyễn Thành Nam
Thông tin cá nhân
SinhNguyễn Thành Nam
31 tháng 1, 1994 (30 tuổi)
Tiền Hải, Thái Bình
Quốc tịch Việt Nam
Thông tin YouTube
Kênh
Năm hoạt động2016 – nay
Lượt đăng ký8,9 triệu[1]
(14 tháng 9 năm 2020)
Tổng lượt xem1.970 tỷ
(14 tháng 9 năm 2020)
100.000 lượt đăng ký 2016
1.000.000 lượt đăng ký 2016

Nguyễn Thành Nam (sinh ngày 31 tháng 1 năm 1994) hay còn được biết đến dưới nghệ danh NTN Vlogs là một YouTuber nổi tiếng người Việt Nam. Kênh YouTube của anh hiện sở hữu 8.9 triệu lượt đăng ký, là kênh YouTube có lượt đăng ký cao thứ tư tại Việt Nam. NTN Vlogs nổi tiếng vì các phát ngôn, hành động câu view,[2] nội dung gây tranh cãi và đặc biệt là những lần nói lời từ giã sự nghiệp YouTube rồi "come back" khiến cư dân mạng khó hiểu.[3]

Sự nghiệp

Nguyễn Thành Nam sinh năm 1994 tại Thái Bình. Trước khi trở nên nổi tiếng với tư cách là Vlogger YouTube hàng đầu Việt Nam, anh từng là một gương mặt quen thuộc trong cộng đồng game Đột kích Việt Nam.[4] Anh bắt đầu thu hút được sự chú ý từ cộng đồng mạng những clip trong series "Thử lòng người lạ" được đăng tải trên kênh Monster NTN. Nội dung chính của những clip là giả vờ gặp cướp, tai nạn giao thông, thiếu tiền về quê,... để thử lòng mọi người xung quanh. Nội dung của các video này tuy đa phần không thực sự nghiêm túc, nhưng lại thu hút được sự chú ý đông đảo từ cộng đồng mạng.

Nguyễn Thành Nam hiện đang sở hữu 4 kênh riêng biệt để làm các nội dung khác nhau, trong đó "NTN Vlog" với gần 9 triệu lượt đăng ký chuyên về các thử thách hài, "Funny game" với 1,5 triệu lượt đăng ký được dùng để bình luận game, "Monster NTN" với hơn 1,8 triệu lượt đăng ký chuyên các trò đùa nhây và cuối cùng là "NTN", tuy chỉ là kênh dự phòng nhưng cũng có hơn 1 triệu lượt đăng ký. Với số lượt đăng ký nhiều như vậy, Nguyễn Thành Nam là YouTuber người Việt duy nhất sở hữu bốn nút vàng cho cả bốn kênh nội dung.[5]

Tai tiếng

Tuy sở hữu lượng người đăng ký hàng đầu Việt Nam, Nguyễn Thành Nam phải hứng chịu nhiều chỉ trích của cộng đồng mạng và đối mặt với làn sóng tẩy chay vì những video bị cho là "nhảm nhí", "vô bổ", "câu view" hay "có nội dung không thích hợp để trẻ em xem".[6][7] Anh từng đăng tải một video quay lại cảnh mình đang ăn mỳ tôm trong bồn cầu. Dù hiện đã bị xóa, nhưng cũng chính từ video này mà đã có không ít kênh khác bắt chước làm theo, tạo nên những video khác như thử thách ăn phân, ăn cám lợn, bị dư luận đánh giá là phản cảm.[8]

Vào ngày 21 tháng 11 năm 2016, Nguyễn Thành Nam cùng nhiều người liên quan đã bị cơ quan công an thành phố Hà Nội mời đến trụ sở làm việc vì đã dàn dựng, quay clip đóng giả khủng bố IS quăng bom nơi công cộng.[9] Vốn dĩ trước đó Nguyễn Thành Nam đã đăng tải một video với "Thanh niên giả làm IS đánh bom khiến người dân TP.Hà Nội sợ phát khiếp", trong đó một thanh niên đóng vai một người Hồi giáo mặc áo trắng, đội khăn trắng, ôm một gói giống như thuốc nổ đặt hoặc quăng vào chỗ đông người. Có phân cảnh người thanh niên này quăng bom giả ngay tại nhà chờ xe buýt khiến nhiều người sợ hãi.[10] Sau khi bị công an triệu tập, Nam đã nhận tội và cho rằng mục đích là để mọi người cảm thấy vui vẻ.[11]

Ngày 14 tháng 11 năm 2019, Nguyễn Thành Nam đăng tải một video có tựa đề "Thả 100 cái dao trên cao xuống", nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cư dân mạng.[12] Trong video này, anh đã thả rơi hơn 100 con dao được bó thành bó lớn từ sân thượng của nhà mình. Mục đích là để thả đống dao này vào một miếng thịt lợn được đặt trên tấm xốp mỏng. Sau khi đống dao rơi trúng miếng thịt, anh lại thả dao vào quả dưa hấu và 2 chai Coca Cola cho nổ tung.[13] Sau ba ngày đăng tải, video đạt hơn 2 triệu lượt xem, 84.000 lượt thích, 74.000 lượt không thích và nhận sự phản đối gay gắt từ cộng đồng mạng vì những lý do như cách thực hiện lẫn phần hình ảnh của video được đánh giá là khá sơ sài, video không bật chế độ hạn chế độ tuổi và cũng không đưa ra bất cứ cảnh báo gì về nội dung.[14]

Sau sự việc liên quan đến video thả dao khiến mình phải hứng chịu làn sóng tẩy chay, Nam đã đăng tải một clip tuyên bố sẽ xóa kênh:[15] "…Không làm clip gì nữa, làm cứ bị chửi. Trong khi nước ngoài, người ta làm clip nguy hiểm gấp mấy lần của, xem rất thỏa mãn còn tôi hơi tí là report, hơi tí là tẩy chay. Trong khi các bạn xem miễn phí, không mất một đồng nào nhưng mà các bạn đòi đạp miếng cơm của chúng tôi. Các bạn đòi chúng tôi phải như thế này, thế nọ…" Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi tuyên bố xóa kênh, Nguyễn Thành Nam lại đăng tại một clip mới thả tự do 4 nút play vàng, tiến hành buộc dây cố định lên chiếc dù rồi thả tự do nút vàng từ tầng thượng xuống mặt đất.[16] Đây không phải là lần duy nhất Nguyễn Thành Nam tuyên bố từ bỏ sự nghiệp YouTube, rồi đột nhiên quay trở lại. Cuối tháng 2 năm 2020, anh tuyên bố chính thức dừng công việc YouTuber vì chịu quá nhiều áp lực dư luận, nhưng đã quay trở lại sau chỉ hơn 1 tháng. Trước những phản ứng trái chiều, anh phản hồi rằng: "Trong video trước, tôi có nói một câu: “Có thể đây sẽ là video cuối cùng”. Các bạn hãy phân tích 2 chữ "có thể", nghĩa là câu đó không chắc chắn. Khi nào tôi nói câu “Chắc chắn đây sẽ là video cuối cùng” thì đó là video cuối cùng, không ra thêm video nào nữa. Nhưng khi tôi nhắc đến từ “có thể”, đó là từ nước đôi, có thể ra hoặc có thể không ra, kiểu như vậy."[17]

Tham khảo

  1. ^ “NTN Vlogs”. YouTube. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ Duy Huỳnh (ngày 15 tháng 11 năm 2019). “YouTuber NTN tuyên bố xoá kênh sau video 'thả 100 con dao từ trên cao' nhưng sự thật lại khiến dân mạng ngã ngửa”. SaoStar.vn. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ Mặt Trứng (ngày 4 tháng 9 năm 2020). “NTN bất ngờ comeback giữa đêm với thông điệp đanh thép, fan hoan hỉ 'Huyền thoại đã trở lại'. gamek.vn. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ Minh Khuê (ngày 20 tháng 2 năm 2020). “NTN người vừa tuyên bố nghỉ làm vlog là ai?”. Gia đình Mới. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ Phương Hồ (ngày 3 tháng 1 năm 2020). “Phía sau những "nút vàng YouTube". Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ Mai An (ngày 2 tháng 7 năm 2019). “Leo cột điện và loạt thử thách nhảm nhí, vô bổ của vlogger Việt”. zingnews.vn. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  7. ^ Duy Huỳnh (ngày 20 tháng 11 năm 2019). “Hết gây sóng gió với vlog 'thả 100 con dao', NTN lại treo thưởng 1.000 USD cho người vượt được bức tường băng dính”. SaoStar.vn. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ MP (ngày 4 tháng 3 năm 2019). “Ăn mỳ tôm trong bồn cầu để câu like, nam thanh niên nhận cái kết không thể đắng hơn - Netizen - Tin trong ngày”. Việt Giải Trí. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ Minh Chiến (ngày 21 tháng 11 năm 2016). “Xác định nhóm thanh niên quay clip giả khủng bố quăng bom ở Hà Nội”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  10. ^ Hà An (ngày 19 tháng 11 năm 2016). “Công an sẽ làm rõ clip giả khủng bố quăng bom nơi công cộng”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ Việt Dũng (ngày 21 tháng 11 năm 2016). “Nhóm thanh niên dàn dựng clip 'khủng bố đặt bom' giữa Hà Nội”. vnexpress.net. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ Diệu Mi 1 (ngày 18 tháng 11 năm 2019). “Làm clip thả 100 con dao từ trên cao, YouTuber NTN bị kêu gọi tẩy chay”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  13. ^ Bích Ngọc (ngày 15 tháng 11 năm 2019). “Làm video thả 100 con dao từ trên cao xuống, NTN Vlogs bị CĐM tẩy chay, report kênh”. gioitre.baodatviet.vn. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  14. ^ Tiến Vũ (ngày 16 tháng 11 năm 2019). “Rợn người với video 'thả 100 con dao từ trên cao' của YouTuber Việt”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  15. ^ Trọng Hiếu (ngày 15 tháng 11 năm 2019). “Bị dân mạng đồng loạt chỉ trích, NTN tuyên bố xóa kênh: 'Đã xem miễn phí còn đòi đạp lên miếng cơm của tôi'. Báo Đất Việt. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  16. ^ Gừng. “Sau tuyên bố hùng hồn xóa kênh, NTN táo tợn đăng clip thả tự do 4 nút play vàng: 'Thế nào cũng bị nói được' - Tiin.vn”. http://www.tiin.vn. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  17. ^ Đăng Bách (ngày 6 tháng 4 năm 2020). “Dân mạng 'ném đá' khi 'YouTuber bị chỉ trích nhiều nhất Việt Nam' tái xuất”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.

Liên kết ngoài