Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 32 - 2020
Cuộc đua xe đạp toàn quốc
tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cuộc đua
Thời gian19 tháng 5 – 7 tháng 6
Chặng18
Quảng đường2.183 km (1.356 mi)
← 2019
2021 →

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020 là giải đấu lần thứ 32 của Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Thể dục - Thể thao, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhTổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6 năm 2020. Cuộc đua lần này gồm 18 chặng với tổng lộ trình 2183 km, bắt đầu bằng chặng đua vòng quanh Quảng trường Hồ Chí Minh (Nghệ An) và kết thúc tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[1][2] Tổng cộng có 12 đội đua trên cả nước tham gia cuộc đua lần này.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và trùng với giai đoạn Việt Nam thực hiện giãn cách toàn xã hội, lịch thi đấu thường niên của giải (vào tháng 4) đã không thể được tổ chức và được dời sang tháng 5 năm 2020, và lộ trình 23 chặng dự kiến ban đầu được giảm xuống còn 18 chặng. Thay cho lịch thi đấu thường lệ là cuộc đua xe đạp thực tế ảo Niềm tin chiến thắng diễn ra từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 4 năm 2020.[3]

Cơ cấu giải thưởng
Tên giải thưởng Tiền thưởng
Từng chặng
Về nhất 20.000.000 đồng
Đồng đội 3.000.000 đồng
Chung cuộc
Áo vàng 200.000.000 đồng
Áo đỏ 50.000.000 đồng
Áo xanh 50.000.000 đồng
Áo trắng 30.000.000 đồng
Đồng đội chung cuộc 100.000.000 đồng
Đội Phong cách 20.000.000 đồng

Đông Tây Promotion không còn là đơn vị truyền thông của giải, thay vào đó là Madison Media Group và PSC Media.

Công bố[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin về Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020 được công bố vào ngày 11 tháng 5 năm 2020 trong một cuộc họp báo trước khi khởi tranh giải. Ban tổ chức đã công bố lộ trình cuộc đua với tổng lộ trình dài 2183 km. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc tổ chức này nhằm hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 109 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.

Danh sách tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Đội đua xe đạp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thành phố Hồ Chí Minh (HCM)
  • MM Mega Market Thành phố Hồ Chí Minh (HMM)
  • Quân khu 7 (QK7)
  • Quân Đội (QDI)
  • Bikelife Đồng Nai (BDN)
  • Ynghua Đồng Nai (YDN)
  • 620 Châu Thơi-Vĩnh Long (CVL)
  • Tập đoàn Lộc Trời An Giang (TLT)
  • Dược Domesco Đồng Tháp (DDT)
  • Dopagan Đồng Tháp (DPG)
  • Hà Nội (HAN)
  • Nhựa Bình Minh Bình Dương (NBD)

Vận động viên[4][sửa | sửa mã nguồn]

Lộ trình[sửa | sửa mã nguồn]

Lộ trình dự kiến
Chặng Ngày Mô tả Cự ly
1 5 tháng 4 Vòng đua quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) (25 vòng x 1,7 km) 42,5 km
2 6 tháng 4 Hà Nội đi Thanh Hóa 160 km
3 7 tháng 4 Thanh Hóa đi thành phố Vinh (Nghệ An) 140 km
4 8 tháng 4 Đua đồng đội tính giờ tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) 39 km
5 9 tháng 4 Nghệ An đi Quảng Bình (đèo Ngang) 199 km
6 10 tháng 4 Quảng Bình đi Huế 162 km
11 tháng 4 Nghỉ tại Huế
7 12 tháng 4 Vòng quanh Tràng Tiền – Phú Xuân (Huế) 42 km
8 13 tháng 4 Huế đi Đà Nẵng 113 km
9 14 tháng 4 Đà Nẵng đi Tam Kỳ (đèo Le) 130 km
10 15 tháng 4 Vòng đua thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) 50 km
11 16 tháng 4 Tam Kỳ đi Quảng Ngãi 100 km
12 17 tháng 4 Quảng Ngãi đi Quy Nhơn (Bình Định) 179 km
18 tháng 4 Nghỉ tại Quy Nhơn
13 19 tháng 4 Vòng đua thành phố Quy Nhơn 48 km
14 20 tháng 4 Quy Nhơn đi Pleiku (Gia Lai) 167km
15 21 tháng 4 Pleiku - Kon Tum - Pleiku 94 km
16 22 tháng 4 Pleiku đi Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 180 km
17 23 tháng 4 Vòng đua thành phố Buôn Ma Thuột 50 km
18 24 tháng 4 Buôn Ma Thuột đi Nha Trang (Khánh Hoà, đổ đèo Phượng Hoàng) 190 km
25 tháng 4 Nghỉ tại Nha Trang
19 26 tháng 4 Nha Trang đi Phan Rang (Ninh Thuận, đèo Vĩnh Hy) 135 km
20 27 tháng 4 Phan Rang đi Đà Lạt (đèo Ngoạn Mục, Prenn) 123 km
21 28 tháng 4 Vòng đua quanh hồ Xuân Hương (Đà Lạt) (10 vòng x 5,1 km) 51 km
22 29 tháng 4 Đà Lạt đi Bảo Lộc (đèo Phú Hiệp) 110 km
23 30 tháng 4 Bảo Lộc đi Thành phố Hồ Chí Minh 163 km
Lộ trình cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 32 – 2020
Chặng Ngày Đoạn đường Cự ly Kết quả
Nhất Nhì Ba
1[5] 19 tháng 5 Vòng quanh Quảng trường Hồ Chí Minh (Vinh) (20 vòng x 2,6 km) 52 km Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Nguyễn Trường Tài (HCM) Huỳnh Thanh Tùng (QK7)
2[6] 20 tháng 5 Nghệ An đi Quảng Bình 199 km Võ Thanh An (CVL) Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Javier Sarda Perez (HCM)
3[7] 21 tháng 5 Quảng Bình đi Huế 162 km Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Nguyễn Văn Bình (HMM) Quàng Văn Cường (HAN)
4[8] 22 tháng 5 Vòng quanh Tràng Tiền – Phú Xuân (Huế) 42 km Lê Nguyệt Minh (HMM) Loic Desriac (BDN) Trịnh Đức Tâm (TLT)
5[9] 23 tháng 5 Huế đi Đà Nẵng 113 km Nguyễn Hoàng Giang (TLT) Nguyễn Thắng (HCM) Phạm Quốc Cường (DDT)
6[10] 24 tháng 5 Đà Nẵng đi Tam Kỳ (Quảng Nam) 130 km Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Nguyễn Trường Tài (HCM) Trần Lê Minh Tuấn (BDN)
7[11] 25 tháng 5 Vòng quanh thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) 50 km Trần Tuấn Kiệt (DPG) Hà Kiều Tấn Đại (NBM) Nguyễn Trúc Xinh (HMM)
26 tháng 5 Nghỉ tại Tam Kỳ
8[12] 27 tháng 5 Tam Kỳ đi Quy Nhơn (Bình Định) 185 km Nguyễn Dương Hồ Vũ (HMM) Huỳnh Thanh Tùng (QK7) Nguyễn Văn Dương (HAN)
9[13] 28 tháng 5 Quy Nhơn đi Pleiku (Gia Lai) 167 km Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Trịnh Đức Tâm (TLT) Javier Sarda Perez (HCM)
10[14] 29 tháng 5 Pleiku đi Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) 180 km Trần Tuấn Kiệt (DPG) Quàng Văn Cường (HAN) Hà Kiều Tấn Đại (NBD)
11[15][16] 30 tháng 5 Vòng quanh thành phố Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) 32 km Ngô Văn Phương (HAN) Đặng Văn Bảo Anh (CVL) Huỳnh Nhựt Hòa (YDN)
12[17] 31 tháng 5 Buôn Mê Thuột đi Nha Trang (Khánh Hòa) 190 km Tống Thanh Tuyền (QDI) Xa Văn Thắng (YDN) Nguyễn Văn Dương (HAN)
1 tháng 6 Nghỉ tại Nha Trang
13[18] 2 tháng 6 Đua đồng đội tính giờ tại Nha Trang (Khánh Hòa) 36 km Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) Bikelife Đồng Nai (BDN) Dược Domesco Đồng Tháp (DDT)
14[19] 3 tháng 6 Nha Trang đi Phan Rang (Ninh Thuận) 135 km Trần Tuấn Kiệt (DPG) Nguyễn Văn Đức (BDN) Lê Hải Đăng (DDT)
15[20] 4 tháng 6 Phan Rang đi Đà Lạt (Lâm Đồng) 123 km Javier Sarda Perez (HCM) Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Nguyễn Hoàng Giang (TLT)
16[21] 5 tháng 6 Vòng quanh Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) (10 vòng x 5,1 km) 51 km Trần Tuấn Kiệt (DPG) Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Quàng Văn Cường (HAN)
17[22] 6 tháng 6 Đà Lạt đi Bảo Lộc (Lâm Đồng) 110 km Lê Nguyệt Minh (HMM) Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Javier Sarda Perez (HCM)
18[23][24] 7 tháng 6 Bảo Lộc đi Thành phố Hồ Chí Minh 163 km Lê Ngọc Sơn (TLT) Trần Nguyễn Minh Trí (DDT) Nguyễn Văn Đức (BDN)

Xếp hạng chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhất Nhì Ba Tham khảo
A yellow jersey. Áo vàng Javier Sarda Perez (HCM) Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Nguyễn Thắng (HCM) [23][25][26]
A white jersey with red polka dots. Áo chấm đỏ Javier Sarda Perez (HCM) Phan Hoàng Thái (DDT) Nguyễn Hoàng Sang (BDN)
A green jersey. Áo xanh Nguyễn Tấn Hoài (DDT) Trịnh Đức Tâm (TLT) Javier Sarda Perez (HCM)
A white jersey. Áo trắng Nguyễn Văn Bình (HMM) Nguyễn Hướng (BDN) Lê Hải Đăng (DDT)
A white jersey with a yellow number bib. Giải đồng đội Thành phố Hồ Chí Minh Dược Domesco Đồng Tháp Bikelife Đồng Nai
A white jersey with a red number bib. Giải phong cách Dược Domesco Đồng Tháp

Cuộc đua xe đạp thực tế ảo Niềm tin chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đua xe đạp thực tế ảo Niềm tin chiến thắng - 2020
Cuộc đua xe đạp toàn quốc
tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cuộc đua
Thời gian24 tháng 4 – 29 tháng 4
Chặng6
Quảng đường250 km (155,3 mi)

Từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4 năm 2020, để thay thế cho lịch thi đấu thường niên của Cúp truyền hình do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cuộc đua xe đạp thực tế ảo đầu tiên với tên gọi Niềm tin chiến thắng được tổ chức với sự tham gia của 5 đội đua trên toàn quốc. Cuộc đua gồm 6 chặng với tổng lộ trình 250 km và được thực hiện trên ứng dụng đạp xe giả lập Zwift.[27]

Danh sách tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đua quy tụ 5 đội đua:

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bikelife Đồng Nai
  • Dược Domesco Đồng Tháp
  • Quân khu 7
  • Tập đoàn Lộc Trời An Giang

Xếp hạng chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Đội
A yellow jersey. Áo vàng Lê Ngọc Sơn Tập đoàn Lộc Trời An Giang
A white jersey with a yellow number bib. Giải đồng đội Dược Domesco Đồng Tháp

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các chặng đua được truyền hình trực tiếp từ 8 giờ trên các kênh HTV9, HTV Thể Thao cũng như các hạ tầng mạng xã hội của HTV và ứng dụng HTVC.[28]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình 2020 sẽ khai mạc vào ngày 19/5”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ ONLINE, TUOI TRE (8 tháng 5 năm 2020). “Cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình TP.HCM 2020 xuất phát ngày 19-5”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “Tổ chức cuộc đua xe đạp thực tế ảo”. Báo Quân đội nhân dân. 13 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ “Danh sách 12 đội xe đạp tham gia Cúp truyền hình HTV 2020”. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ “Chặng 1 Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020 – Thời cơ làm nên chiến thắng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ Thanh Hiệp (20 tháng 5 năm 2020). “Võ Thanh An giành áo vàng sau chặng 2 Cúp Truyền hình TP. Hồ Chí Minh 2020”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ Sỹ Thành (21 tháng 5 năm 2020). “Nguyễn Tấn Hoài "tận dụng" thời cơ xé áo vàng sau chặng 3”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ Thế Mẫn (22 tháng 5 năm 2020). “Về nhất vòng đua Trường Tiền - Phú Xuân, Lê Nguyệt Minh lần đầu chiến thắng 1 chặng đua tại Cúp Truyền hình TP. Hồ Chí Minh 2020”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ “Nguyễn Hoàng Giang lên tiếng, Tập đoàn Lộc Trời An Giang có chiến thắng chặng đầu tiên”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ “Thi đấu xuất sắc ở chặng 6, tay đua Nguyễn Tấn Hoài củng cố danh hiệu Áo Vàng trên bảng tổng sắp”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ “Khoảnh khắc đẹp chặng 7: Trần Tuấn Kiệt có chiến thắng đầu tiên”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ “Nguyễn Dương Hồ Vũ lần đầu thắng chặng, TPHCM MM Mega Market vươn lên dẫn đầu tổng sắp đồng đội”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ “Nguyễn Tấn Hoài lần thứ 4 giành chiến thắng chặng tại Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ “Chặng 10 Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020 – Trần Tuấn Kiệt mang niềm vui về cho êkip Đồng Tháp”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ “Khoảnh khắc đẹp Chặng 11: Đội Hà Nội lần đầu lên tiếng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ “Ngô Văn Phương mang về chiến thắng CTH đầu tiên cho Hà Nội sau 7 năm”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  17. ^ “Tống Thanh Tuyền chiến thắng chặng 12 Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  18. ^ “Ekip Tp Hồ Chí Minh giành chiến thắng đua đồng đội tính giờ, Áo Vàng đổi chủ”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  19. ^ “Trần Tuấn Kiệt lập hattrick thắng chặng, Áo Vàng không đổi chủ”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  20. ^ “Chặng 15 Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020 – Sinh nhật đáng nhớ của Javier Sarda Perez”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  21. ^ “Chặng 16 Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020 - Tập thể Đồng Tháp lần thứ 8 giành chiến thắng chặng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  22. ^ “Chặng 17 Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020 – Lê Nguyệt Minh tái lập chiến thắng chặng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ a b “Chặng 18 Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2020: Lê Ngọc Sơn giành chiến thắng chặng, tập thể Thành phố Hồ Chí Minh ăn mừng "cú ăn tư" danh hiệu”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  24. ^ “Lê Ngọc Sơn giành chiến thắng trước Hội trường Thống Nhất”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ “Kết quả chung cuộc Cúp Truyền hình 2020”. HTV. 7 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ Quang Liêm (7 tháng 6 năm 2020). “Cúp Truyền hình TP HCM 2020: TP HCM lấy nhiều danh hiệu chung cuộc”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ “Cuộc đua xe đạp thực tế ảo tranh Cúp truyền hình 2020”. TRANG TIN ĐIỆN TỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  28. ^ “Tổng giá trị giải thưởng Cúp Truyền hình 2020 gần 2 tỉ đồng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.