Chó sói bình nguyên Bắc Mỹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chó sói bình nguyên Bắc Mỹ
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Canidae
Chi (genus)Canis
Loài (species)C. lupus
Phân loài (subspecies)C. l. nubilus
Danh pháp ba phần
Canis lupus nubilus
Say, 1823[1]
Danh pháp đồng nghĩa[3]
* variabilis (Wied-Neuwied, 1841)[2]

Chó sói bình nguyên Bắc Mỹ (Canis lupus nubilus) là một phân loài sói xám đã tuyệt chủng. Loại sói này từng sinh sống trong khu vực trải dài khắp vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, từ miền nam ManitobaSaskatchewan đến phía nam bang Texas, Hoa Kỳ.[4] Phân loài sói này bị công nhận tuyệt chủng vào năm 1926.[5][6][7]

Chó sói bình nguyên Bắc Mỹ được mô tả là một loài sói có kích thước lớn, có bộ lông sáng màu, tuy vậy vẫn có những cá thể sói có bộ lông màu trắng hoặc đen hoàn toàn hoặc bộ lông hai màu đen và trắng. Người Mỹ bản địa ở Bắc Dakota kể là chỉ cần ba con sói thuộc loài này là đã có thể hạ bệ bất kỳ con bò rừng nào, không cần quan tân đến kích thước của nó.[8]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Chó sói bình nguyên Bắc Mỹ được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1823 bởi nhà tự nhiên học Thomas Say. Say đã viết trong các tác phẩm của ông về cuộc thám hiểm của Thiếu tá Stephen Long đến Đại Bình nguyên Bắc Mỹ. Ông cũng là người đầu tiên ghi nhận sự khác biệt giữa một "con sói đồng cỏ" và một con sói mà ông đặt tên là Canis nubilus.

Năm 1995, nhà nghiên cứu động vật có vú người Mỹ Robert M. Nowak đã phân tích dữ liệu về hình thái hộp sọ của mẫu vật loài sói từ khắp nơi trên thế giới. Đối với vùng Bắc Mỹ, ông cho rằng chỉ có năm phân loài sói xám. Một trong số đó được ông mô tả là một con sói có kích thước trung bình, sinh sống trải dài từ vùng Texas đến Vịnh Hudson và từ Oregon đến New Foundland mà ông đặt tên là C. l. nubilus.[9][10] Đề xuất này đã không được công nhận bởi cơ quan phân loại Động vật có vú Thế giới (2005), và cơ quan này đã phân loại loài sói này là một trong 27 phân loài thuộc Canis lupus ở Bắc Mỹ.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Say, T. et al. (1823) Account of an expedition from Pittsburgh to the Rocky Mountains, performed in the years 1819 and '20: by order of the Hon. J.C. Calhoun, sec'y of war: under the command of Major Stephen H. Long. From the notes of Major Long, Mr. T. Say, and other gentlemen of the exploring party. Philadelphia: H.C. Carey and I. Lea... p. 169-173.
  2. ^ Prince Maximilian of Wied-Neuwied (1841). Reise in das innere Nord-Amerika in den Jahren 1832 bis 1834. 2. Coblenz. tr. 95.[Trip to the interior of North America 1832 to 1834]
  3. ^ a b Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. tr. 575–577. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494. url=https://books.google.com/books?id=JgAMbNSt8ikC&pg=PA576
  4. ^ Mech, L. (1970). “Appendix A – Subspecies of wolves – North American”. The Wolf: The Ecology and Behavior of an Endangered Species. Doubleday. ISBN 978-0-307-81913-0. Great Plains wolf; buffalo wolf; loafer. This is another extinct subspecies. It once extended throughout the Great Plains from southern Manitoba and Saskatchewan southward to northern Texas.
  5. ^ Busch, R. (2007). “The Wolf in Human Culture”. Wolf Almanac: A Celebration Of Wolves And Their World. Lyons Press. tr. 124. ISBN 978-1-59921-069-8.
  6. ^ Bergman, C. (2003). “10 - Partial List of Extinctions”. Wild Echoes: Encounters with the Most Endangered Animals in North America. University of Illinois Press. tr. 256. ISBN 0-252-07125-5.
  7. ^ Cook (ngày 6 tháng 7 năm 1964). “News Release” (PDF). Fish and Wildlife Service. United States Department of the Interior. tr. I. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018. Extinct Mammals of the United States: Plains wolf, Canus lupus nubilus (1926) — Great Plains
  8. ^ A Biological Survey of North Dakota, Vernon, B., (1926), North American Fauna: Number 49: pp. 150–156.
  9. ^ Nowak, R. (2003). “9-Wolf Evolution and Taxonomy”. Trong Mech, L. David; Boitani, Luigi (biên tập). Wolves: Behaviour, Ecology and Conservation. University of Chicago Press. tr. 245. ISBN 0-226-51696-2.
  10. ^ Another look at wolf taxonomy Nowak, R.M. 1995. Pp. 375–397 in L.N. Carbyn, S.H. Fritts and D.R. Seip, eds. Ecology and conservation of wolves in a changing world: proceedings of the second North American symposium on wolves. Canadian Circumpolar Institute, University of Alberta, Edmonton, Canada.