Bước tới nội dung

Amphiprion akindynos

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amphiprion akindynos
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Phân họ (subfamilia)Amphiprioninae
Chi (genus)Amphiprion
Loài (species)A. akindynos
Danh pháp hai phần
Amphiprion akindynos
Allen, 1972

Amphiprion akindynos là một loài cá hề thuộc chi Amphiprion trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1972.

Vào tháng 3 năm 2005, A. akindynos chính thức được công nhận là loài động vật thủy sinh biểu tượng của bang Queensland, Úc[2].

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh của loài trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "an toàn", hàm ý đề cập đến khả năng kháng độc tính từ các xúc tu hải quỳ của loài cá này (và cũng là khả năng đặc biệt của tất cả các loài cá hề khác)[3].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

A. akindynos được ghi nhận dọc theo bờ đông của Úc, từ rạn san hô Great Barrier trải dài đến bờ biển phía bắc (New South Wales) và các rạn san hô trên biển San Hô, mở rộng phạm vi đến Nouvelle-Calédoniequần đảo Loyauté gần đó[1][4]. Những ghi nhận về sự xuất hiện của loài này tại Tonga có thể là do nhầm lẫn với Amphiprion chrysopterus[1].

A. akindynos được quan sát gần các rạn san hô ngoài khơi và trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 25 m[1]. Ở rạn san hô Great Barrier, A. akindynos đã được ghi nhận ở độ sâu từ 50 đến 65 m[5]. Loài cá hề này sống cộng sinh với 7 loài hải quỳ sau đây[6]:

Qua quan sát, khi chạm trán với cá mú Cephalopholis cyanostigma, A. akindynos sẽ hạn chế kiếm ăn và bơi gần các xúc tu của hải quỳ H. crispa chưa bị tẩy trắng[7]. Khi hải quỳ vật chủ được tẩy trắng trong thực nghiệm, A. akindynos vẫn tiếp tục kiếm ăn và không lo tìm kiếm nơi trú ẩn khi gặp nguy hiểm. Trong vòng 3 ngày, quần thể A. akindynos đã giảm đến 60% ở khu vực hải quỳ bị tẩy trắng, nhiều khả năng là hậu quả từ việc săn mồi bởi những loài lớn hơn[7]. Điều này cho thấy, hiện tượng môi trường sống bị tẩy trắng có ảnh hưởng đáng kể đến sự đa dạng và phong phú của các loài cá rạn san hô.

Cá con

A. akindynos có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 13 cm[8]. Cơ thể của A. akindynos có màu nâu da cam với hai dải sọc trắng (sau đầu và giữa thân). Mõm có màu trắng nhạt. Cuống và vây đuôi có màu trắng[9]. Cá con có màu nâu sẫm; mõm có màu vàng. Vây đuôi trắng với một đốm đen ngay giữa vây. Sọc trắng giữa thân lan rộng ngược lên vây lưng trước, phần còn lại màu nâu sẫm. Các vây còn lại màu vàng nâu[10].

So với Amphiprion clarkii, A. akindynos có các dải trắng hẹp hơn và đuôi có màu trắng, thay vì vàng như A. clarkii (mặc dù một số cá thể đuôi trắng vẫn được ghi nhận ở A. clarkii)[11]. A. akindynos cũng dễ bị nhầm lẫn với A. chrysopterus, nhưng A. chrysopterus trưởng thành có màu nâu sẫm hơn và các sọc ánh màu xanh lam hơn[11].

Số gai ở vây lưng: 10–11; Số tia vây ở vây lưng: 14–17; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14[4].

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của A. akindynosđộng vật phù dutảo[8].

Như những loài cá hề khác, A. akindynos cũng là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn[8]. Trứng bám dính vào chất nền, được cá đực bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở[4].

A. akindynosAmphiprion mccullochi đã lai tạp với nhau từ rất lâu trước đây dựa trên các bằng chứng di truyền[12].

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

A. akindynos được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh và cũng đã được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt[1].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Jenkins, A.; Carpenter, K.E.; Allen, G.; Yeeting, B.; Myers, R. (2017). Amphiprion akindynos. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T188552A1891834. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T188552A1891834.en. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ “Aquatic emblem”. www.qld.gov.au. 2017. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  4. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amphiprion akindynos trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Bridge, T.; Scott, A.; Steinberg, D. (2012). “Abundance and diversity of anemonefishes and their host sea anemones at two mesophotic sites on the Great Barrier Reef, Australia”. Coral Reefs. 31 (4): 1057–1062. doi:10.1007/s00338-012-0916-x. ISSN 1432-0975.
  6. ^ K. B. da Silva; A. Nedosyko (2016). “Sea Anemones and Anemonefish: A Match Made in Heaven”. Trong S. Goffredo; Z. Dubinsky (biên tập). The Cnidaria, Past, Present and Future (PDF). Springer, Cham. tr. 430. ISBN 978-3319313030.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Lönnstedt, Om; Frisch, Aj (2014). “Habitat bleaching disrupts threat responses and persistence in anemonefish” (PDF). Marine Ecology Progress Series. 517: 265–270. doi:10.3354/meps11031. ISSN 0171-8630.
  8. ^ a b c G. R. Allen (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3346. ISBN 978-9251045879.
  9. ^ Amphiprion akindynos Pomacentridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Dianne J. Bray (2018). “Barrier Reef Anemonefish, Amphiprion akindynos Allen 1972”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ a b Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1992). Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019.
  12. ^ van der Meer, M. H.; Jones, G. P.; Hobbs, J.-P. A.; van Herwerden, L. (2012). “Historic hybridization and introgression between two iconic Australian anemonefish and contemporary patterns of population connectivity” (PDF). Ecology and Evolution. 2 (7): 1592–1604. doi:10.1002/ece3.251. PMC 3434915. PMID 22957165.