Ớt chuông
Ớt chuông, hay còn gọi là ớt ngọt (gọi là pepper ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Ireland hay capsicum[1] ở Ấn Độ, Bangladesh, Úc, Singapore và New Zealand), là quả của một nhóm cây trồng, loài Capsicum annuum.[2] Cây trồng của loài này cho ra trái với màu sắc khác nhau, bao gồm màu đỏ, vàng, cam, xanh lục, sô-cô-la / nâu, vanilla / trắng, và màu tím. Ớt chuông đôi khi được xếp vào nhóm ớt ít cay nhất mà cùng loại với ớt ngọt. Ớt chuông có thịt, rất nhiều thịt. Ớt chuông có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ. Phần khung và hạt bên trong ớt chuông có thể ăn được, nhưng một số người sẽ cảm nhận được vị đắng.[3] Hạt ớt chuông được mang đến Tây Ban Nha vào năm 1493 và từ đó lan rộng khắp các nước Châu Âu, Châu Phi, và Châu Á. Ngày nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu ớt chuông lớn nhất thế giới, theo sau là Mexico và Indonesia.
Điều kiện trồng ớt chuông lý tưởng bao gồm đất ấm, khoảng từ 21 đến 29 độ C (70 đến 84 độ F), và luôn giữ ẩm nhưng không để úng nước.[4] Ớt chuông rất nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ cao vượt mức.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi "ớt" là một sự nhầm lẫn của Christopher Columbus khi ông mang loài cây này trở về Châu Âu. Vào lúc đó thì "hồ tiêu", quả của một loài cây không liên quan gì đến ớt chuông có xuất xứ từ Ấn Độ, Piper nigrum, là một loại gia vị đắt giá; tên gọi "ớt" vào lúc đó được sử dụng tại châu Âu cho bất gì loại gia vị nào mà nóng và hăng, và cũng tự nhiên được đặt cho chi thực vật vừa mới được phát hiện là Capsicum. Tên thay thế thông thường nhất của họ cây này, "chile"(ớt), có nguồn gốc từ tiếng Mexico, từ ngôn ngữ Nahuatl là chilli hay xilli. Ớt chuông về mặt thực vật học là trái cây, nhưng lại thường được xem là rau quả trong lĩnh vực nấu nướng.
Trong khi ớt chuông là một thành viên của chi ớt, nó là quả duy nhất mà không tạo ra capsaicin[5], một hợp chất ưa chất béo có thể gây ra cảm giác cay nóng mạnh khi tiếp xúc với các màng nhầy. (Một ngoại lệ của trường hợp này là ớt lai Mexibelle, loài có chứa một lượng capsaicin trung bình, và do đó cũng hơi cay). Việc thiếu chất capsaicin trong ớt chuông là do tính lặn của một gen mà qua đó làm mất đi capsaicin. Kết quả là vị "cay" chỉ đi cùng với các loài còn lại của chi ớt.[6]
Từ "bell pepper", "pepper" hay ở Ấn Độ, Úc và New Zealand là "capsicum", thường được sử dụng cho bất kỳ quả nào có hình chiếc chuông, không kể màu sắc. Trong tiếng Anh hay tiếng Anh Canada, quả chỉ đơn giản là nói đến "pepper", hay kèm theo màu sắc (như trong từ "green pepper"), trong khi ở Hoa Kỳ và Malaysia, người ta thường nói đến "bell pepper". Trong tiếng Anh Canada thì sử dụng cả hai chữ "bell pepper" và "pepper" thay thế cho nhau.
Màu sắc
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết ớt chuông có màu xanh, vàng, cam, và đỏ. Hiếm hơn thì có thể là màu nâu, trắng, cầu vồng, Oải hương (màu), và tím sẫm, tùy thuộc vào giống ớt chuông. Thường nhất là, các quả chưa chín thì có màu xanh lục, hay ít gặp hơn là vàng xám hay màu tím. Ớt chuông đỏ chỉ đơn giản là ớt chuông xanh đã chín,[7] dù rằng giống Permagreen vẫn duy trì màu xanh lục ngay cả khi đã chín hoàn toàn. Ớt chuông xanh thì ít ngọt và hơi đắng hơn so với ớt chuông vàng và cam, và ớt chuông đỏ có vị ngọt nhất. Vị của ớt chuông chín cũng có thể rất đa dạng tùy theo điều kiện trồng và điều kiện bảo quản sau khi thu hoạch. Quả ngọt nhất được để chín hẳn trên cây ngoài nắng, còn quả thu hoạch khi còn xanh hay để tự chín khi bảo quản thì ít ngọt hơn.
Giá trị dinh dưỡng
[sửa | sửa mã nguồn]Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 84 kJ (20 kcal) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.64 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đường | 2.4 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 1.8 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
0.17 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
0.86 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành phần khác | Lượng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Fluoride | 2 µg | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[8] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[9] |
Ớt chuông rất giàu các chất chống oxy hóa và vitamin C. So với ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ có nhiều vitamin và dưỡng chất hơn.[10] Lượng carotene, giống như lycopene, trong ớt chuông đỏ cao gấp 9 lần. Ớt chuông đỏ còn chứa gấp đôi lượng vitamin C so với ớt chuông xanh.[10]
Cả ớt chuông đỏ và xanh đều có chứa nhiều axit para coumaric
Đặc tính thơm của ớt chuông xanh là do hợp chất 3-iso Butyl-2-methoxypyrazine (IBMP). Ngưỡng phát hiện trong nước của nó là khoảng 2 ng/L.[11]
Sản lượng
[sửa | sửa mã nguồn]Country | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 |
---|---|---|---|---|
People's Republic of China | 12,031,031 | 12,530,180 | 13,031,000 | 14,033,000 |
Mexico | 1,431,258 | 1,617,264 | 1,681,277 | 1,690,000 |
Indonesia | 1,100,514 | 1,058,023 | 1,100,000 | 1,100,000 |
Turkey | 1,700,000 | 1,829,000 | 1,842,175 | 1,090,921 |
Tây Ban Nha | 1,077,025 | 1,063,501 | 1,074,100 | 1,065,000 |
Hoa Kỳ | 978,890 | 959,070 | 998,210 | 855,870 |
Nigeria | 720,000 | 721,000 | 721,500 | 723,000 |
Egypt | 467,433 | 460,000 | 470,000 | 475,000 |
Korea, South | 410,281 | 395,293 | 352,966 | 345,000 |
Hà Lan | 318,000 | 345,000 | 318,000 | 340,000 |
Romania | 237,240 | 203,751 | 279,126 | 280,000 |
Ghana | 270,000 | 270,000 | 277,000 | 279,000 |
Italy | 362,430 | 362,994 | 345,152 | 252,194 |
Tunisia | 255,000 | 256,000 | 256,000 | 250,000 |
Algeria | 265,307 | 248,614 | 275,888 | 233,000 |
Hungary | 126,133 | 113,371 | 206,419 | 207,000 |
Morocco | 182,340 | 190,480 | 235,570 | 192,000 |
Serbia* | 159,741 | 167,477 | 177,255 | 150,257 |
Nhật Bản | 153,400 | 154,000 | 146,900 | 150,000 |
Israel | 129,100 | 134,700 | 150,677 | 136,000 |
World | 24,587,124 | 25,261,259 | 26,252,907 | 26,056,900 |
- Note: Serbia trước 2006 bao gồm cả Montenegro
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Ớt chuông màu cam
-
Ớt chuông nhiều màu
-
Quả ớt chuông nguyên trái và cắt đôi
-
Ớt chuông màu tím
-
Ớt chuông màu đỏ
-
Ớt chuông xanh Nhật Bản
-
Ớt chuông xanh, đỏ, vàng
-
Hoa ớt chuông Quadrato d'Asti Giallo
-
Quả ớt nhỏ phát triển bên trong quả lớn
-
Ớt chuông đỏ làm vật trang trí
-
Cây ớt chuông vàng
-
Cây ớt chuông xanh
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Wells, John C. (2008), Longman Pronunciation Dictionary (ấn bản thứ 3), Longman, tr. 123, ISBN 9781405881180
- ^ Pharmacognosy and Health Benefits of Capsicum Peppers (Bell Peppers)
- ^ “Should I Eat a Raw Bell Pepper? LIVESTRONG.COM”. LIVESTRONG.COM. Truy cập 2 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Growing Peppers: The Important Facts”. GardenersGardening.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Chiliwonders.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2017. Truy cập 9 tháng 2 năm 2018.
- ^ “The World's Healthiest Foods”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Vegetable of the Month: Bell Pepper”. CDC Fruit & Vegetable of the Month. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b University of the District of Columbia. “Peppers” (PDF). Center for Nutrition, Diet and Health. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
- ^ Dominique Roujou de Boubee, School of Oenology, University of Bordeaux II. “Research on 2-methoxy-3-isoButylpyrazine in Grapes and Wine” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Table 64—World bell and chile peppers: Production 1990–2007”. United States Department of Agriculture. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2011.
- Bell pepper tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)