Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên kết bốn nhà”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa ngữ pháp
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 43: Dòng 43:
Nông dân sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của Doanh nghiêp.
Nông dân sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của Doanh nghiêp.


== Chú thích ==
Chú thích
{{tham khảo|2}}
{{tham khảo}}


[[Thể loại:Kinh tế nông nghiệp]]
[[Thể loại:Kinh tế nông nghiệp]]

Phiên bản lúc 07:30, ngày 1 tháng 10 năm 2019

Liên kết bốn nhà trong nông nghiệp ở Việt Nam

Liên kết bốn nhà trong nông nghiệp là sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại.[1]

Lịch sử hình thành

Ngày 24/6/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng nhằm mục tiêu tạo điều kiện tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân[2].

Ngày 01/3/2013, Hội nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt NamLiên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam ban hành văn bản liên tịch phối hợp hỗ trợ xây dựng liên kết “bốn nhà”: nhà nước, nhà nông, nhà khoa họcnhà doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân liên kết với các nhà để sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa[1][3].

Vai trò các bên

Nhà nước

Quản lý nhà nước

Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất hàng hóa:

  • Tổ chức lại sản xuất dựa trên nguyên tắc gắn chặt với thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, cơ cấu sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực theo hướng phát huy vai trò, thế mạnh của từng từng địa phương; tổ chức liên kết nông dân sản xuất hàng hóa, tạo dựng liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi ngành hàng.
  • Kết nối giữ nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông để sản xuất và tiêu thụ nông sản;
  • Đảm bảo lợi ích hào hòa giữa các bên tham gia; đảm bảo việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng khi các bên đã ký kết.

Nhà buôn

+ Nhà Doanh nghiệp và nhà nông là hai tác nhân chính trong chuỗi ngành hàng nông sản;

+ hỗ trợ đầu vào cho nhà nông, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất,;

+ mục đích theo đuổi là lợi nhuận;

+ trực tiếp sản xuất và tiêu thụ nông sản;

+ có khả năng sản xuất những sản phẩm mà xã hội cần;

+ là người cần nguồn lao động, nguyên vật liệu;

+ là người nắm vững kỹ thuật sản xuất, có vốn đầu tư và sẵn sàng đầu tư để thu được lợi nhuận.

+ Tùy từng điều kiện, nhà doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư, kỹ thuật hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa.

Đồng thời, Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nồng dân (đây là vai trò chủ yếu).

Nhà khoa học

Nghiên cứu: các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, miền; quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch; đưa máy móc, công cụ giải pháp sản xuất phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trong nước và khu vực.… Huấn luyện đào tạo nhà nông tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Nhà nông

Nông dân sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của Doanh nghiêp.

Chú thích 
  1. ^ a b Đinh Quang Hải. “Liên kết "bốn nhà" - Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay” (PDF). http://thuvienso.bvu.edu.vn. Truy cập 7 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ “Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”. http://www.moj.gov.vn. Thủ tướng Chính phủ. 24 tháng 6 năm 2002. Truy cập 9 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ Cao Đức Phát (11 tháng 3 năm 2008). “Báo cáo số 578/BC-BNN-KTHT về việc 5 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”. http://www.mard.gov.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 9 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)