Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hộ khẩu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50: Dòng 50:


==Chỉ trích==
==Chỉ trích==
Theo cách quản lý của các nước Tây phương tiên tiến thì cư dân không có hộ khẩu. Tại Việt Nam chế độ hộ khẩu bị chỉ trích là kìm hãm và gây phiền toái trói buộc người dân, đặt chính quyền ở địa vị ban phát quyền sống và mưu cầu hạnh phúc cho dân. Cách quản lý qua sổ hộ khẩu bị cho là [[vi hiến]] vì hoàn toàn trái ngược với quyền tự do cư trú ghi trong [[Hiến pháp Việt Nam]].<ref>[http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140303-da-den-luc-phai-xoa-bo-che-do-ho-khau "Đã đến lúc phải xóa bỏ chế độ hộ khẩu" theo RFI'']</ref>
Theo đài RFI cùa Pháp, theo cách quản lý của các nước Tây phương tiên tiến thì cư dân không có hộ khẩu. Tại Việt Nam chế độ hộ khẩu bị chỉ trích là kìm hãm và gây phiền toái trói buộc người dân, đặt chính quyền ở địa vị ban phát quyền sống và mưu cầu hạnh phúc cho dân. <ref>[http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140303-da-den-luc-phai-xoa-bo-che-do-ho-khau "Đã đến lúc phải xóa bỏ chế độ hộ khẩu" theo RFI'']</ref> Tuy nhiên, mục đích chính của hộ khẩu là nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội, kế hoạch hóa kinh tế và quản lý dân cư. Tại chính nước Pháp, trong năm 2016 liên tục xảy ra các vụ tấn công khủng bố, <ref>http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/khung-bo-kinh-hoang-o-phap-it-nhat-84-nguoi-chet-315755.html</ref>, đặc biệt là [[Các vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015|chuỗi các vụ khủng bố tháng 11/2015]]. Điều này cho thấy, tại Pháp<ref>http://thanhnien.vn/the-gioi/lo-hong-an-ninh-o-nuoc-phap-656775.html</ref> và một số nước châu Âu khác hứng chịu khủng bố đang tồn tại những lỗ hổng an ninh đáng lo ngại.<ref>http://baotintuc.vn/the-gioi/lo-hong-an-ninh-tai-chau-au-20161116115244555.htm</ref>


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 06:52, ngày 22 tháng 2 năm 2017

Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của một số quốc gia tại Á Đông. Trong phương thức này, đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu do cơ quan công an cấp. Khi sinh ra, con được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ.

Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như: phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học...

Khi thay đổi chỗ ở, người dân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu. Với người dân nhập cư vào thành phố, việc thay đổi hộ khẩu này còn được gọi là nhập hộ khẩu.

Hệ thống hộ khẩu hiện nay tồn tại ở các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều TiênViệt Nam.

Việt Nam

Lịch sử

Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng phương thức quản lý theo hộ khẩu từ thập niên 1950.

Theo báo cáo của Uỷ ban hành chính Hà Nội và Hải Phòng thì trong năm 1956, hai thành phố đã vận động được một số đông đồng bào có quê quán ở nông thôn về địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp. Nhưng từ khi phát hiện sai lầm về cải cách ruộng đất và trong khi thành phố tiến hành sửa chữa một số khuyết điểm trong công tác quản lý hộ khẩu, thì số người ở nông thôn lại trở ra thành phố ngày càng nhiều, dân số hai thành phố lại đông hơn trước.

Trong hoàn cảnh kinh tế lúc đó, việc nông dân bỏ nông thôn ra thành phố đã gây ra nhiều bất lợi, làm cho thành phố tăng thêm số người không có việc làm, trong khi ở nông thôn lực lượng sản xuất nông nghiệp bị giảm bớt, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước. Hội đồng Chính phủ đã có Thông tư số 495 TTg ngày 23 tháng 10 năm 1957 về việc hạn chế đồng bào ở nông thôn ra thành phố. Vận động những người muốn bỏ nông thôn ra thành phố kiếm công ăn việc làm ở lại sản xuất, trường hợp xét thật cần thiết mới cấp giấy cho di chuyển ra thành phố ở như: thợ chuyên nghiệp do cơ quan hoặc tư nhân yêu cầu, các ngành ở trung ương hoặc ở thành phố, mỗi khi cần đến nhân công để xây dựng một công trình gì ở thành phố thì phải có kế hoạch bàn với Bộ Lao động và Sở lao động thành phố để có sự phối hợp và điều chỉnh nhân công cho hợp lý: không tự tiện về nông thôn mộ nhân công. Tuyên truyền để cán bộ, nhân viên ở thành phố không đưa gia đình ra thành phố và khuyến khích trở về nông thôn nếu có điều kiện để sản xuất. Có biện pháp thích hợp về hành chính, về kinh tế để hạn chế nông dân ra thành phố ở như: quản lý chặt chẽ công tác hộ khẩu, giải quyết dần dần hàng vỉa hè v.v...

Ngày 9 tháng 9 năm 1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời quy định việc tuyển dụng và sử dụng nhân công ở nông thôn kèm theo Nghị định số 36/CP, Bộ Lao động có trách nhiệm quản lý việc thi hành chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân công. Dựa theo kế haọch nhân công của kế hoạch Nhà nước và tình hình nhân công địa phương, Bộ lao động phân phối nhiệm vụ cung cấp nhân công cho các khu, thành phố, tỉnh. Các Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh có trách nhiệm kế hoạch nhân công và quản lý các nguồn nhân công trong địa phương. Căn cứ vào nhiệm vụ cung cấp nhân công do Bộ lao động giao cho và tình hình nhân công địa phương, các Ủy ban kể trên phân phối nhiệm vụ cung cấp nhân công cho các huyện, châu, quận phân phối lại nhiệm vụ ấy cho các xã, Uỷ ban hành chính xã phải căn cứ nhiệm vụ của cấp trên giao cho và tuỳ theo kế hoạch lao động sản xuất của hợp tác xã mà bố trí, giới thiệu người đi làm theo đúng yêu cầu thời gian. Ngoài kế hoạch phân phối, các Uỷ ban hành chính huyện (hoặc châu, quận), xã, các Ban quản trị hợp tác xã, các đoàn thể ở nông thôn không được giới thiệu người ra tìm việc tại các thành phố hoặc tại các xí nghiệp, công trường. Không được tuyển dụng địa chủ và các phần tử xấu. Nếu đã trót tuyển dụng địa chủ và những phần tử xấu thì giải quyết: Đối với địa chủ cường hào gian ác và những phần tử xấu "có nhiều tội ác với nhân dân", phải kiên quyết đưa về địa phương như bắt họ phải cải tạo trong lao động sản xuất nông nghiệp, dưới sự kiểm soát của chính quyền và nhân dân địa phương. Đối với địa chủ thường, cũng cho về địa phương, lấy lao động sản xuất nông nghiệp để cải tạo. Đối với địa chủ kháng chiến và con cái địa chủ, thì xử lý theo tinh thần chính sách đang làm ở các xí nghiệp, công trường và làm việc tích cực, có thái độ tốt, thì để họ tiếp tục làm việc, nhưng cần phải theo dõi, giáo dục, giúp đỡ tiến bộ và cho nhập hộ khẩu vào thành phố.

Ngày 27 tháng 6 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu kèm Nghị định 104/CP. Theo nghị định này, mỗi công dân phải đăng ký là nhân khẩu thường trú trong một hộ nhất định, hộ này là nơi ở thường xuyên của mình. Việc đăng ký và quản lý hộ khẩu lấy hộ làm đơn vị. Một hộ gồm những người ăn ở chung với nhau trong một nhà riêng hoặc trong nhà tập thể của cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, trường học. Một người ăn ở riêng một mình cũng kể như một hộ. Trường hợp chuyển chỗ ở đến một thành phố, thị xã, thì khi đến đăng ký lấy giấy "Chứng nhận chuyển đi", đương sự phải đem theo một trong những giấy tờ: Giấy thuyên chuyển công tác; Giấy chứng nhận được tuyển dụng do cơ quan quản lý lao động ở thành phố, thị xã nơi chuyển đến cấp; Giấy chứng nhận trúng tuyển vào học các trường đại học hay trường chuyên nghiệp của thành phố, thị xã đó; Giấy "cho phép chuyển đến" do cơ quan công an của thành phố, thị xã đó cấp. Mẫu sổ hộ khẩu và mẫu các giấy chứng nhận về quản lý hộ khẩu do Bộ Công an quy định.

Quy định hiện hành

Theo Nghị định số 51 ký ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ Việt Nam và Thông tư số 06-TT/BNV (C13), ký ngày 20 tháng 6 năm 1997 của Bộ Nội vụ Việt Nam, mẫu Sổ hộ khẩu do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) phát hành thống nhất trong cả nước, gồm các loại chính: Sổ hộ khẩu gốc (sổ đăng kí hộ khẩu) do cơ quan công an trực tiếp lập, lưu giữ. Sổ hộ khẩu gốc được lập theo khu vực dân cư của đơn vị hành chính phường, xã, thôn, xóm, bản, đường phố, tổ dân phố hoặc theo nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức và là tài liệu pháp lý, làm cơ sở để xác nhận việc cư trú của công dân, là căn cứ để điều chỉnh sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và một số việc khác. Sổ hộ khẩu gia đình được cấp cho từng hộ gia đình để đăng ký hộ khẩu thường trú trên các địa bàn trong cả nước.

Ở nông thôn, trừ các xã, thị trấn của các thành phố trực thuộc trung ương, sổ hộ khẩu do trưởng công an xã, thị trấn lập và lưu giữ. Ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, sổ hộ khẩu do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập và lưu giữ. Sổ có giá trị pháp lý khi giao dịch các công việc có liên quan đến yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Giấy nhân khẩu tập thể do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký. Giấy có giá trị pháp lý khi quan hệ giao dịch có liên quan đến yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Trước đó, việc quản lý và cấp sổ hộ khẩu được tiến hành theo quy định của Nghị định số 104-CP, ngày 27 tháng 6 năm 1964 và Nghị định số 4-HĐBT, ngày 7 tháng 1 năm 1988.

Trở ngại vì hộ khẩu

Với mục đích chính là kiểm soát dân chúng, hộ khẩu ở Việt Nam còn gắn liền với các biện pháp khác để theo dõi người dân, trong đó có giấy thông hành khi di chuyển ra khỏi địa phương hộ khẩu, sổ tạm trú khi tá túc dù chỉ tạm thời trong thời gian ngắn ở địa phương không có hộ khẩu.[1]

Quan trọng nhất dưới thời kỳ bao cấp là sổ hộ khẩu gắn liền với sổ gạo. Không có hộ khẩu không thể mua khẩu phần lương thực ở giá quy định.[1]

Do sự biến đổi về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa của những năm thập niên 1980, rất nhiều gia đình đã di cư từ nông thôn ra thành thị làm việc cho các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân, tuy nhiên do sự rắc rối về hộ khẩu mà có nhiều trẻ em đã không được nhập hộ khẩu theo bố mẹ chúng và như vậy chúng cũng không được chính quyền cấp sổ gạo. Từ đó sinh ra ra từ ngữ "những đứa trẻ phải ăn gạo ngoài" để chỉ những đứa trẻ mà không được chính quyền chu cấp lương thực như những đứa trẻ khác do không có hộ khẩu thành thị.

Tùy theo từng địa phương trên đất nước Việt Nam lại có những quy định riêng về việc nhập hộ khẩu, đặc biệt là tại các thành phố lơn như Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Rất nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã không được nhập hộ khẩu tại đây do mẹ chúng chưa có hộ khẩu tại đây. Và khi lớn lên chúng cũng không được đi học gần nhà, mà chúng phải xin học ở một trường ở xa nào đó (dựa vào quen biết của bố mẹ - hoặc bằng cách khác).

Vào năm 2006, quốc hội và chính quyền nước CHXHCN Việt Nam đang xem xét lại những vấn đề bất cập của hộ khẩu và vấn đề nhập khẩu về các thành phố lớn. Bộ trưởng công an Lê Hồng Anh đã có chỉ thị cho việc nhập khẩu tại các thành phố lớn, tuy nhiên, việc nhập khẩu vào Thủ đô Hà Nội vẫn rất khó khăn do những quy định của chính quyền và công an địa phương.

Theo cuộc thống kê dân số năm 2015, hơn 2 triệu người ở Thành phố Hồ Chí Minh không có hộ khẩu hợp pháp. Ở Hà Nội con số này lên hơn 1 triệu. Ngân hàng Thế giớiViện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đều cho rằng chế độ hộ khẩu không còn thích hợp với tình hình Việt Nam vào giữa thập niên 2010 nữa vì gây nhiều bất cập cho dân chúng, khiến nhiều người không thể tiếp nhận những dịch vụ cơ bản.[2] Vì cho là cư dân bất hợp pháp ở những thành phố lớn nên tình trạng không có hộ khẩu sinh ra những khu gia cư tạm bợ, thiếu hạ tầng cơ sở để cung ứng vệ sinh, nước sạch, cống rãnh, bệnh viện, trường học và đường sá giao thông.[3]

Trung Quốc và Đài Loan

Hiện tại Trung Quốc và Đài Loan vẫn duy trì hệ thống hộ khẩu.

Triều Tiên

Hiện tại Triều Tiên vẫn duy trì hệ thống hộ khẩu và kiểm soát chặt chẽ đi lại và di chuyển chỗ ở từ nông thôn - thành thị và ra nước ngoài.

Hàn Quốc

Hệ thống hộ khẩu ở Nam Hàn có tên là Hoju (Hangul: 호주; hanja: 戶主; âm Hán Việt: hộ chủ) được áp dụng từ năm 1953 nhưng đến năm 2008 thì bị triệt bỏ vì cho là vi hiến chiếu theo Tòa Hiến pháp.[4]

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, người dân dùng phiếu cư dân nhiều hơn sổ hộ tịch.[5]

Chỉ trích

Theo đài RFI cùa Pháp, theo cách quản lý của các nước Tây phương tiên tiến thì cư dân không có hộ khẩu. Tại Việt Nam chế độ hộ khẩu bị chỉ trích là kìm hãm và gây phiền toái trói buộc người dân, đặt chính quyền ở địa vị ban phát quyền sống và mưu cầu hạnh phúc cho dân. [6] Tuy nhiên, mục đích chính của hộ khẩu là nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội, kế hoạch hóa kinh tế và quản lý dân cư. Tại chính nước Pháp, trong năm 2016 liên tục xảy ra các vụ tấn công khủng bố, [7], đặc biệt là chuỗi các vụ khủng bố tháng 11/2015. Điều này cho thấy, tại Pháp[8] và một số nước châu Âu khác hứng chịu khủng bố đang tồn tại những lỗ hổng an ninh đáng lo ngại.[9]

Tham khảo

  • Hoàng Dung. Sau bức màn đỏ. Falls Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2007.
  1. ^ a b Hoàng Dung. tr 36.
  2. ^ "World Bank kêu gọi Việt Nam cải cách hệ thống hộ khẩu"
  3. ^ "Thành phố Hồ Chí Minh: Đô thị hoá và thách thức"
  4. ^ Koh, Eunkang. “Gender issues and Confucian scriptures: Is Confucianism incompatible with gender equality in South Korea?”. Bulletin of the School of Oriental and African Studies, University of London. 71 (2): 345–362. doi:10.1017/s0041977x08000578.
  5. ^ Vũ Tất Thắng. “Quản lý cư dân đâu nhất thiết bằng hộ khẩu”. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ "Đã đến lúc phải xóa bỏ chế độ hộ khẩu" theo RFI
  7. ^ http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/khung-bo-kinh-hoang-o-phap-it-nhat-84-nguoi-chet-315755.html
  8. ^ http://thanhnien.vn/the-gioi/lo-hong-an-ninh-o-nuoc-phap-656775.html
  9. ^ http://baotintuc.vn/the-gioi/lo-hong-an-ninh-tai-chau-au-20161116115244555.htm

Liên kết ngoài