Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trực Ninh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pvhhcm (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Pq (thảo luận | đóng góp)
Dòng 36: Dòng 36:
Huyện Trực Ninh có diện tích tự nhiên là 14.318,96 ha, dân số 188.189 người gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và thị trấn [[Cát Thành]], thị trấn Cổ Lễ (Huyện lỵ).
Huyện Trực Ninh có diện tích tự nhiên là 14.318,96 ha, dân số 188.189 người gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và thị trấn [[Cát Thành]], thị trấn Cổ Lễ (Huyện lỵ).


{{Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Trực Ninh}}
{{Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Trực Ninh}}{{Các huyện thị thuộc tỉnh Nam Định}}{{Huyện thị Đồng bằng sông Hồng}}
{{Các huyện thị thuộc tỉnh Nam Định}}
{{Huyện thị Đồng bằng sông Hồng}}
{{sơ khai}}
{{sơ khai}}



Phiên bản lúc 05:22, ngày 21 tháng 10 năm 2011

Bản mẫu:Huyện Việt Nam

Trực Ninh là một huyện của tỉnh Nam Định. Phía đông giáp huyện Xuân Trường với sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên; phía tây giáp các huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng; phía nam giáp huyện Hải Hậu; phía bắc giáp tỉnh Thái Bình.

Lịch sử

Trực Ninh là phần phía nam huyện Nam Chân xưa. Huyện Nam Chân là một trong 4 huyện thuộc phủ Thiên Trường (phủ này được đặt từ thời nhà Trần, thời thuộc Minh đổi thành phủ Phụng Hoá, thời nhà Lê lấy lại tên cũ Thiên Trường, đến năm 1682 thời Lê Trung hưng đổi thành Nam Trân. Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chia huyện Nam Trân thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh. Thời vua Tự Đức đổi làm Xuân Trường. Thời Thành Thái đổi Chân Ninh thành Trực Ninh.

Khi mới thành lập (1833) huyện Chân Ninh gồm 6 tổng của huyện Nam Chân đầu thế kỷ 19 (Duyên Hựng Hạ, Kim Giả, Phương Để, Quần Lãng, Thần Khê, Trung Lao) và tổng Ninh Nhất mới hình thành, tương đương với huyện Trực Ninh và một phần phía tây huyện Hải Hậu ngày nay. Thời Tự Đức gồm 7 tổng, 62 xã, thôn, trang; cuối thế kỷ 19 còn 52 xã, thôn do cắt một số xã lập huyện Hải Hậu. Đầu thế kỷ 20 huyện Trực Ninh gồm 7 tổng với 52 xã, thôn.

Danh sách các tổng thuộc huyện Trực Ninh vào đầu thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như sau: Duyên Hưng Hạ, Giả Thượng, Kim Giả, Ngọc Giả, Ninh Cường, Phương Để, Quần Lãng, Thần Khê.

Sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Trực Ninh ra đời với hàng loạt các xã mới trên cơ sở sát nhập nhiều xã, làng cũ đồng thời đặt tên mới.

Địa giới hành chính và tên gọi các xã tiếp tục có sự điều chỉnh trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20. Gần đây nhất là Trực Ninh cùng với Nam Trực thành huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Đến khoảng các đầu các năm 90 thì tách ra thành 2 huyện như cũ.

Điều kiện tự nhiên

Huyện Trực Ninh có diện tích tự nhiên là 14.318,96 ha, dân số 188.189 người gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và thị trấn Cát Thành, thị trấn Cổ Lễ (Huyện lỵ).

Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Trực NinhBản mẫu:Các huyện thị thuộc tỉnh Nam ĐịnhBản mẫu:Huyện thị Đồng bằng sông Hồng