Đệ Nhất Cộng hòa Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đệ nhất Cộng hoà Pháp)
Cộng hòa Pháp
1792–1804

Tiêu ngữ"Liberté, égalité, fraternité"
"Tự do, bình đẳng, bác ái"

Đệ Nhất Cộng hòa Pháp năm 1801.
Đệ Nhất Cộng hòa Pháp năm 1801.
Tổng quan
Thủ đôParis
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Pháp
Chính trị
Chính phủCộng hòa
• 1792–1795
Hội nghị Quốc ước
với Maximilien Robespierre lãnh đạo Ước pháp
• 1795–1799
Chế độ Đốc chính
với Paul Barras lãnh đạo Đốc chính
• 1799–1804
Chế độ Tổng tài
với Napoleon Bonaparte làm Đệ Nhất Tổng tài
Lập phápQuốc ước
Đốc chính
Tổng tài
Lịch sử
Lịch sử 
14 tháng 7 năm 1789
21 tháng 12 1792
5 tháng 9 năm 1793 đến
28 tháng 7 năm 1794
• Bãi bỏ chế độ nô lệ (lần thứ nhất)
4 tháng 2 năm 1794
24 tháng 7 năm 1794
9 tháng 11 năm 1799
• Napoléon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế Pháp do đề cử bởi Tham viện
18 tháng 5 1804
Kinh tế
Đơn vị tiền tệLivres, Francs, Assignats
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Pháp (1791 - 1792)
Đệ Nhất Đế chế Pháp
Hiện nay là một phần của Bỉ
 Pháp
 Đức
 Hà Lan


Trong lịch sử nước Pháp, Đệ Nhất Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: Première République; "Đệ Nhất Cộng hòa"), đôi khi được gọi trong thuật chép sửCách mạng Pháp, là danh hiệu thường dùng để chỉ chính thể Cộng hòa Pháp (République française) tồn tại trên lãnh thổ Pháp, Bỉ và một phần Đức, Hà Lan từ vào ngày 21 tháng 9 năm 1792 đến 18 tháng 5 năm 1804. Chính thể này được thành lập trong Cách mạng Pháp. Giai đoạn này chứng kiến sự lật đổ chế độ quân chủ, thành lập Công hội Quốc dân, Triều đại Khủng bố, và Nền Cộng hòa thứ nhất tồn tại cho đến khi thành lập Đế chế thứ nhất, cuối cùng là sự gia tăng quyền lực của Napoléon Bonaparte, mặc dù hình thức chính phủ đã thay đổi nhiều lần.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đệ Nhất Cộng hòa Pháp được chính thức thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1792 khi hội nghị Quốc ước tuyên bố chấm dứt chế độ Quân chủ và lập ra nền Cộng hòa. Ngày này cũng được chọn là ngày bắt đầu của năm đầu tiên trong Lịch Cách mạng Pháp.

Mặc dù hội nghị Quốc ước nhóm họp với vị thế như một quốc hội lập hiến, và dù sau đó Hiến pháp đã được ban hành, nhưng trên thực tế đã không bao giờ được thực hiện. Chỉ 2 tháng sau, chính quyền Quốc ước đã ra lệnh bãi bỏ hiến pháp và tuyên bố chính quyền sẽ thực hiện cách mạng cho đến khi đạt được hòa bình.

Các ủy ban do Quốc ước thành lập giữ vai trò chính quyền lâm thời, nhanh chóng đưa Quốc ước trở thành bù nhìn. Trong đó, vai trò quan trọng nhất là Ủy ban An toàn Công cộng (Comité de salut public)

Hệ thống chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Chế độ Quốc ước[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ủy ban An ninh tổng quát (Comité de sûreté générale)
  • Ủy ban An toàn công cộng (Comité de salut public)

Chế độ Đốc chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hội đồng Nguyên lão (Conseil des Anciens)
  • Hội đồng 500 (Conseil des Cinq-Cents)
  • Hội đồng Đốc chính (Directoire)

Chế độ Tổng tài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tham nghị viện (Sénat)
  • Lập pháp viện (Corps législatif)
  • Hộ dân viện (Tribunat)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mould, Michael (2011). The Routledge Dictionary of Cultural References in Modern French. New York: Taylor & Francis. tr. 147. ISBN 978-1-136-82573-6. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]