Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
Thông tin chung
KiểuĐường sắt tải trọng lớn
Vị tríViệt Nam
Ga đầuGa Hà Nội
Ga cuốiGa Đồng Đăng
Hoạt động
Sở hữuĐường sắt Việt Nam
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến162 km (101 mi)
Khổ đường sắt1000 & 1435 mm
Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
km Ga
Đi Văn Điển
0 Hà Nội
2 Long Biên
Sông Hồng (Cầu Long Biên)
Bắt đầu đoạn khổ lồng 1000mm & 1435mm
5 Gia Lâm
Đi Hải Phòng
Sông Đuống (Cầu Đuống)
11 Yên Viên
Đi Đông Anh
Ranh giới Hà Nội - Bắc Ninh
17 Từ Sơn
24 Lim
29 Bắc Ninh
32 Thị Cầu
Sông Cầu (Cầu Đáp Cầu) Ranh giới Bắc Ninh - Bắc Giang
39 Sen Hồ
Sông Thương
49 Bắc Giang
59 Phố Tráng
Điểm đảo ray khổ 1000mm
Đi Hạ Long
69 Kép
Đi Lưu Xá
Ranh giới Bắc Giang - Lạng Sơn
75 Voi Xô
81 Phố Vị
89 Bắc Lệ
99 Sông Hóa
106 Chi Lăng
113 Đồng Mỏ
125 Bắc Thủy
135 Bản Thí
143 Yên Trạch
Đi Na Dương
149 Lạng Sơn
162 Đồng Đăng
Biên giới Việt - Trung
Đi Nam Ninh (CHND Trung Hoa)

Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (trước năm 1978 gọi là Đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan) là một tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi Đông Bắc. Tuyến này có từ thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam.

Toàn tuyến dài 162 km. Đây là tuyến đường sắt chỉ một và duy nhất có khổ lồng 3 đường ray 1000mm và 1435mm.

Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng có điểm đầu là ga Hà Nội và điểm cuối là ga Đồng Đăng với lý trình như sau:

Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng còn kết nối với tuyến đường sắt Hành Dương – Bằng Tường của Trung Quốc.

Cùng với tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng là một phần của hệ thống tuyến đường sắt xuyên lục địa Á – Âu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]