Vương tộc Windsor

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhà Windsor)
Vương tộc Windsor
Quốc giaAntigua và Barbuda Antigua and Barbuda

Úc Australia
Bahamas Bahamas
Belize Belize
Canada Canada
Grenada Grenada
Jamaica Jamaica
New Zealand New Zealand
Papua New Guinea Papua New Guinea
Saint Kitts và Nevis Saint Kitts và Nevis
Saint Lucia Saint Lucia
Saint Vincent và Grenadines Saint Vincent và Grenadines
Quần đảo Solomon Quần đảo Solomon
Tuvalu Tuvalu

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Hoàng tộc cũVương tộc WettinVương tộc Sachsen-Coburg và Gotha
Danh hiệunhiều thứ khác nhau
Người sáng lậpGeorge V
Người đứng đầuCharles III
Sáng lập1917

Vương tộc Windsor (tiếng Anh: House of Windsor; còn được gọi là Nhà Windsor hay Vương triều Windsor) là một vương triều châu Âu với tông chủ đang trị vì Anh Quốc và các quốc gia Khối thịnh vượng chung Anh khác. Gia tộc này bắt đầu nắm giữ ngai vị quân chủ Anh, từ khi Thái tử Albert Edward, Thân vương xứ Wales, con trai Nữ vương Victoria, vị quân chủ Anh cuối cùng của gia tộc Hannover, và Công tước Albrecht thuộc một nhánh của gia tộc Sachsen-Coburg và Gotha gốc Đức, đăng cơ kế vị mẹ mình ngai vàng quân chủ Liên hiệp Anh. Cái họ Sachsen-Coburg und Gotha thuần Đức được Anh hóa và trở thành Saxe-Coburg and Gotha, được tiếp tục duy trì trong thời kỳ đầu của triều đại con của Edward VII là vua George V, nhưng sau đó đã được đổi thành họ thuần Anh là Windsor (theo tên của Lâu đài Windsor[1]) vào năm 1917 do tâm lý bài Đức dâng cao bấy giờ tại Anh Quốc trong Thế chiến thứ nhất.[2] Đã có năm vị quốc vương của Anh thuộc nhà Windsor cho đến nay: George V, Edward VIII, George VI, Elizabeth IICharles III

Tông chủ của gia tộc Windsor hiện tại là Quốc vương Charles III, cũng đồng thời giữ địa vị quân chủ và là nguyên thủ quốc gia của 16 quốc gia có chủ quyền, bao gồm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (quốc gia chính), Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Belize, Antigua và BarbudaSaint Kitts và Nevis. Cũng như các chế độ quân chủ riêng biệt này, cũng có ba quốc gia phụ thuộc Hoàng quyền, mười bốn Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Anh và hai quốc gia liên kết của New Zealand.

Hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Edward VII, cũng như con trai của ông, George V là thành viên của nhà Sachsen-Coburg và Gotha, một dòng họ công tước Đức, có nguồn gốc từ Albert, chồng của Victoria của Anh. Tư tưởng chống Đức của người dân Đế quốc Anh trong Thế chiến I đạt đến điểm cao vào năm 1917, khi G.IV Gotha, một máy bay hạng nặng có khả năng vượt qua eo biển Anh bắt đầu đánh bom trực tiếp London, khiến cái tên này được mọi người biết đến. Cùng năm đó, với sự thoái vị của người anh em họ gần nhất của vua George, Sa hoàng Nikolai II của Nga, vào ngày 15 tháng 3, đưa tới một viễn ảnh rồi tất cả các chế độ quân chủ ở châu Âu sẽ bị bãi bỏ. Nhà vua và hoàng tộc cuối cùng được thuyết phục từ bỏ tất cả các tước vị Đức và đổi tên Đức sang một tên Anh.

Danh sách quốc vương[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung Tên Từ năm Tới năm Quan hệ với người tiền nhiệm
George V[N 1] Ngày 17 tháng 7 năm 1917 Ngày 20 tháng 1 năm 1936 Con của Edward VII
Edward VIII Ngày 20 tháng 1 năm 1936 Ngày 11 tháng 12 năm 1936 Con của George V
George VI Ngày 11 tháng 12 năm 1936 Ngày 6 tháng 2 năm 1952 Em trai của Edward VIII
Elizabeth II 6 tháng 2 năm 1952 8 tháng 9 năm 2022 Con gái của George VI
Charles III 8 tháng 9 năm 2022 Đang tại vị Con trai của Elizabeth II
Elizabeth IIGeorge VIEdward VIIIGeorge V

Các quốc gia đã cai trị[sửa | sửa mã nguồn]

Khi thành lập Nhà Windsor, người đứng đầu đang trị vì Đế quốc Anh. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, những thay đổi đã diễn ra khi có sự nổi lên của các nước tự trị của Khối Thịnh vượng chung Anh với tư cách là quốc gia có chủ quyền. Sự thay đổi đã được công nhận trong Tuyên bố Balfour năm 1926,[3][4] Đạo luật danh hiệu Hoàng gia và Nghị viện 1927,[5][6]Đạo luật Westminster 1931.[7][8] Windsor được công nhận là gia đình hoàng gia của nhiều quốc gia độc lập, con số quốc gia đã thay đổi trong nhiều thập kỷ, khi một số quốc gia tự trị trở thành nền cộng hòa và các thuộc địa của Hoàng quyền trở thành vương quốc, cộng hòa hoặc quân chủ dưới một chủ quyền khác.[9] Kể từ năm 1949, ba vị vua của Nhà Windsor, George VI, Elizabeth IICharles III, cũng là Người đứng đầu của Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm hầu hết (nhưng không phải tất cả) các bộ phận của Đế quốc Anh cũ và một số quốc gia chưa bao giờ là một phần của nó.[10][11][12]

  Hiện tại
  Trước đây
1930 1935 1940 1945 1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020
Antigua và Barbuda
Úc
The Bahamas
Barbados
Belize
Canada
Ceylon
Fiji
Gambia
Ghana
Grenada
Guyana
India
Irish Free State/Ireland[N 2]
Jamaica
Kenya
Malawi
Malta
Mauritius
New Zealand
Nigeria
Pakistan
Papua New Guinea
Saint Kitts và Nevis
Saint Lucia
St Vincent và Grenadines
Sierra Leone
Quần đảo Solomon
Nam Phi
Tanganyika
Trinidad và Tobago
Tuvalu
Uganda
Anh Quốc
1930 1935 1940 1945 1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú
  1. ^ Nhà Saxe-Coburg và Gotha từ 6 tháng 5 năm 1910 tới 17 tháng 7 năm 1917; Nhà Windsor từ 17 tháng 7 năm 1917 tới 20 tháng 1 năm 1936.
  2. ^ Năm 1936, hầu như tất cả các chức năng của quốc vương trong Nhà nước Tự do Ireland đã bị loại bỏ, mặc dù quốc vương được trao quyền ký kết các hiệp ước và công nhận các nhà ngoại giao khi được ủy quyền để làm như vậy (xem Đạo luật điều hành (Quan hệ đối ngoại) 1936). Năm 1937, một hiến pháp mới đã tạo ra văn phòng Tổng thống Ireland để thực hiện nhiều chức năng của một nguyên thủ quốc gia. Năm 1949, Đạo luật Cộng hòa Ireland 1948 liên kết chặt chẽ với chế độ quân chủ. Vào năm 1952, Elizabeth II là người đứng đầu Nhà Windsor không đề cập đến Ireland (mà thay vào đó chỉ là Bắc Ireland) theo phong cách quốc vương của mình.
Tham khảo
  1. ^ “How the House of Windsor was born”. Mail Online. ngày 23 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ McGuigan, Jim (2001). “British identity and 'people's princess'”. The Sociological Review. 48 (1): 1–18. doi:10.1111/1467-954X.00200.
  3. ^ “Clause II” (PDF).
  4. ^ “Balfour Report | United Kingdom [1926]”. Encyclopedia Britannica.
  5. ^ “Royal and Parliamentary Titles Act 1927”.
  6. ^ “The Government of Great Britain and the Dominions and Colonies”, Albert Edmond Hogan, Isabell Gladys Powell, Harold Plaskitt, D.M. Glew, University tutorial Press Limited, tr. 238, 1939
  7. ^ Statute of Westminster, 1931, 22 Geo. V, c. 4, s. 4” (PDF).
  8. ^ “Statute of Westminster | United Kingdom [1931]”. Encyclopedia Britannica.
  9. ^ “The Monarchy Today > Queen and Commonwealth > Commonwealth Members”. 29 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ “Commonwealth (general)”. The Royal Family. 11 tháng 3 năm 2016.
  11. ^ Hydrant (http://www.hydrant.co.uk), Site designed and built by (16 tháng 5 năm 2019). “London Declaration”. The Commonwealth (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  12. ^ Hardman, Robert (2018), Queen of the World, Random House, ISBN 9781473549647[cần số trang]