Đinh Tiên Hoàng (HQ-011)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử
Việt Nam
Tên gọi Đinh Tiên Hoàng (HQ-011)
Đặt tên theo Vua Đinh Tiên Hoàng
Xưởng đóng tàu Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk
Kinh phí 175 triệu USD
Nhập biên chế 5 tháng 3 năm 2011
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu hộ vệ Gepard
Kiểu tàu Tàu frigate
Trọng tải choán nước
  • 1,500 tấn (tiêu chuẩn)
  • 1,930 tấn (đầy tải)
Chiều dài 102,14 m (93,5 m mớn nước)
Sườn ngang 13,09 m
Mớn nước 5,3 m
Động cơ đẩy 2 trục CODOG, hai động cơ tuốc bin khí (29.300 shp mỗi chiếc), 1 Type 61D Diesel (8.000 bhp), các bộ máy phát điện diesel 3.600 kW
Tốc độ 28 hải lý/h
Tầm xa 5.000 nmi (9.000 km) ở tốc độ 18 hải lý/h (33 km/h)[1]
Tầm hoạt động 15 ngày
Thủy thủ đoàn tối đa 98
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • Ra đa: Ra đa hoa tiêu Gorizont-25, ra đa Cross Dome tìm kiếm bề mặt và trên không, hệ thống điều khiển hỏa lực tổ hợp phòng không Kashtan CIWS, thiết bị chỉ thị mục tiêu tên lửa hành trình chống hạm Bass Stand, kiểm soát bắn Bass Tilt AK-630.
  • Sonar: Sonar tần số trung lắp trong vỏ tàu, tần số trung kéo theo ở các độ sâu khác nhau.
Tác chiến điện tử và nghi trang 2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud, 2 máy làm nhiễu Bell Squat, 4 bệ phóng tên lửa phản công 16 ống Pk-16
Vũ khí
Máy bay mang theo 1 x Kamov Ka-27

Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) là một tàu frigate thuộc lớp tàu hộ vệ Gepard, đề án 11661E (Gepard 3.9) của Hải quân Nhân dân Việt Nam và cũng là chiếc đầu tiên thuộc lớp này mà Hải quân Nhân dân Việt Nam nhận được trong tổng số 4 tàu. Tính đến năm 2018 đã có 4 tàu thuộc lớp này được Nga giao cho phía Việt Nam.

Tàu được Bộ Quốc phòng Việt Nam đặt hàng với Nga vào ngày 12 tháng 5 năm 2006 với giá khoảng 175 triệu USD. Hợp đồng này bao gồm 2 chiếc thuộc lớp tàu hộ vệ Gepard 3.9 sẽ được đóng cho Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, tổng giá trị lên đến 350 triệu USD. Tàu được đặt lườn ngày 10 tháng 07 năm 2007, hạ thủy ngày 16 tháng 03 năm 2011 và nhập biên chế ngày 23 tháng 03 năm 2011 vào biên chế Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân Nhân dân Việt Nam[2].

HQ-011 được đặt tên theo vị vua Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam giai đoạn 968979. 22 tháng 8 năm 2011, Hải quân Nhân dân Việt Nam biên chế chiếc tàu thuộc lớp Gepard 3.9 thứ hai mang tên Lý Thái Tổ (HQ-012) trong hợp đồng 2 chiếc ký năm 2006. Hiện còn 2 chiếc Gepard 3.9 khác đang được đóng tại Nga và dự kiến sẽ nhận vào năm 2016 và 2017.

Hiện nay, Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ là 2 trong số những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đinh Tiên Hoàng được trang bị hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí vừa phải, phù hợp với xu thế tác chiến dài ngày. Có trọng tải choán nước là 1930 tấn, vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động 7.000 km, có thể hoạt động liên tục trong 15 ngày, thủy thủ đoàn gồm 98 người. HQ-011 được trang bị hệ thống gây nhiễu Bell Squat kết hợp với kết cấu của tàu giúp cho nó có khả năng tàng hình trước radar của đối phương, ra đa Cross Dome, 2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud, sonar phát hiện tàu ngầm, 4 hệ thống phun khói ngụy trang Pk-16, tàu còn có 1 sàn đáp trực thăng cùng 1 nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28.

Vũ khí trên tàu bao gồm 1 pháo AK-176M 76,2 mm gồm 500 viên đạn, 2 pháo AK-630 CIWS 30 mm để phòng không, dự trữ đạn mỗi khẩu là 2000 viên được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực Bass Tilt, 8[tên lửa hành trình chống tàu Kh-35E Uran, tầm bắn 130 km, vận tốc cận âm Mach 0,8. Một hệ thống phòng không Kashtan CIWS gồm 2 pháo AO-18K, mỗi pháo có 6 nòng 30 mm, 8 tên lửa hải đối không 9M311.

Các tàu trong lớp tàu hộ vệ Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ sở hữu Tên Nhà máy đóng tàu Đặt mua Hạ thủy Nhập biên chế Tình trạng
 Hải quân Nhân dân Việt Nam Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) Nhà máy Zelenodolsk Nga 10 tháng 7 năm 2007 12 tháng 12 năm 2010 23 tháng 3 năm 2011 [3] Đang hoạt động
 Hải quân Nhân dân Việt Nam Lý Thái Tổ (HQ-012) Nhà máy Zelenodolsk  Nga 27 tháng 11 năm 2007 Tháng 7 năm 2011 [4] 22 tháng 8 năm 2011 Đang hoạt động
 Hải quân Nhân dân Việt Nam Quang Trung (HQ-013) Nhà máy Zelenodolsk  Nga ? ? ? Đang hoạt động
 Hải quân Nhân dân Việt Nam Trần Hưng Đạo (HQ-014) Nhà máy Zelenodolsk  Nga ? ? ? Đang hoạt động

Chú thí[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Uy lực chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của hải quân Việt Nam
  2. ^ Bộ đôi chiến hạm Việt sừng sững ở cảng Trung Quốc, Tiền Phong ngày 25/06/2013.
  3. ^ 26.10.2010 (ngày 26 tháng 10 năm 2010). “Работы над фрегатами "Гепард" для Вьетнама близки к завершению”. Flot.com. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2012.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ “Russia floats out second Gepard class frigate for Vietnam | Defense | RIA Novosti”. En.rian.ru. ngày 16 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2012.