Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Josiah Willard Gibbs”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 55: Dòng 55:


Bệnh [[phổi]] tái phát khiến người thanh niên Gibbs và các bác sĩ của anh lo ngại rằng anh có thể dễ mắc bệnh [[lao]], căn bệnh đã làm mẹ anh tử vong. Anh cũng mắc chứng [[loạn thị]], mà cách điều trị khi ấy vẫn còn xa lạ với các nhà [[nhãn khoa]], vì vậy Gibbs phải tự chẩn đoán và mài mắt kính cho chính anh.<ref name="Wheeler-astigmatism">Wheeler 1998, pp.&nbsp;29–31</ref><ref name="Rukeyser-astigmatism">Rukeyser 1988, p. 143</ref> Mặc dù trong những năm sau đó, ông chỉ sử dụng [[kính mắt|kính]] để đọc sách hoặc cho các việc nhìn gần,<ref name="Wheeler-astigmatism"/> sức khỏe yếu và thị lực không tốt của Gibbs có lẽ giải thích lý do tại sao ông không tình nguyện chiến đấu trong [[nội chiến Hoa Kỳ|nội chiến 1861–65]].<ref name="Wheeler-war">Wheeler 1998, p. 30</ref> Ông không phải nhập ngũ và ở lại Yale trong suốt thời gian của chiến tranh.<ref name="Rukeyser-war">Rukeyser 1998, p. 134</ref>
Bệnh [[phổi]] tái phát khiến người thanh niên Gibbs và các bác sĩ của anh lo ngại rằng anh có thể dễ mắc bệnh [[lao]], căn bệnh đã làm mẹ anh tử vong. Anh cũng mắc chứng [[loạn thị]], mà cách điều trị khi ấy vẫn còn xa lạ với các nhà [[nhãn khoa]], vì vậy Gibbs phải tự chẩn đoán và mài mắt kính cho chính anh.<ref name="Wheeler-astigmatism">Wheeler 1998, pp.&nbsp;29–31</ref><ref name="Rukeyser-astigmatism">Rukeyser 1988, p. 143</ref> Mặc dù trong những năm sau đó, ông chỉ sử dụng [[kính mắt|kính]] để đọc sách hoặc cho các việc nhìn gần,<ref name="Wheeler-astigmatism"/> sức khỏe yếu và thị lực không tốt của Gibbs có lẽ giải thích lý do tại sao ông không tình nguyện chiến đấu trong [[nội chiến Hoa Kỳ|nội chiến 1861–65]].<ref name="Wheeler-war">Wheeler 1998, p. 30</ref> Ông không phải nhập ngũ và ở lại Yale trong suốt thời gian của chiến tranh.<ref name="Rukeyser-war">Rukeyser 1998, p. 134</ref>

[[Tập tin:JWGibbs-tutor.jpg|thumb|upright|alt=Portrait of Willard Gibbs as a Yale College tutor|Gibbs trong thời gian làm giảng viên tại Yale<ref>Wheeler 1998, p. 44</ref>]]

Năm 1863, Gibbs nhận bằng [[Doctorate of Philosophy|tiến sỹ]] (Ph.D.) về kỹ thuật đầu tiên được cấp ở Hoa Kỳ, cho luận án có tên "On the Form of the Teeth of Wheels in Spur Gearing", trong đó ông sử dụng các kỹ thuật hình học để khảo sát thiết kế tối ưu cho [[bánh răng]].<ref name="MacTutor"/><ref name="Wheeler-PhD">Wheeler 1998, p. 32</ref><ref>{{cite book | url =http://brbl-dl.library.yale.edu/vufind/Record/3439123 | title =On the form of the teeth of wheels in spur gearing | last =Gibbs | first =Josiah W. | date =1863 | website =Yale University Library | access-date =27 Mar 2016| bibcode =1863PhDT.........1G }}</ref> Năm 1861, Yale trở thành trường đại học đầu tiên của Hoa Kỳ cấp bằng tiến sĩ<ref name="ElmarsafyBernard2013">{{cite book|author1=Ziad Elmarsafy|author2=Anna Bernard|title=Debating Orientalism|url=https://books.google.com/books?id=VP6ARP2m-D0C&pg=PA85|date=13 June 2013|publisher=Palgrave Macmillan|isbn=978-1-137-34111-2|page=85}}</ref> và Gibbs là tiến sĩ thứ năm được cấp bằng ở Mỹ trong các lĩnh vực khác nhau.<ref name="Wheeler-PhD"/>


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 03:25, ngày 4 tháng 7 năm 2021

Josiah Willard Gibbs
Portrait of Josiah Willard Gibbs
Josiah Willard Gibbs
Sinh(1839-02-11)11 tháng 2, 1839
New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ
Mất28 tháng 4, 1903(1903-04-28) (64 tuổi)
New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ
Quốc tịchMỹ
Trường lớpYale College
Nổi tiếng vì
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học, hóa học, toán học
Nơi công tácYale College
Luận ánOn the form of the teeth of wheels in spur gearing (1863)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩHubert Anson Newton
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngEdwin Bidwell Wilson
Irving Fisher
Henry Andrews Bumstead
Lynde Wheeler
Lee De Forest
Ảnh hưởng bởiRudolf Clausius
James Clerk Maxwell
Ludwig Boltzmann
Jules Moutier
Ảnh hưởng tớiJohannes Diderik van der Waals
Pierre Duhem
Chữ ký
Gibbs's signature

Josiah Willard Gibbs (11 tháng 2 năm 1839 - 28 tháng 4 năm 1903) là một nhà khoa học người Mỹ đã có những đóng góp lý thuyết đáng kể cho vật lý, hóa học và toán học. Các công trình của ông về các ứng dụng của nhiệt động lực học đã đưa ngành hóa lý trở thành một khoa học quy nạp chặt chẽ. Cùng với James Clerk MaxwellLudwig Boltzmann, ông đã sáng lập nên ngành cơ học thống kê (một thuật ngữ do ông đặt ra), giải thích các định luật nhiệt động lực học như là hệ quả của các đặc tính thống kê của tập hợp các trạng thái có thể có của một hệ vật chất bao gồm nhiều hạt. Gibbs cũng nghiên cứu việc áp dụng các phương trình Maxwell vào các vấn đề trong quang học vật lý. Là một nhà toán học, ông đã phát minh ra phép tính vectơ hiện đại (độc lập với nhà khoa học người Anh Oliver Heaviside, người đã thực hiện công trình tương tự trong cùng thời kỳ).

Năm 1863, trường đại học Yale trao cho Gibbs bằng tiến sĩ kỹ thuật, và là người Mỹ đầu tiên nhận được học vị này. Sau ba năm lưu trú ở châu Âu, Gibbs dành phần còn lại của sự nghiệp tại Yale, nơi ông là giáo sư vật lý toán từ năm 1871 cho đến khi qua đời. Nghiên cứu trong sự tương đối cô lập, ông trở thành nhà khoa học lý thuyết sớm nhất ở Hoa Kỳ đạt được danh tiếng quốc tế và được Albert Einstein ca ngợi là "bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ."[2] Năm 1901, Gibbs được trao huy chương Copley của Hiệp hội Hoàng gia London, khi đó được coi là giải thưởng cao nhất trong cộng đồng khoa học quốc tế,[2] "cho những đóng góp của ông cho vật lý toán."[3]

Các nhà bình luận và viết tiểu sử đã nhận xét về sự tương phản giữa cuộc đời yên bình, đơn độc của Gibbs trong thế kỷ biến đổi của New England và tác động quốc tế to lớn của những ý tưởng của ông. Mặc dù công trình của ông gần như hoàn toàn là lý thuyết, nhưng giá trị thực tiễn của những đóng góp của Gibbs đã trở nên rõ ràng với sự phát triển của hóa học công nghiệp trong nửa đầu thế kỷ 20. Theo Robert A. Millikan, trong khoa học thuần túy, Gibbs "đã đóng góp cho cơ học thống kê và nhiệt động lực học như những gì Laplace đã làm cho cơ học thiên thể và Maxwell đã làm cho điện động lực học, cụ thể là, khiến lĩnh vực của ông trở thành một cấu trúc lý thuyết hoàn thiện đẹp."[4]

Tiểu sử

Nền tảng gia đình

Thanh niên Willard Gibbs.

Gibbs sinh ra ở New Haven, Connecticut. Ông thuộc một gia đình Yankee lâu đời đã sản sinh ra các giáo sĩ và học giả nổi tiếng của Mỹ kể từ thế kỷ 17. Ông là con thứ tư trong gia đình có 5 người con và là con trai duy nhất của ông Josiah Willard Gibbs Sr., và bà Mary Anna, nhũ danh Van Cleve. Về phía họ cha, ông là hậu duệ của Samuel Willard, người từng giữ chức chủ tịch Đại học Harvard từ năm 1701 đến năm 1707. Về phía họ mẹ ông, một trong những tổ tiên của ông là linh mục Jonathan Dickinson, chủ tịch đầu tiên của trường New Jersey College. (sau này là đại học Princeton). Tên đã đặt của Gibbs, giống như của cha ông và một số thành viên khác trong đại gia đình của họ, bắt nguồn từ tổ tiên của ông là Josiah Willard, người đã từng là bí thư của tỉnh Vịnh Massachusetts vào thế kỷ 18.[5] Bà nội của ông, Mercy (Prescott) Gibbs, là em gái của Rebecca Minot Prescott Sherman, vợ của một trong những người lập quốc Hoa Kỳ Roger Sherman; ông cũng là anh họ thứ hai của Roger Sherman Baldwin, xem về thuyền buồm Amistad bên dưới.

Người lớn tuổi trong họ Gibbs thường được gia đình và đồng nghiệp gọi là "Josiah", trong khi cậu con trai được gọi là "Willard".[6] Bố của ông, Josiah Gibbs là một nhà ngôn ngữ học và thần học, người từng là giáo sư thánh văn tại trường Thần học Yale từ năm 1824 cho đến khi ông qua đời năm 1861. Ngày nay ông được nhớ đến nhiều nhất với tư cách là người theo chủ nghĩa bãi nô. Ông đã tìm một phiên dịch viên cho các hành khách châu Phi trên thuyền buồm Amistad, cho phép họ biện hộ trong phiên tòa xét xử những người này khi họ nổi dậy chống lại việc bị bán làm nô lệ.[7]

Roger Sherman Baldwin cũng là cụ nội của nhà toán học Hassler Whitney, một trong những người sáng lập lý thuyết điểm kỳ dị, và có những nghiên cứu nền tảng về đa tạp, các khái niệm phép nhúng, phép dìm, lớp đặc trưnglý thuyết tích phân hình học.

Giáo dục

Willard Gibbs học phổ thông tại trường Hopkins và vào trường Yale College năm 1854 ở tuổi 15. Tại Yale, Gibbs đạt được giải thưởng xuất sắc về toán họctiếng Latinh, và anh tốt nghiệp năm 1858 với thứ hạng gần đứng đầu lớp.[8] Anh vẫn ở Yale với tư cách là một nghiên cứu sinh tại phân viện Khoa học Sheffield. Ở tuổi 19, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Gibbs được nhận vào Học viện Khoa học và Nghệ thuật Connecticut, một tổ chức học thuật chủ yếu gồm các thành viên của trường Yale.[9]

Có tương đối ít tài liệu từ thời kỳ này còn tồn tại và rất khó để tái tạo lại các chi tiết về sự nghiệp ban đầu của Gibbs một cách chính xác.[10] Theo ý kiến của các nhà viết tiểu sử, người cố vấn chính và ảnh hưởng tới Gibbs, cả ở Yale và ở học viện Connecticut, có lẽ là nhà thiên văn học và toán học Hubert Anson Newton, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về thiên thạch. Sau này ông vẫn là người bạn và người bạn tâm giao suốt đời của Gibbs.[9][10] Sau khi cha ông qua đời vào năm 1861, Gibbs được thừa kế số tiền đủ để ông độc lập về tài chính.[11]

Bệnh phổi tái phát khiến người thanh niên Gibbs và các bác sĩ của anh lo ngại rằng anh có thể dễ mắc bệnh lao, căn bệnh đã làm mẹ anh tử vong. Anh cũng mắc chứng loạn thị, mà cách điều trị khi ấy vẫn còn xa lạ với các nhà nhãn khoa, vì vậy Gibbs phải tự chẩn đoán và mài mắt kính cho chính anh.[12][13] Mặc dù trong những năm sau đó, ông chỉ sử dụng kính để đọc sách hoặc cho các việc nhìn gần,[12] sức khỏe yếu và thị lực không tốt của Gibbs có lẽ giải thích lý do tại sao ông không tình nguyện chiến đấu trong nội chiến 1861–65.[14] Ông không phải nhập ngũ và ở lại Yale trong suốt thời gian của chiến tranh.[15]

Portrait of Willard Gibbs as a Yale College tutor
Gibbs trong thời gian làm giảng viên tại Yale[16]

Năm 1863, Gibbs nhận bằng tiến sỹ (Ph.D.) về kỹ thuật đầu tiên được cấp ở Hoa Kỳ, cho luận án có tên "On the Form of the Teeth of Wheels in Spur Gearing", trong đó ông sử dụng các kỹ thuật hình học để khảo sát thiết kế tối ưu cho bánh răng.[8][17][18] Năm 1861, Yale trở thành trường đại học đầu tiên của Hoa Kỳ cấp bằng tiến sĩ[19] và Gibbs là tiến sĩ thứ năm được cấp bằng ở Mỹ trong các lĩnh vực khác nhau.[17]

Tham khảo

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên formemrs
  2. ^ a b “J. Willard Gibbs”. Physics History. American Physical Society. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ “Copley Medal”. Premier Awards. Royal Society. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ Millikan, Robert A. (1938). “Biographical Memoir of Albert Abraham Michelson, 1852–1931” (PDF). Biographical Memoirs of the National Academy of Sciences of the United States of America. 19 (4): 121–146.
  5. ^ Bumstead 1928
  6. ^ Cropper 2001, p. 121
  7. ^ Linder, Douglas. “Biography of Prof. Josiah Gibbs”. Famous American Trials: Amistad Trial. University of Missouri–Kansas City School of Law. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ a b O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F. (1997). “Josiah Willard Gibbs”. The MacTutor History of Mathematics archive. University of St Andrews, Scotland. School of Mathematics and Statistics. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ a b Rukeyser 1988, p. 104
  10. ^ a b Wheeler 1998, pp. 23–24
  11. ^ Rukeyser 1998, pp. 120, 142
  12. ^ a b Wheeler 1998, pp. 29–31
  13. ^ Rukeyser 1988, p. 143
  14. ^ Wheeler 1998, p. 30
  15. ^ Rukeyser 1998, p. 134
  16. ^ Wheeler 1998, p. 44
  17. ^ a b Wheeler 1998, p. 32
  18. ^ Gibbs, Josiah W. (1863). On the form of the teeth of wheels in spur gearing. Yale University Library. Bibcode:1863PhDT.........1G. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2016.
  19. ^ Ziad Elmarsafy; Anna Bernard (13 tháng 6 năm 2013). Debating Orientalism. Palgrave Macmillan. tr. 85. ISBN 978-1-137-34111-2.

Thư mục tham khảo phụ

  • Bumstead, H. A. (1903). “Josiah Willard Gibbs”. American Journal of Science. s4-16 (93): 187–202. Bibcode:1903AmJS...16..187A. doi:10.2475/ajs.s4-16.93.187.. Reprinted with some additions in both The Scientific Papers, vol. I, pp. xiii–xxviiii (1906) and The Collected Works of J. Willard Gibbs, vol. I, pp. xiii–xxviiii (1928). Also available here [1].
  • D. G. Caldi and G. D. Mostow (eds.), Proceedings of the Gibbs Symposium, Yale University, May 15–17, 1989, (American Mathematical Society and American Institute of Physics, 1990).
  • W. H. Cropper, "The Greatest Simplicity: Willard Gibbs", in Great Physicists, (Oxford: Oxford University Press, 2001), pp. 106–123. ISBN 0-19-517324-4
  • M. J. Crowe, A History of Vector Analysis: The Evolution of the Idea of a Vectorial System, (New York: Dover, 1994 [1967]). ISBN 0-486-67910-1
  • J. G. Crowther, Famous American Men of Science, (Freeport, NY: Books for Libraries Press, 1969 [1937]). ISBN 0-8369-0040-5
  • F. G. Donnan and A. E. Hass (eds.), A Commentary on the Scientific Writings of J. Willard Gibbs, in two volumes, (New York: Arno, 1980 [1936]). ISBN 0-405-12544-5. Only vol I. is currently available online.
  • P. Duhem, Josiah-Willard Gibbs à propos de la publication de ses Mémoires scientifiques, (Paris: A. Herman, 1908).
  • C. S. Hastings, "Josiah Willard Gibbs", Biographical Memoirs of the National Academy of Sciences, 6, 373–393 (1909).
  • M. J. Klein, "Gibbs, Josiah Willard", in Complete Dictionary of Scientific Biography, vol. 5, (Detroit: Charles Scribner's Sons, 2008), pp. 386–393.
  • M. Rukeyser, Willard Gibbs: American Genius, (Woodbridge, CT: Ox Bow Press, 1988 [1942]). ISBN 0-918024-57-9
  • R. J. Seeger, J. Willard Gibbs, American mathematical physicist par excellence, (Oxford and New York: Pergamon Press, 1974). ISBN 0-08-018013-2
  • L. P. Wheeler, Josiah Willard Gibbs, The History of a Great Mind, (Woodbridge, CT: Ox Bow Press, 1998 [1951]). ISBN 1-881987-11-6
  • A. S. Wightman, "Convexity and the notion of equilibrium state in thermodynamics and statistical mechanics". Published as an introduction to R. B. Israel, Convexity in the Theory of Lattice Gases, (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1979), pp. ix–lxxxv. ISBN 0-691-08209-X
  • E. B. Wilson, "Reminiscences of Gibbs by a student and colleague", Bulletin of the American Mathematical Society, 37, 401–416 (1931).

Liên kết ngoài