Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Nôm Tày”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Chữ Nôm Tày''' là chữ viết của người Tày - dân tộc sinh sống chủ yếu ở miền bắc Việt Nam. Chữ Nôm Tày được x…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 18:02, ngày 2 tháng 1 năm 2021

Chữ Nôm Tày là chữ viết của người Tày - dân tộc sinh sống chủ yếu ở miền bắc Việt Nam.

Chữ Nôm Tày được xây dựng trên cơ sở các nét, các bộ thủ và các chữ Hán nguyên bản theo ba yếu tố hình – âm – nghĩa, trong đó về ngữ âm là sử dụng âm Hán – Việt.[1]

Những cách thức hình thành chữ Nôm Tày bao gồm[1]:

  • vay mượn chữ Hán toàn diện cả hình, nghĩa và âm Hán – Việt. Ví dụ: nhật (氲), nguyệt (殥), phụ (禶), mẫu (烌).
  • giữ hình và nghĩa của chữ Hán, nhưng đọc theo âm tiếng Tày. Ví dụ: chữ mã (毠) nghĩa là ngựa, tiếng Tày đọc là mạ, nghĩa là ngựa.
  • giữ nguyên hình và âm của chữ Hán nhưng đổi nghĩa theo âm chữ Tày trùng với âm Hán Việt. Ví dụ: chữ xa (毥) nghĩa là xe, tiếng Tày đọc là xa, nghĩa là tìm.
  • giữ hình của chữ Hán, nhưng đổi hẳn âm và nghĩa. Ví dụ: chữ lạc (狨) nghĩa là vui vẻ, tiếng Tày đọc là miac, nghĩa là đẹp.
  • ghép hai chữ Hán lại với nhau, thường ghép một chữ để biểu âm với một chữ biểu ý. Ví dụ: chữ vằn (爾) nghĩa là ngày gồm chữ văn (牍) – biểu âm + Nhật (氲) – Biểu ý.
  • thêm nét hoặc thêm chữ Hán. Ví dụ: chữ khửn (碌) nghĩa là lên gồm chữ khẩn (氬) + nét (啍) hoặc chữ (禼).
  • thêm bộ thủ khác. Ví dụ: chữ suông (狊) nghĩa là phu gồm chữ xuân (滃) + bộ mộc (狱).
  • thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có nhiều âm và nghĩa đọc khác biệt. Ví dụ: chữ chộc (泞) nghĩa là cái cối, gồm chữ Chúc (牝) + Nét nháy (杺).
  • vay mượn chữ nôm Việt toàn diện cả hình, nghĩa và âm. Ví dụ: Miếng giầu hai tay nâng dâng kính (祡 狋 秇 瀌 潨 笄 璨) hoàn toàn mượn chữ nôm Kinh.

Tham khảo

  1. ^ a b “Chữ Nôm Tày- Kho tàng văn hóa vô giá đang bị lãng quên”. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng Dân tộc thiểu số, Miền núi. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)