Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bơ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4: Dòng 4:
'''Bơ''' (phiên âm từ [[tiếng Pháp]] ''beurre'' /bœʁ/)<ref>Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, ''Synergies Pays riverains du Mékong'', n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 66.</ref> là một [[chế phẩm sữa]] được làm bằng cách [[đánh (bơ)|đánh]] [[sữa]] hoặc [[Kem (thực phẩm)|kem]] tươi hay đã được [[lên men]].
'''Bơ''' (phiên âm từ [[tiếng Pháp]] ''beurre'' /bœʁ/)<ref>Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, ''Synergies Pays riverains du Mékong'', n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 66.</ref> là một [[chế phẩm sữa]] được làm bằng cách [[đánh (bơ)|đánh]] [[sữa]] hoặc [[Kem (thực phẩm)|kem]] tươi hay đã được [[lên men]].


Vào cuối [[thế kỷ 19]] khi sản phẩm này mới du nhập Việt Nam, [[tiếng Việt]] gọi nó là "mỡ sữa bò".<ref>PGV. ''Dictionnaire franco-tonkinois illustré''. Hà Nội: FH Schneider, 1898. tr 31</ref>
Vào cuối [[thế kỷ 18]] khi sản phẩm này mới du nhập Việt Nam, [[tiếng Việt]] gọi nó là "mỡ sữa bò".<ref>PGV. ''Dictionnaire franco-tonkinois illustré''. Hà Nội: FH Schneider, 1898. tr 31</ref>


== Ứng dụng ==
== Ứng dụng ==
Dòng 15: Dòng 15:


== Bảo quản ==
== Bảo quản ==
Khi để trong [[tủ lạnh]], bơ trở nên cứng, nhưng sẽ mềm đủ để quết được sau một thời gian để trong nhiệt độ phòng, bơ chảy lỏng tại nhiệt độ 32–35&nbsp;°C (90–95&nbsp;°F).
Khi để trong [[tủ lạnh]], bơ trở nên cứng, nhưng sẽ mềm đủ để quết được sau một thời gian để trong nhiệt độ phòng, bơ chảy lỏng tại nhiệt độ 32–39&nbsp;°C (90–99&nbsp;°F).


[[Tỉ trọng|Tỷ trọng]] của bơ là 911&nbsp;kg/m³<ref>{{chú thích web|url=http://hypertextbook.com/physics/matter/density/ |work=The Physics Hypertextbook|title=Density|last=Elert|first=Glenn}}</ref>. Bơ thường có màu vàng nhạt nhưng cũng thể có gam màu từ vàng thẫm đến gần như trắng. Màu sắc của bơ phụ thuộc vào quy chế lương thực của động vật cho sữa. Trong các quy trình sản xuất công nghệ, màu của bơ căn cứ vào [[phẩm màu thực phẩm]], thông dụng nhất là [[điều nhuộm|điều màu]] hay [[carotene]].
[[Tỉ trọng|Tỷ trọng]] của bơ là 912&nbsp;kg/m³<ref>{{chú thích web|url=http://hypertextbook.com/physics/matter/density/ |work=The Physics Hypertextbook|title=Density|last=Elert|first=Glenn}}</ref>. Bơ thường có màu vàng sáng nhưng cũng thể có gam màu từ vàng thẫm đến gần như trắng. Màu sắc của bơ phụ thuộc vào quy chế lương thực của động vật cho sữa. Trong các quy trình sản xuất công nghệ, màu của bơ căn cứ vào [[phẩm màu thực phẩm]], thông dụng nhất là [[điều nhuộm|điều màu]] hay [[carotene]].


== Dinh dưỡng ==
== Dinh dưỡng ==

Phiên bản lúc 08:51, ngày 26 tháng 12 năm 2019

Bơ phết lên bánh mì
Một khối bơ và dao quết bơ

(phiên âm từ tiếng Pháp beurre /bœʁ/)[1] là một chế phẩm sữa được làm bằng cách đánh sữa hoặc kem tươi hay đã được lên men.

Vào cuối thế kỷ 18 khi sản phẩm này mới du nhập Việt Nam, tiếng Việt gọi nó là "mỡ sữa bò".[2]

Ứng dụng

Bơ được dùng để quết lên bánh mì, dùng làm gia vị, cũng như dùng trong nấu nướng chẳng hạn như làm nước xốt, rán, nướng.

Bơ có cấu tạo từ chất béo bơ bao quanh những giọt nướcđạm sữa nhỏ xíu.

Sản xuất bơ

Người ta thường làm bơ từ sữa , nhưng bơ cũng có thể được làm từ sữa của các loài động vật có vú khác như cừu, , trâuyak. Muối ăn, chất tạo mùi, hay chất bảo quản đôi khi cũng được cho vào bơ. Khi bơ được thắng lại sẽ cho ra loại "bơ nguyên chất", chỉ toàn là chất béo bơ.

Bảo quản

Khi để trong tủ lạnh, bơ trở nên cứng, nhưng sẽ mềm đủ để quết được sau một thời gian để trong nhiệt độ phòng, bơ chảy lỏng tại nhiệt độ 32–39 °C (90–99 °F).

Tỷ trọng của bơ là 912 kg/m³[3]. Bơ thường có màu vàng sáng nhưng cũng thể có gam màu từ vàng thẫm đến gần như trắng. Màu sắc của bơ phụ thuộc vào quy chế lương thực của động vật cho sữa. Trong các quy trình sản xuất công nghệ, màu của bơ căn cứ vào phẩm màu thực phẩm, thông dụng nhất là điều màu hay carotene.

Dinh dưỡng

Bơ nhạt
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng2.999 kJ (717 kcal)
0 g
81 g
Chất béo bão hòa51 g
Chất béo không bão hòa đơn21 g
Chất béo không bão hòa đa3 g
1 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
76%
684 μg
Vitamin D
8%
60 IU
Vitamin E
15%
2.32 mg
Other constituentsQuantity
Cholesterol215 mg

Phần trăm chất béo có thể thay đổi.
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[4] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[5]

Theo số liệu của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một thìa cà phê bơ (14 g) chứa năng lượng 420 kJ, tất cả từ chất béo gồm 11 g, trong đó 7 g chất béo no và 30 mg cholesterol[6].

Bơ chứa chủ yếu chất béo no (bão hòa) và là nguồn cholesterol đáng kể. Vì vậy ăn nhiều bơ có thể dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim. Margarine được khuyên dùng thay cho bơ vì có chứa hàm lượng chất béo chưa no lớn hơn và chứa ít hoặc không chứa cholesterol, tuy nhiên trong một số năm gần đây, người ta nhận thấy rằng chất béo chuyển hóa có trong dầu hydrat hóa trong margarine cũng gây ra các vấn đề về cholesterol[7]. Hiện nay đã có margarine không chứa chất béo chuyển hóa.

So sánh một số loại chất béo thực phẩm thông dụng (tính trên 100g)
Chất béo tổng số Chất béo bão hòa Chất béo không no đơn Chất béo không no đa Protein
Dầu shortening (hydrat hóa) 71g 23g 8g 37g 0g
Dầu hướng dương 100g 10g 20g 66g 0g
Dầu đậu nành 100g 16g 23g 58g 0g
Dầu ôliu 100g 14g 73g 11g 0g
Mỡ lợn 100g 39g 45g 11g 0g
81g 51g 21g 3g 1g


Chú thích

  1. ^ Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 66.
  2. ^ PGV. Dictionnaire franco-tonkinois illustré. Hà Nội: FH Schneider, 1898. tr 31
  3. ^ Elert, Glenn. “Density”. The Physics Hypertextbook.
  4. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Data from nutritiondata.com. Truy cập 27 tháng 11 năm 2005.
  7. ^ Q&A about Saturated Fat, Trans Fat, and Cholesterol from the (U.S.) National Heart, Lung and Blood Institute (2005). Truy cập 15 tháng 4 năm 2006.

Liên kết ngoài