Amphiprion chrysopterus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amphiprion chrysopterus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Phân họ (subfamilia)Amphiprioninae
Chi (genus)Amphiprion
Loài (species)A. chrysopterus
Danh pháp hai phần
Amphiprion chrysopterus
Cuvier, 1830

Amphiprion chrysopterus là một loài cá hề thuộc chi Amphiprion trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài được ghép bởi hai từ trong tiếng Latinh: chrysos ("vàng") và pterus ("vây, cánh"), hàm ý đề cập đến màu cam ánh vàng của các vây, ngoại trừ đuôi màu trắng[1].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Philippines, A. chrysopterus được ghi nhận trải dài đến các đảo quốc thuộc châu Đại Dương ở phía đông, bao gồm đảo New GuineaNew Britain, quần đảo Solomon, Vanuatu, Fiji, quần đảo Marshall, quần đảo Caroline, quần đảo Mariana, quần đảo Gilbert, quần đảo Samoa, quần đảo SociétéTuamotu (Polynésie thuộc Pháp); phía nam giới hạn dọc theo bờ biển bang Queensland (Úc) cũng như rạn san hô Great Barrier và các rạn san hô vòng trên biển San Hô[2][3].

A. chrysopterus được quan sát gần các rạn san hô ngoài khơi và trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 40 m[4]. Loài cá hề này sống cộng sinh với 7 loài hải quỳ sau[4]:

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

A. chrysopterus có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 17 cm[4], được xem là loài có kích thước lớn nhất trong chi Amphiprion[2]. Loài cá hề này có màu nâu sẫm (gần như đen) với hai dải sọc trắng (hơi ánh màu xanh lam): một ở sau đầu và một ở giữa thân. Trừ vây đuôi là màu trắng, các vây còn lại có màu vàng cam; tuy nhiên, một số quần thể ở khu vực Melanesia lại có vây bụng và vây hậu môn màu đen. Trán, mõm, cằm, ngực và bụng có màu vàng cam[6].

So với A. chrysopterus, Amphiprion allardi có phần trán màu nâu với mõm màu xám nhạt, còn Amphiprion akindynos có màu nâu cam[6].

Số gai ở vây lưng: 10–11; Số tia vây ở vây lưng: 15–17; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14[4].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

A. chrysopterus và hải quỳ

Thức ăn của A. chrysopterusđộng vật phù du, một số loài thủy sinh không xương sốngtảo[3]. Trong một thí nghiệm ở ngoài khơi đảo Moorea, các nhà khoa học sử dụng con trỏ laser đỏ ở dưới nước để xem phản ứng của hai loài cá A. chrysopterusDascyllus trimaculatus. Quan sát cho thấy, cả hai có những hành vi như lao vào cắn, đuổi theo hoặc rút mình vào hải quỳ. Một giả thuyết được đặt ra cho những hành vi này, là cả hai loài cá phản ứng với con trỏ laser như một mối đe dọa lãnh thổ của chúng hơn là một kẻ săn mồi hay con mồi[7].

Loài lưỡng tính[sửa | sửa mã nguồn]

A. chrysopterus là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng bám dính vào chất nền, được cá đực bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở[8].

Lai tạp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tự nhiên, A. chrysopterus cái thường lai tạp với Amphiprion sandaracinos đực, và con lai của chúng được cho là hai loài Amphiprion leucokranosAmphiprion thiellei[9][10][11].

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

A. chrysopterus được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh[8].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b Beldade, Ricardo; Holbrook, Sally J.; Schmitt, Russell J.; Planes, Serge; Bernardi, Giacomo (2009). “Isolation and characterization of eight polymorphic microsatellite markers from the orange-fin anemonefish, Amphiprion chrysopterus”. Conservation Genetics Resources. 1: 333–335. doi:10.1007/s12686-009-9077-9. ISSN 1877-7252.
  3. ^ a b G. R. Allen (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3347. ISBN 978-9251045879.
  4. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amphiprion chrysopterus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  5. ^ Ollerton, Jeff; McCollin, Duncan; Fautin, Daphne G; Allen, Gerald R (2007). “Finding NEMO: nestedness engendered by mutualistic organization in anemonefish and their hosts”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 274 (1609): 591–598. doi:10.1098/rspb.2006.3758. ISSN 0962-8452. PMID 17476781.
  6. ^ a b Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Cohn, Emilie; Cole, Patrick; Haymaker, Amanda; Garner, Austin M.; Londraville, Richard L. (2020). “Response to underwater laser pointer in the Orange‐finned anemonefish Amphiprion chrysopterus and Three‐spot damselfish Dascyllus trimaculatus. Journal of Fish Biology. 96 (1): 274–277. doi:10.1111/jfb.14192. ISSN 0022-1112.
  8. ^ a b Dianne J. Bray. “Orangefin Anemonefish, Amphiprion chrysopterus Cuvier 1830”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Ollerton, Jeff; McCollin, Duncan; Fautin, Daphne G.; Allen, Gerald R. (2007). “Finding NEMO: nestedness engendered by mutualistic organization in anemonefish and their hosts”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 274 (1609): 591–598. doi:10.1098/rspb.2006.3758. ISSN 0962-8452. PMC 1766375. PMID 17476781.
  10. ^ Gainsford, A.; van Herwerden, L.; Jones, G. P. (2015). “Hierarchical behaviour, habitat use and species size differences shape evolutionary outcomes of hybridization in a coral reef fish”. Journal of Evolutionary Biology. 28 (1): 205–222. doi:10.1111/jeb.12557.
  11. ^ He, Song; Planes, Serge; Sinclair-Taylor, Tane H.; Berumen, Michael L. (2019). “Diagnostic nuclear markers for hybrid Nemos in Kimbe Bay, PNG-Amphiprion chrysopterus x Amphiprion sandaracinos hybrids” (PDF). Marine Biodiversity. 49 (3): 1261–1269. doi:10.1007/s12526-018-0907-4. ISSN 1867-1616.