Diarsenic pentoxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Arsen pentOxide
Cấu trúc của điasen pentOxide
Tên khácAsen(V) Oxide
Asenic Oxide
Asenic anhydride
Nhận dạng
Số CAS1303-28-2
PubChem14771
Số EINECS215-116-9
Số RTECSCG2275000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider14088
UNII4GWL8T475I
Thuộc tính
Công thức phân tửAs2O5
Khối lượng mol229,839 g/mol
Bề ngoàibột trắng có tính hút ẩm
Khối lượng riêng4,32 g/cm³
Điểm nóng chảy 315 °C (588 K; 599 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước59,5 g/100 mL (0 ℃)
65,8 g/100 mL (20 ℃)
8,2 g/100 mL (100 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantan trong alcohol
Độ axit (pKa)7
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điasen pentoxide là một hợp chất vô cơcông thức hóa học As2O5.[1] Hợp chất này có trạng thái giống thủy tinh, có màu trắng, dễ vỡ và tương đối không ổn định, phù hợp với trạng thái số oxy hóa của As(V), hiếm khi xảy ra. Phổ biến hơn hợp chất này và có giá trị về kinh tế là hợp chất điasen triOxide (As2O3). Tất cả các hợp chất asen đều có tính độc hại cao và do đó chỉ có những lợi ích về kinh tế ít ỏi.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Paracelsus Macquer đã tìm thấy một hợp chất muối có tinh thể, và ông quyết định gọi nó là ‘sel neutre asenical’. Hợp chất này được ông phát hiện trong dư lượng sau khi chưng cất axit nitric từ một hỗn hợp kali nitrat và điasen triOxide. Trước đó, Paracelsus đã đốt nóng hỗn hợp điasen triOxide và kali nitrat. Ông đã dùng thuật ngữ ‘arsenicum fixum’ vào cho hợp chất mới này. Khác với Macquer, A. Libavius ​​gọi nó là ‘butyrum arsenici’ (bơ asen), mặc dù thuật ngữ này đã được sử dụng cho asen triclorua. Các hợp chất mới mà cả Paracelsus và Libavius ​​tìm thấy, đều là các hợp chất kiềm của kim loại asen, không tinh khiết.[2]

Độc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như tất cả các hợp chất của asen, điasen pentOxide rất độc.

Hợp chất này được phân vào loại có tính độc hại cao tại Hoa Kỳ theo quy định tại Mục 302 của Đạo luật Hoa Kỳ về Kế hoạch Khẩn cấp và Luật Công dân Cần biết (42 USC 11002) và phải tuân theo các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt của các cơ sở sản xuất, hoặc khi sử dụng nó với số lượng đáng kể.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  2. ^ J. W. Mellor. “Comprehensive Treatise on Inorganic & Theoretical Chemistry”. http://www.rexresearch.com/alchemy10/melloras.htm English. IX–Arsenic. Liên kết ngoài trong |journal= (trợ giúp)
  3. ^ “40 C.F.R.: Appendix A to Part 355—The List of Extremely Hazardous Substances and Their Threshold Planning Quantities” (PDF) . Government Printing Office. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)