Aethaloperca rogaa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Aethaloperca)
Aethaloperca rogaa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Tông (tribus)Epinephelini
Chi (genus)Aethaloperca
Fowler, 1904
Loài (species)A. rogaa
Danh pháp hai phần
Aethaloperca rogaa
(Forsskål, 1775)
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Perca rogaa Forsskål, 1775
  • Cephalopholis rogaa (Forsskål, 1775)
  • Aethaloperca rogan (Forsskål, 1775)
  • Aethaloperca rogga (Forsskål, 1775)
  • Aethaloperca rogoa (Forsskål, 1775)
  • Aetheloperca rogaa (Forsskål, 1775)
  • Aetholoperca rogaa (Forsskål, 1775)
  • Athaloperca rogae (Forsskål, 1775)
  • Perca lunaria Forsskål, 1775

Cá mú miệng đỏ[3], cá mú nâu thẫm[3] hay cá mú san[4] (danh pháp khoa học: Aethaloperca rogaa) là loài cá biển duy nhất thuộc chi Aethaloperca trong họ Cá mú. Loài này được Peter Forsskål (1732-1763) mô tả lần đầu tiên dưới danh pháp Perca rogaa trong sách Descriptiones animalium: avium, amphibiorum, piscium, insectorum, vermium; quae in itinere orientali observavit Petrus Forskål (Mô tả động vật: chim, lưỡng cư, cá, côn trùng, giun; Quan sát của Peter Forsskål trên đường đến phương đông) và năm 1775 được Carsten Niebuhr biên tập và phát hành[5]. Một số nghiên cứu năm 2007 và năm 2014, loài này được gộp vào chi Cephalopholis.[6][7]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

A. rogaa có phạm vi phân bố rộng khắp ở vùng biển Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Chúng được tìm thấy từ Biển Đỏvịnh Ba Tư, men dọc theo bờ biển Đông Phi trải dài xuống đến Nam Phi, bao gồm Madagascar và các nhóm đảo xung quanh; băng qua các nhỏm ở trung tâm Ấn Độ Dương, về phía đông đến khắp Đông Nam Á và tận đến quần đảo Phoenix; phía bắc đến Nam Honshu, Nhật Bản. A. rogaa sinh sống xung quanh các rạn san hô ven bờ và trong đầm phá, thường ở khu vực đáy bùn hoặc gần các hang động; độ sâu được ghi nhận là khoảng 60 m trở lại[1][2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

A. rogaa trưởng thành đạt kích thước khoảng 60 cm. Thân của nó có màu nâu đen, đôi khi có phủ một lớp màu cam. Mõm có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm. Bụng có một sọc màu nhạt. Cá con có viền trắng rộng trên vây đuôi và hẹp trên các vây còn lại. Cá con A. rogaa giống các loài cá thần tiên thuộc chi Centropyge[2][8].

Số gai ở vây lưng: 9; Số vây tia mềm ở vây lưng: 17 - 18; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số vây tia mềm ở vây hậu môn: 8 - 9; Số vây tia mềm ở vây ngực: 17 - 18[2].

Thức ăn của A. rogaa là những loài cá nhỏ (bao gồm cả cá sóc vây đơn thuộc chi Pempheris), tôm chân miệngđộng vật giáp xác khác. A. rogaa sinh sản trong suốt cả năm[1][2].

A. rogaa được đánh bắt để làm ngành thực phẩm[1][2].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Rhodes, K.; Choat, J.H.; Myers, R.F.; To, A.; Ma, K.; Nair, R.; Samoilys, M.; Suharti, S.; Law, C.; Amorim, P.; Russell, B. (2018). Aethaloperca rogaa. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T132814A46630792. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T132814A46630792.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f Froese R. & D. Pauly (2019). Aethaloperca rogaa (Forsskål, 1775)”. FishBase.
  3. ^ a b Võ Văn Quang, Trần Thị Hồng Hoa, Lê Thị Thu Thảo & Trần Công Thịnh, 2015. Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa. Tạp chí Sinh học 37(1): 10-19. doi:10.15625/0866-7160/v37n1.5841
  4. ^ Nguyễn Việt Nghĩa, 2005. Fishes of Viet Nam. Tài liệu không công bố.
  5. ^ Niebuhr C., 1775. Descriptiones animalium: avium, amphibiorum, piscium, insectorum, vermium; quae in itinere orientali observavit Petrus Forskål - Pisces - Perca rogaa. Trang 38. Post mortem auctoris edidit Carsten Niebuhr. Hauniae.
  6. ^ Craig M. T. & Hastings P. A., 2007. A molecular phylogeny of the groupers of the subfamily Epinephelinae (Serranidae) with a revised classification of the Epinephelini. Ichthyological Research 54(1): 1-17. doi:10.1007/s10228-006-0367-x
  7. ^ Schoelinck C.; Hinsinger D. D.; Dettaï A.; Cruaud C.; Justine J. L. (2014). “A phylogenetic re-analysis of groupers with applications for ciguatera fish poisoning”. PLoS ONE. 9 (e98198). doi:10.1371/journal.pone.0098198.
  8. ^ “Redmouth Rockcod, Aethaloperca rogaa (Forsskål 1775)”. Fishes of Australia.