Bước tới nội dung

Đặng Trần Côn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Trần Côn
鄧陳琨
SinhTrần Côn [1]
khoảng 1705
làng Nhân Mục, quận Thanh Trì, Hà Nội
Mấtkhoảng 1745 (39–40 tuổi)
Việt Nam
Nghề nghiệpNhà thơ
Tác phẩm nổi bậtChinh phụ ngâm
Quê quánlàng Nhân Mục

Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.[2]

Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê Trung Hưng. Từ đó đến nay, ông được đặt tên cho các con phố ở Hà Nội.

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[3] Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài chiếu khám.

Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), ông được làm Huấn đạo một huyện, sau  được đặt tên là Tri huyện Tri huyện Thanh Oai, thành phố Sơn Tây.

Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám sau đó nghỉ hưu và dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ ở làng Hạ Đình.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời.[4] Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.[5]

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

Giống như những tác giả thơ văn ở thời này, ông cũng có những đóng góp lớn cho nền văn học thơ ca Việt Nam.

12 câu của bài thơ này (dịch) đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập hai của Việt Nam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Laurence C. Thompson A Vietnamese Reference Grammar - Page 73 1987 "An adopted child, for example, typically adds the family name of his new family to his own surname (the new name preceding): Dang Tran Con, a famous eighteenth-century author, was the adopted son of a family named Dang; his original name was Tran Con."
  2. ^ Trần Côn Đặng - Chinh phụ ngâm editor Thị Điểm Đoàn, Hoài Lưu 2005 Page 125 "Being born at Nhâm Mục village, Thanh Trì district, Hã-đôllg province, Đặng Trần Côn lived in the Lê dynasty, under the kingdom of Lê Dụ Tông [about l705-l7l0]. In his childhood, he was intelligent and fund of study. In the years of 1740-1741
  3. ^ “Chinh Phụ Ngâm Khúc Introduction”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ Asiatische Studien: Zeitschrift der Schweizerischen Gesellschaft für Asienkunde 1956 Volumes 9 - 10 - Page 72 "Tradition tells us that Dang Tran Con was an ardent scholar, and being deprived of light for his studies as a result of the edict, he dug a subterranean room where he could study by candlelight. The poet, hearing of a famous woman scholar, Doan Thi Diem, sought her out and presented her with a poem. Upon reading it she mocked him publicly, and he returned home profoundly hurt, but even more determined to pursue his studies."
  5. ^ Mouton De Gruyter Gunther, Hartmut; Ludwig, Otto: Schrift und Schriftlichkeit Volume 1 1994 "Jahrhunderts stellte die zunächst in Chinesisch verfaßte „Klage einer Kriegersfrau" ( ) Chinh-phụ-ngâm(-khuc) von Đặng-Trần-Côn in ihrer Übertragung ins Việtnamesische durch die Dichterin Đoàn-Thị-Điém (1705—1748) das Original weit in ..."

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]