Bước tới nội dung

Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện
Ủy ban Thường trực
Đang hoạt động

Thượng viện Hoa Kỳ
Quốc hội khóa 117
Lịch sử
Thành lập6 tháng 3, 1867
Lãnh đạo
Chủ tịchPatrick Leahy (D)
Từ 3 tháng 2, 2021
Thành viên
Xếp hạng
Richard Shelby (R)
Từ 3 tháng 2, 2021
Cấu trúc
Ghế30 thành viên[a]
Đảng pháiĐa số (15)
Thiểu số (15)
Thẩm quyền
Lĩnh vực chính sáchPhân bổ ngân sách
Chi tiêu ngân sách
Thu hồi ngân sách
Quyền giám sátChính quyền liên bang Hoa Kỳ
Ủy ban Hạ viện tương ứngỦy ban Phân bổ ngân sách Hạ viện
Tiểu ban
Trụ sở
304 Toà nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen
Washington, D.C.
S-128 Điện Capitol
Washington, D.C.
Trang web
www.appropriations.senate.gov
  1. ^ Đảng Dân chủ giành thế đa số nhờ phiếu phá vỡ thế hoà của Phó Tổng thống Kamala Harris, người theo hiến pháp là Chủ tịch Thượng viện.

Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện Hoa Kỳ hay còn gọi là Uỷ ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Senate Committee on Appropriations) là một ủy ban thường trực của Thượng viện Hoa Kỳ có thẩm quyền đối với tất cả các luật chi tiêu tùy ý trong Thượng viện.

Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện là ủy ban lớn nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ, với 30 thành viên trong Quốc hội khóa 117. Vai trò của nó được xác định bởi Hiến pháp Hoa Kỳ, đòi hỏi phải "trích lập theo luật" trước khi phân bổ bất kỳ khoản tiền nào từ Ngân khố, và ủy ban do đó là một trong những ủy ban quyền lực nhất tại Thượng viện.[1] Ủy ban lần đầu tiên tổ chức họp vào ngày 6 tháng 3 năm 1867, khi quyền lực phân bổ ngân sách không còn là nhiệm vụ của Ủy ban Tài chính.[2]

Chủ tịch Ủy ban Phân bổ ngân sách có quyền lực rất lớn trong việc đưa các dự án đặc biệt về cho bang của mình (đôi khi được gọi là "chi tiêu rổ thịt") cũng như có tiếng nói với các yêu cầu phân bổ ngân sách của các thượng nghị sĩ khác.[3] Ví dụ, trong năm tài chính 2005, bình quân đầu người ở Alaska, tiểu bang quê hương của Chủ tịch Ted Stevens lúc bấy giờ là 12.000 đô la, gấp đôi mức trung bình toàn quốc. Alaska có 11.772 dự án đặc biệt với tổng chi phí là 15.780.623.000 đô la. Con số này chiếm khoảng 4% tổng chi tiêu trong Đạo luật Phân bổ ngân sách Hợp nhất trị giá 388 tỷ USD năm 2005 được Quốc hội thông qua.[4]

Do quyền lực của ủy ban này trên thực tế là lợi ích mà các thượng nghị sĩ mang về cho bang quê hương, không chỉ các bộ phận của các bang, vì vậy sẽ cực kỳ khó khăn để loại bỏ một thành viên của ủy ban này tại một cuộc bầu cử, đặc biệt nếu người đó là chủ tịch tiểu ban. Từ năm 2001 đến năm 2021, mọi Lãnh đạo Đa số Thượng viện đều là thành viên trước đó hoặc đồng thời phục vụ của Ủy ban Phân bổ ngân sách: Tom Daschle (thành viên ủy ban, 1991–1999; lãnh đạo đa số, 2001–2003), Bill Frist (thành viên ủy ban, 1995–2002; lãnh đạo đa số, 2003–2007), Harry Reid (thành viên ủy ban, 1989–2006; lãnh đạo đa số, 2007–2015), Mitch McConnell (thành viên ủy ban hiện tại; lãnh đạo đa số, 2015–2021).

Thành viên của ủy ban trong Quốc hội khóa 117

[sửa | sửa mã nguồn]
Đa số Thiểu số

Chủ tịch Ủy ban

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ tịch Đảng Tiểu bang Nhiệm kỳ
Lot Morrill Cộng hòa Maine 1867–1869
William P. Fessenden Cộng hòa Maine 1869
Lot Morrill Cộng hòa Maine 1869–1871
Cornelius Cole Cộng hòa California 1871–1873
Lot Morrill Cộng hòa Maine 1873–1876
William Windom Cộng hòa Minnesota 1876–1879
Henry Davis Dân chủ West Virginia 1879–1881
William Allison Cộng hòa Iowa 1881–1893
Francis Cockrell Dân chủ Missouri 1893–1895
William Allison Cộng hòa Iowa 1895–1908
Eugene Hale Cộng hòa Maine 1908–1911
Francis E. Warren Cộng hòa Wyoming 1911–1913
Thomas S. Martin Dân chủ Virginia 1913–1919
Francis E. Warren Cộng hòa Wyoming 1919–1929[n 1]
Wesley L. Jones Cộng hòa Washington 1929–1932[n 2]
Frederick Hale Cộng hòa Maine 1932–1933
Carter Glass Dân chủ Virginia 1933–1946[n 3]
Kenneth McKellar Dân chủ Tennessee 1946–1947
Styles Bridges Cộng hòa New Hampshire 1947–1949
Kenneth McKellar Dân chủ Tennessee 1949–1953
Styles Bridges Cộng hòa New Hampshire 1953–1955
Carl Hayden Dân chủ Arizona 1955–1969
Richard B. Russell Dân chủ Georgia 1969–1971
Allen J. Ellender Dân chủ Louisiana 1971–1972
John L. McClellan Dân chủ Arkansas 1972–1977
Warren G. Magnuson Dân chủ Washington 1977–1981
Mark O. Hatfield Cộng hòa Oregon 1981–1987
John C. Stennis Dân chủ Mississippi 1987–1989
Robert C. Byrd Dân chủ West Virginia 1989–1995
Mark O. Hatfield Cộng hòa Oregon 1995–1997
Ted Stevens Cộng hòa Alaska 1997–2001
Robert C. Byrd Dân chủ West Virginia 2001[n 4]
Ted Stevens Cộng hòa Alaska 2001
Robert C. Byrd Dân chủ West Virginia 2001–2003[n 5]
Ted Stevens Cộng hòa Alaska 2003–2005
Thad Cochran Cộng hòa Mississippi 2005–2007
Robert C. Byrd Dân chủ West Virginia 2007–2009
Daniel K. Inouye Dân chủ Hawaii 2009–2012
Barbara Mikulski Dân chủ Maryland 2012-2015
Thad Cochran Cộng hòa Mississippi 2015–2018
Richard Shelby Cộng hòa Alabama 2018–2021
Patrick Leahy Dân chủ Vermont 2021–hiện tại

Ghi chú

  1. ^ Mất ngày 24 tháng 11 năm 1929.
  2. ^ Mất ngày 19 tháng 11 năm 1932.
  3. ^ Mất ngày 28 tháng 5 năm 1946.
  4. ^ Vào đầu Quốc hội khóa 107, tháng 1 năm 2001, Thượng viện bị chia đều. Với việc Tổng thống Bill Clinton và Phó Tổng thống Al Gore của đảng Dân chủ vẫn còn phục vụ cho đến ngày 20 tháng 1, Phó Tổng thống Gore có quyền bỏ phiếu phá vỡ thế hoà và do đó đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện trong 17 ngày, từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 20 tháng 1. Vào ngày 3 tháng 1, Thượng viện đã thông qua S. Res. 7 chỉ định các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ làm chủ tịch ủy ban phục vụ trong thời kỳ này và các chủ tịch đảng Cộng hòa sẽ phục vụ có hiệu lực vào trưa ngày 20 tháng 1 năm 2001.
  5. ^ Vào ngày 6 tháng 6 năm 2001, Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Thượng viện sau khi Thượng nghị sĩ James Jeffords (VT) chuyển từ Đảng Cộng hòa sang Độc lập và tuyên bố rằng ông sẽ họp kín với Đảng Dân chủ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Overview of the Committee's role". U.S. Senate Committee on Appropriations. Archived from the original on October 13, 2005. Retrieved October 14, 2005.
  2. ^ "Creation of the Senate Committee on Appropriations". U.S. Senate Committee on Appropriations. Archived from the original on September 27, 2005. Retrieved October 14, 2005.
  3. ^ Courtney Mabeus. "Buying Leadership". Capital Eye. Retrieved October 14, 2005.
  4. ^ Rosenbaum, David E. (February 9, 2005). "Call it Pork or Necessity, but Alaska Comes Out Far Above the Rest in Spending". New York Times.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]