Giải Mosconi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Logo của Giải Mosconi

Giải Mosconi (tiếng Anh: Mosconi Cup) là giải đấu pool 9 bóng thường niên được tổ chức từ năm 1994 giữa các đội đại diện cho Châu ÂuHoa Kỳ. Được đặt theo tên vận động viên pool người Mỹ Willie Mosconi, sự kiện này có thể so sánh với Ryder Cup trong môn golfWeber Cup trong môn bowling.

Thành phần và cơ cấu nhóm có nhiều thay đổi qua các năm. Hiện tại, mỗi đội có năm thành viên. Mỗi đội cũng có một đội trưởng và đội phó, những người này có thể nằm trong số những vận động viên thi đấu, hoặc có thể là thành viên bổ sung không thi đấu của đội. Các đội thi đấu theo thể thức đồng đội, đấu đôi và đấu đơn, đội đầu tiên thắng 11 trận sẽ giành chiến thắng.

Đội Châu Âu đánh bại đội Hoa Kỳ với tỉ số 11–6 vào ngày 10 tháng 12 năm 2021, bảo vệ thành công danh hiệu và dẫn đầu loạt trận chung cuộc với tỷ số 14–13, với một trận hòa.

Lịch sử và sự lựa chọn vận động viên[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1994 bởi Sky SportsMatchroom Sport như một sự kiện giao hữu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về môn pool ở Vương quốc Anh, Mosconi Cup được đặt tên để tưởng nhớ di sản của vận động viên pool người Mỹ Willie Mosconi, người đã qua đời vào năm 1993.

Trong năm thi đấu đầu tiên, mỗi đội có sáu nam và hai nữ, với Franziska Stark của Đức và Allison Fisher của Anh ở Đội Châu Âu, và Jeanette LeeVivian Villarreal ở Đội Hoa Kỳ. Không có vận động viên nữ nào góp mặt sau sự kiện đầu tiên, mặc dù Kelly Fisher vào năm 2021 đã kêu gọi các nhà tổ chức tái lựa chọn các vận động viên là nữ.[1] Trong những năm đầu của sự kiện, các vận động viên snooker chuyên nghiệp như Ronnie O'Sullivan, Jimmy White, Alex HigginsSteve Davis đều tham gia thi đấu tại Đội Châu Âu.

Được tổ chức ở Anh trong chín năm đầu tiên, Mosconi Cup từ năm 2003 đến năm 2020 tổ chức luân phiên hàng năm giữa Hoa Kỳ và châu Âu, với tất cả các giải đấu có trụ sở tại Hoa Kỳ diễn ra ở Las Vegas, Nevada và hầu hết các giải đấu Châu Âu diễn ra ở Anh. Các giải Mosconi năm 20042006 được tổ chức tại Hà Lan và sự kiện năm 2008 được tổ chức tại Malta. Năm 2020 và 2021, hai giải Mosconi liên tiếp được tổ chức tại Anh.

Qua thời gian, sự kiện đã phát triển từ tính chất giao hữu thành một giải đấu chuyên nghiệp và nghiêm túc hơn nhiều. Trong số những vận động viên snooker, chỉ có Davis tiếp tục bước vào kỷ nguyên nghiêm túc hơn của sự kiện, thi đấu trong 11 giải Mosconi đầu tiên và chỉ chịu rút lui khi sự kiện bắt đầu diễn ra cùng thời điểm với Giải vô địch snooker Vương quốc Anh, nơi ông góp mặt với tư cách vừa là vận động viên vừa là bình luận viên của BBC. Sau khi Davis rút lui, tất cả vận động viên phải giành được lời mời thông qua thành tích của họ tại các sự kiện pool khác, có nghĩa là không còn vận động viên snooker nào góp mặt cho đến năm 2007, khi Tony Drago giành được một suất nhờ màn trình diễn của ông trong European Pool Tour.

Cả hai đội đã thống trị giải đấu trong những khoảng thời gian dài. Đội Hoa Kỳ đã giành được 10 trong số 12 giải đấu đầu tiên từ năm 1994 đến 2005, trong đó có sáu chiến thắng liên tiếp. Giải đấu năm 2006 là một giải đấu hòa và Đội Châu Âu sau đó đã vô địch 10 lần trong 11 năm từ 2007 đến 2017, trong đó có tám chiến thắng liên tiếp. Thành tích chung của loạt trận hiện là 14–13 cho Đội Châu Âu.

Joshua Filler của Đức trở thành vận động viên trẻ nhất tham dự Mosconi Cup khi 20 tuổi, vào năm 2017. Lou Butera của Hoa Kỳ trở thành vận động viên lớn tuổi nhất tham gia Mosconi Cup khi 58 tuổi, năm 1995. Earl Strickland của Hoa Kỳ đã được chọn để thi đấu ở tuổi 60 vào năm 2021, nhưng đã bị buộc phải rút lui vào đêm trước khi diễn ra giải đấu sau khi có tiếp xúc gần với một trường hợp COVID-19 trên chuyến bay của ông đến London.[2]

Kỷ lục về số lần góp mặt nhiều nhất tại Mosconi Cup là 17, do Ralf Souquet của Đức và Johnny Archer của Hoa Kỳ cùng nắm giữ. Kỉ lục về số lần thắng Mosconi Cup nhiều nhất là 9, do Johnny ArcherEarl Strickland của Hoa Kỳ cùng nắm giữ.

Những vận động viên góp mặt[sửa | sửa mã nguồn]

Những vận động viên đã góp mặt trong Mosconi Cup:[3]

Chú thích C = thành viên trong nhóm thi đấu KC = thành viên không thi đấu

Vận động viên giành chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Những vận động viên từng thuộc đội chiến thắng ở Mosconi Cup:[3]

Chú thích C = thành viên thi đấu trong nhóm thắng KC = thành viên không thi đấu trong nhóm thắng

Đại diện cho các đội[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có các vận động viên từ 16 quốc gia đại diện cho châu Âu - được sắp xếp theo số lượng vận động viên khác nhau, kèm theo số lần xuất hiện và theo thứ tự bảng chữ cái - họ bao gồm:

Số lượng vận động viên theo quốc gia
15 (44)  Vương quốc Anh 6 (36)  Đức 4 (23)  Hà Lan 2 (12)  Thụy Điển
2 (4)  Hy Lạp 1 (15)  Phần Lan 1 (6)  Scotland 1 (5)  Áo
1 (4)  Albania 1 (3)  Tây Ban Nha 1 (2)  Malta 1 (1)  Pháp
1 (1)  Ireland 1 (1)  Ý 1 (1)  Bắc Ireland 2 (2)  Nga

Các tiểu bang của Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Các vận động viên đến từ 22 tiểu bang đã đại diện cho Hoa Kỳ (Charlie Williams và Johan Ruijsink đều sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ). Thứ tự như trên, họ bao gồm:

Số lượng vận động viên theo tiểu bang
4 (27)  California 4 (15)  Texas 4 (8)  Illinois 3 (17)  North Carolina
3 (13)  Kentucky 3 (8)  New York 3 (7)  Pennsylvania 2 (6)  Ohio
2 (2)  New Jersey 1 (17)  Georgia 1 (15)  South Dakota 1 (5)  Missouri
2 (5)  Oklahoma 1 (4)  Maine 1 (3)  Wisconsin 1 (2)  Michigan
1 (2)  Mississippi 1 (2)  Tennessee 1 (1)  Florida 1 (1)  Kansas
1 (1)  Maryland 1 (1)  Virginia

Các chỉnh sửa cho giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có những thay đổi quy tắc và thay đổi thể thức trong suốt lịch sử của giải đấu. Chúng bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

  • Vai trò "đội trưởng không thi đấu" được giới thiệu trong sự kiện năm 2003; tuy nhiên chúng đã bị loại bỏ trong giải đấu năm 2004 .
  • Năm 2004, các trận đấu đôi được định dạng lại theo thể thức scotch doubles (hai thành viên luân phiên thi đấu trong lượt của đội mình).
  • Năm 2005, đồng hồ đếm ngược 30 giây đã được giới thiệu và gây ra tranh cãi do trục trặc về thời gian.
  • Giải đấu năm 2006 bắt đầu với trận đấu giữa hai đội với nhau, sau đó là hai trận đấu ba. Năm đó cũng chứng kiến sự tái xuất của vai trò đội trưởng không thi đấu.

Giải đấu năm 2009 bao gồm một số điều lệ mới:[5]

  • Không có cặp đấu nào trong các trận đấu đôi bị lặp lại.
  • Sự kiện này bao gồm bốn khối trận đấu liên tiếp, được tổ chức để mỗi bên có năm vị trí, trong đó mỗi người chơi được yêu cầu chơi duy nhất một lần.
  • Trong hai trận đấu đơn, mỗi đấu thủ được chọn bởi đội trưởng của đội đối phương.

Kết quả theo năm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Địa điểm Đội thắng Tỉ số Đội thua MVP Tham khảo
1994 Romford, London, Anh  Hoa Kỳ 16–12  Châu Âu [6]
1995 Basildon, Essex, Anh  Châu Âu 16–15  Hoa Kỳ [7]
1996 Dagenham, London, Anh  Hoa Kỳ 15–13  Châu Âu [8]
1997 Bethnal Green, London, Anh  Hoa Kỳ 13–8  Châu Âu [9]
1998 Bethnal Green, London, Anh  Hoa Kỳ 13–9  Châu Âu [10]
1999 Bethnal Green, London, Anh  Hoa Kỳ 12–7  Châu Âu [11]
2000 Bethnal Green, London, Anh  Hoa Kỳ 12–9  Châu Âu [12]
2001 Bethnal Green, London, Anh  Hoa Kỳ 12–1  Châu Âu [13]
2002 Bethnal Green, London, Anh  Châu Âu 12–9  Hoa Kỳ [14]
2003 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Hoa Kỳ 11–9  Châu Âu Phần Lan Mika Immonen [15][16]
2004 Egmond aan Zee, Hà Lan  Hoa Kỳ 12–9  Châu Âu Hoa Kỳ Rodney Morris [17][18]
2005 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Hoa Kỳ 11–6  Châu Âu Hoa Kỳ Earl Strickland [19][20]
2006 Rotterdam, Hà Lan  Châu Âu
 Hoa Kỳ
12–12  Kết quả hoà Hoa Kỳ Corey Deuel [21]
2007 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Châu Âu 11–8  Hoa Kỳ Malta Tony Drago [22][23]
2008 St. Julian's, Malta  Châu Âu 11–5  Hoa Kỳ Phần Lan Mika Immonen [24][25]
2009 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Hoa Kỳ 11–7  Châu Âu Hoa Kỳ Dennis Hatch [26][27]
2010 Bethnal Green, London, Anh  Châu Âu 11–8  Hoa Kỳ Anh Darren Appleton [28]
2011 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Châu Âu 11–7  Hoa Kỳ Hà Lan Niels Feijen [29][30]
2012 Bethnal Green, London, Anh  Châu Âu 11–9  Hoa Kỳ Anh Chris Melling [31][32]
2013 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Châu Âu 11–2  Hoa Kỳ Hà Lan Niels Feijen [33][34]
2014 Tower Circus, Blackpool, Anh  Châu Âu 11–5  Hoa Kỳ Hà Lan Niels Feijen [35][36]
2015 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Châu Âu 11–7  Hoa Kỳ Hà Lan Niels Feijen [37]
2016 Alexandra Palace, London, Anh  Châu Âu 11–3  Hoa Kỳ Áo Albin Ouschan [38]
2017 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Châu Âu 11–4  Hoa Kỳ Đức Joshua Filler [39]
2018 Alexandra Palace, London, Anh  Hoa Kỳ 11–9  Châu Âu Hoa Kỳ Skyler Woodward [40]
2019 Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ  Hoa Kỳ 11–8  Châu Âu Hoa Kỳ Skyler Woodward [41]
2020 Ricoh Arena, Coventry, Anh  Châu Âu 11–3  Hoa Kỳ Scotland Jayson Shaw [42]
2021 Alexandra Palace, London, Anh  Châu Âu 11–6  Hoa Kỳ Scotland Jayson Shaw

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Pool star Kelly Fisher wants women to compete at the Mosconi Cup again”. Sky Sports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ “Mosconi Cup: Earl Strickland out of annual 9-ball pool event due to possible exposure to COVID-19”. Sky Sports (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b “Tournament History”. Matchroom Pool. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ a b “Paul Gerni”. Official website. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ “Mosconi Cup Event Information: Format”. Matchroom Pool. 2 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ “Europe 12–16 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
  7. ^ “Europe 16–15 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ “Europe 13–15 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  9. ^ “Europe 8–13 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  10. ^ “Europe 9–13 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  11. ^ “Europe 7–12 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  12. ^ “Europe 9–12 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  13. ^ “Europe 1–12 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  14. ^ “Europe 12–9 USA”. Mosconi Cup. 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  15. ^ “Results”. Mosconi Cup. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  16. ^ “U.S. Surge, Regain Mosconi Cup”. Billiards Digest. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2011.
  17. ^ “Europe 9–12 USA”. Mosconi Cup 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  18. ^ “I'm So Proud Of The Guys”. Mosconi Cup 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2011.
  19. ^ “Europe 6–11 USA”. Mosconi Cup 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  20. ^ “Archer: We Showed Our Heart”. Mosconi Cup 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2011.
  21. ^ “Europe 12–12 USA”. Matchroom Pool. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
  22. ^ “Europe 8–11 USA”. Matchroom Pool. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
  23. ^ “Delight for MVP Drago and Europe”. mosconicup.com. Matchroom Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2011.
  24. ^ “Europe 11–5 USA”. Matchroom Pool. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
  25. ^ “Mika: Victory banishes ghosts of 06”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2009.
  26. ^ “Europe 7–11 USA”. Mosconi Cup. 13 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009.
  27. ^ “USA describe their pride at regaining Mosconi Cup”. Matchroom Pool. 14 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2011.
  28. ^ “Europe win the 2010 Mosconi Cup”. Matchroom Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
  29. ^ “Feijen brings it home for Europe”. Inside Pool. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2011.
  30. ^ “Europe hit the jackpot in Las Vegas”. matchroompool.com. Matchroom Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  31. ^ “Mosconi Cup moves to a midweek slot”. Matchroom Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  32. ^ “Europe retain Mosconi Cup”. Matchroom Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012.
  33. ^ “Mirage named as 2013 venue”. Kozoom.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  34. ^ “Mosconi Cup XX Live Blog”. matchroompool.com. Matchroom Sport. 4 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2013.
  35. ^ “Blackpool Tower Circus to host 2014 Mosconi Cup”. matchroompool.com. Matchroom Sport. 15 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2014.
  36. ^ “Mosconi Cup: Europe wrap up victory over USA in Blackpool”. Sky Sports. 4 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2014.
  37. ^ “New Tropicana in Las Vegas to host 2015 Mosconi Cup”. Sky Sports. 19 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2015.
  38. ^ “EUROPE WIN BETFAIR MOSCONI CUP XXIII”. Matchroom Pool. 9 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
  39. ^ “Europe are partypoker Mosconi Cup XXIV Champions”. Matchroom Pool. 7 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2018.
  40. ^ “USA are partypoker Mosconi Cup Champions”. Matchroom Pool. 8 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2018.
  41. ^ “USA are partypoker Mosconi Cup Champions”. Matchroom Pool. 29 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  42. ^ “Europe regain partypoker Mosconi Cup”. Matchroom Pool. 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]