HMS Holderness (L48)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
HMS Holderness FL10450
Tàu khu trục HMS Holderness (L48) trên đường đi, khoảng năm 1941
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Holderness (L48)
Đặt hàng 11 tháng 3 năm 1939
Xưởng đóng tàu Swan Hunter, Wallsend
Đặt lườn 29 tháng 6 năm 1939
Hạ thủy 8 tháng 2 năm 1940
Nhập biên chế 10 tháng 8 năm 1940
Số phận Bán để tháo dỡ, 1956
Đặc điểm khái quát[1]
Lớp tàu Lớp Hunt Kiểu I
Trọng tải choán nước
  • 1.000 tấn Anh (1.020 t) (tiêu chuẩn)
  • 1.340 tấn Anh (1.360 t) (đầy tải)
Chiều dài 85 m (278 ft 10 in) (chung)
Sườn ngang 8,8 m (28 ft 10 in)
Mớn nước 3,27 m (10 ft 9 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi ống nước 3 nồi Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 19.000 shp (14.170 kW)
Tốc độ 27,5 hải lý trên giờ (50,9 km/h)
Tầm xa
  • 3.500 nmi (6.480 km) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h);
  • 1.000 nmi (2.000 km) ở tốc độ 26 hải lý trên giờ (48 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 146
Vũ khí

HMS Holderness (L48) là một tàu khu trục hộ tống lớp Hunt Kiểu I của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc được hạ thủy và đưa ra phục vụ vào năm 1940. Nó đã hoạt động cho đến hết Chiến tranh Thế giới thứ hai, cho đến khi xuất biên chế năm 1946 và bị bán để tháo dỡ năm 1956.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Holderness được đặt hàng cho hãng Swan Hunter tại Wallsend trong Chương trình Chế tạo 1939 và được đặt lườn vào ngày 29 tháng 6 năm 1939. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 2 năm 1940 và nhập biên chế vào ngày 10 tháng 8 năm 1940. Con tàu được cộng đồng dân cư Amman Valley tại Wales đỡ đầu trong khuôn khổ cuộc vận động gây quỹ Tuần lễ Tàu chiến năm 1942.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt lịch sử hoạt động trong chiến tranh của Holderness, nó thuần túy chỉ phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 21 trong những nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại phía Đông. Con tàu chưa từng được bố trí hoạt động ở nước ngoài.[2] Vào ngày 20 tháng 2 năm 1942, nó đụng độ với các tàu phóng lôi E-boat Đức Quốc xã, đánh chìm một chiếc và bắt giữ 18 tù binh.[2]

Sau chiến tranh, Holderness được chuyển sang Hạm đội Dự bị tại Harwich vào năm 1946,[2] và bị bỏ không cho đến khi được bán cho hãng Thos W Ward để tháo dỡ. Nó được kéo đến xưởng tháo dỡ tại Preston vào ngày 20 tháng 11 năm 1956.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lenton 1970, tr. 87
  2. ^ a b c English 1987
  3. ^ Critchley 1982, tr. 26

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Critchley, Mike (1982). British Warships Since 1945: Part 3: Destroyers. Liskeard, UK: Maritime Books. ISBN 0-9506323-9-2.
  • English, John (1987). The Hunts: A history of the design, development and careers of the 86 destroyers of this class built for the Royal and Allied Navies during World War II. World Ship Society. ISBN 0-905617-44-4.
  • Lenton, H.T. (1970). Navies of the Second World War: British Fleet & Escort Destroyers: Volume Two. London: Macdonald & Co. ISBN 0-356-03122-5.