Hệ thống tài chính toàn cầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hệ thống tài chính toàn cầu là khuôn khổ toàn thế giới của các hiệp định pháp lý, thể chế và tác nhân kinh tế chính thức và không chính thức cùng nhau tạo điều kiện cho dòng vốn tài chính quốc tế cho các mục đích đầu tư và tài chính thương mại. Hệ thống này đã phát triển đáng kể từ cuối thế kỷ 19 trong suốt làn sóng hiện đại đầu tiên của toàn cầu hóa kinh tế, đánh dấu bằng việc thành lập các ngân hàng TW, các hiệp ước đa phương và các tổ chức liên chính phủ để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường quốc tế.[1]:74[2]

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Những tác nhân chính[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Tổ chức tài chính địa phương và quốc gia (các thể chế lưu ký, hợp đồng, và đầu tư), các ngân hàng phát triển đa phương, các ngân hàng phát triển khu vực, các ngân hàng phát triển song phương và các cơ quan, Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng siêu quốc gia khác, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.
  2. Khách hàng của hệ thống tài chính toàn cầu gồm các tập đoàn đa quốc gia, các quốc gia nền kinh tế của họ và thực thể chính phủ, ví dụ như các ngân hàng TW của các nền kinh tế G20, các Bộ trưởng tài chính EU, NAFTA, OPEC.
  3. Cơ quan quản lý của hệ thống tài chính toàn cầu bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đặc biệt là Hội nghị của Kinh tế Toàn cầu (GEM), trong đó thống đốc Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế mới nổi được tham gia đầy đủ.

Các tổ chức tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức tài chính toàn cầu là các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mạitổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động trong chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, phái sinhthị trường hàng hóa, đầu tư vốn tư nhân bao gồm thế chấp trong quỹ tự bảo hiểm rủi ro và các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ Đầu tư quốc gia, vv. Tổ chức thương mại riêng lẻ hoạt động ở cấp độ quốc tế có một số tổ chức quốc tế công lập, bán công lập.

Chỉ trích, thảo luận và cải cách[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cassis, Youssef (2006). Capitals of Capital: A History of International Financial Centres, 1780-2005. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 978-0-511-33522-8.
  2. ^ Flandreau, Marc; Holtfrerich, Carl-Ludwig; James, Harold (2003). International Financial History in the Twentieth Century: System and Anarchy. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 978-0-511-07011-2.
  3. ^ Report by the UNCTAD Secretariat Task Force on Systemic Issues and Economic Cooperation. The Global Economic Crisis: Systemic Failures and Multilateral Remedies.2009. 80 pages http://unctad.org/en/Docs/gds20091_en.pdf

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]