Cá mó vằn đuôi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Suezichthys gracilis
Cá đực
Cá cái
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Suezichthys
Loài (species)S. gracilis
Danh pháp hai phần
Suezichthys gracilis
(Steindachner & Döderlein, 1887)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Labrichthys gracilis Steindachner & Döderlein, 1887

Suezichthys gracilis, tên thông thườngcá mó vằn đuôi[2], là một loài cá biển thuộc chi Suezichthys trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1887.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài cá này trong tiếng Latinh có nghĩa là "ốm, mảnh mai", có lẽ hàm ý đề cập đến cơ thể dẹt của chúng[3].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

S. gracilis có phạm vi phân bố tập trung ở Tây Thái Bình Dương. Loài này được ghi nhận tại vùng biển phía nam Nhật Bản; phía nam Hàn Quốc; bờ đông Trung Quốcđảo Đài Loan; dọc theo bờ biển Việt Nam[1]. S. gracilis chỉ được ghi nhận một lần duy nhất ở Tây Bắc Ấn Độ Dương, khi loài này được phát hiện tại vịnh Ả Rập thuộc bờ biển Oman[4][5]. Quần thể trước đây được cho là của S. gracilis ở Đông ÚcNouvelle-Calédonie đã được xác định là của Suezichthys devisi.

Loài này sinh sống xung quanh các rạn san hô và các mỏm đá trên nền đáy cát ở độ sâu trong khoảng từ 10 đến 45 m[1].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

S. gracilis có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 16 cm[4]. Vây đuôi cụt hoặc bo tròn. Cá cái màu trắng với một dải sọc màu nâu cam (thường đứt đoạn) dọc theo thân trên, kết thúc bởi một đốm đen nhỏ trên gốc đuôi (cá đực không có); từ trên mắt, một sọc màu nâu cam hẹp hơn (cũng đứt đoạn) dọc theo lưng đến cuống đuôi. Phần trước của vây lưng không có đốm ở cá cái, nhưng có ở cá đực. Cá đực có một dải màu cam hình chữ V viền xanh lam ở vây đuôi[4][5].

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 10; Số tia vây ở vây ngực: 13–14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 25–26; Số lược mang: 15–20[5].

Hành vi và tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của S. gracilis là các loài thủy sinh không xương sống (như động vật chân đốt, động vật giáp xácgiun nhiều tơ)[4].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c B. Russell (2010). Suezichthys gracilis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187562A8569103. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187562A8569103.en. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Froese Rainer; Daniel Pauly (2021). “Reef-associated Fishes Occurring reported from Viet Nam”. FishBase. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2021). “Order LABRIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ a b c d Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2021). Suezichthys gracilis trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2021.
  5. ^ a b c John E. Randall (1995). Coastal Fishes of Oman. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 290. ISBN 978-0824818081.