Đà điểu Bắc Phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đà điểu Bắc Phi[1]
Con đực
Con cái
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Struthioniformes
Họ: Struthionidae
Chi: Struthio
Loài:
Phân loài:
S. c. camelus
Trinomial name
Struthio camelus camelus
(Linnaeus, 1758)
Bản đồ phân bố của Struthio camelus
     North African subspecies (S. c. camelus)

Đà điểu Bắc Phi[1] hoặc đà điểu cổ đỏ (đà điểu Camelus), cũng được gọi là đà điểu Barbary, là phân loài được chỉ định thuộc nhóm Đà điểu châu Phi của vùng Tây PhiBắc Phi. Nó là phân loài to nhất, và là loài chim sống lớn nhất.

Lịch sử tiến hoá[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm 90, bộ phận kiểm soát phân tích DNA ty thể Haplotype đã tiết lộ rằng đà điểu Ả Rập từ vùng phía Tây Châu Á có họ hàng gần với đà điểu Bắc Phi.[2]

Năm 2017, viện nghiên cứu Birbal Sahni của Palaeobotany đã phát hiện ra rằng loài đà điểu châu Phi đã từng sống ở Ấn Độ khoảng 25000 năm trước. Nghiên cứu gen trên 11 vỏ trứng hóa thạch từ 8 địa điểm khảo cổ ở các bang Rajasthan GujaratMadhya Pradesh đã tìm thấy 92% sự giống nhau về gen di truyền giữa các vỏ trứng với đà điểu Bắc Phi. Người ta cho rằng những con đà điểu di chuyển giữa Ấn Độ và Châu Phi trước khi vùng Ấn Độ trôi dạt khỏi Châu Phi.[3][4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Đà điểu Bắc Phi là loài đà điểu lớn nhất của phân loài S. camelus, với chiều cao 2,74 m (9,0 ft) và cân nặng lên đến 154 kilôgam (340 lb). Cổ có màu hồng, lông của con đực có màu đen và trắng, còn lông của con cái có màu bạc.[5]

Môi trường sống và phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Đà điểu Bắc Phi phổ biến rộng rãi từ vùng phía Tây đến vùng Đông Bắc Châu Phi. Loài này từng bao gồm các loài vùng EthiopiaSudan ở phía đông xuyên suốt từ Sahel đến Senegal, phía tây Mauritanie, phía bắc vùng Ai Cập và vùng phía nam Monrocco. Loài này gần đây đã biến mất khỏi khu vực này và chỉ còn sót lại ở 6 trong số 18 quốc gia ban đầu mà nó xuất hiện.[6] Nó cũng có thể xuất hiện ở Sinai Peninsula, nơi những con Đà điểu Ả Rập đã từng sinh sống. Đà điểu Bắc Phi có thể được tìm thấy trong các cánh đồng trống và những thảo nguyên, đặc biệt là ở vùng Sahel Châu Phi.[7] Ở Châu Á, những con đà điểu Bắc Phi được phát hiện sống ở các đồng cỏ, bán sa mạcđồng bằng.[8]

Tình trạng bảo tồn[sửa | sửa mã nguồn]

Đà điểu Bắc Phi đã giảm đáng kể đến mức được đưa vào CITES Appendix I và một số được coi là cực kì nguy cấp.[6] Đà điểu Bắc Phi nằm trong một phần dự án của Quỹ bảo tồn Sahara với mục tiêu bảo vệ loài khỏi sự tuyệt chủng và khôi phục lại quần thể của loài tại các vùng SaharaSahel.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Ostrich”. Sahara Conservation Fund. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ Freitag, Stephanie & Robinson, Terence J. (1993). Phylogeographic patterns in mitochondrial DNA of the Ostrich (Struthio camelus) (PDF). The Auk. 110. tr. 614–622. doi:10.2307/4088425.
  3. ^ R. Prasad (ngày 10 tháng 3 năm 2017). “Ostriches lived in India once”. The Hindu. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ “Ostriches lived in India 25,000 yrs ago: BSIP study”. The Times of India. ngày 10 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ Clive Roots (2006). “Flightless Birds”: 26. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  6. ^ a b c Sahara Conservation Fund: “Ostrich Conservation, Niger”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ “Severe decline of large birds in the Northern Sahel of West Africa: a long-term assessment”. Bird Conservation International. tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  8. ^ “Ostriches to run wild in Negev”. boker.org.il. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2016.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]