Định Yên

Định Yên
Xã Định Yên
Một cảnh ở làng chiếu Định Yên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
HuyệnLấp Vò
Trụ sở UBNDQuốc lộ 54
Thành lập1984
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2012
Địa lý
Tọa độ: 10°18′37″B 105°33′28″Đ / 10,31028°B 105,55778°Đ / 10.31028; 105.55778
MapBản đồ xã Định Yên
Định Yên trên bản đồ Việt Nam
Định Yên
Định Yên
Vị trí xã Định Yên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích18,12 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng18.500 người[cần dẫn nguồn]
Mật độ1.021 người/km²
Khác
Mã hành chính30199[1]

Định Yên là một thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Định Yên nằm nép mình bên bờ sông Hậu hiền hòa, cách trung tâm huyện khoảng 9 km về phía tây bắc, có vị trí địa lý:

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đình Định Yên được xây dựng năm vào năm Canh Tuất (1910)

Quyết định 4-CP[2] ngày 05 tháng 01 năm 1981, xã Định Yên thuộc huyện Thạnh Hưng.

Quyết định 36-HĐBT[3] ngày 06 tháng 03 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng, chia xã Định Yên thành 2 xã lấy tên là xã Định Yên, xã Định An

Quyết định 77-HĐBT[4] ngày 27 tháng 06 năm 1989, xã Định Yên thuộc huyện Thạnh Hưng.

Nghị định 81-CP[5] ngày 06 tháng 12 năm 1996, xã Định Yên thuộc huyện Lấp Vò.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Định Yên có 3 điểm trường Tiểu học chính, trong đó có 2 điểm trường đạt chuẩn Quốc gia:

  • Trường TH Định Yên 3 đạt chuẩn giai đoạn 1 năm 2016
  • Trường TH Định Yên 1 vừa được công nhận giai đoạn 2 năm 2020.

Cấp Trung học cơ sở có Trường Trung học cơ sở Định Yên.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Có 1 trạm Y tế trên địa bàn xã, đáp ứng khá đủ nhu cầu khám, chữ bệnh của người dân.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Làng chiếu Định Yên:

Ở Định Yên có làng nghề dệt chiếu rất nổi tiếng, nên ca dao ở đây đã có câu:

Định Yên có vựa chiếu to,
có chồng xứ Định (Yên) khỏi lo chiếu nằm.

Và cũng bởi trước đây, sợ ghe mua chiếu lui bến vì đã mua đủ chuyến, cho nên hễ dệt xong vài đôi chiếu là người làm tranh thủ đem đến chợ bán ngay cả những lúc về đêm. Nên từ đó hình thành nên cái chợ chiếu ban đêm mà người ta quen gọi là "chợ ma, chợ âm phủ". Cảnh chợ ấy ngày nay không còn nữa.

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Có tuyến QL54 đi qua,hệ thống giao thông ngày càng tương đối hoàn chỉnh, việc giao thương mua bán được dễ dàng, đặc biệt sau khi thông tuyến Cao Lãnh - Vàm Cống, thì lưu lượng phương tiện ngày càng gia tăng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]