Stichodactyla gigantea
Stichodactyla gigantea | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Cnidaria |
Lớp (class) | Anthozoa |
Bộ (ordo) | Actiniaria |
Họ (familia) | Stichodactylidae |
Chi (genus) | Stichodactyla |
Loài (species) | S. gigantea |
Danh pháp hai phần | |
Stichodactyla gigantea (Forskål, 1775) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Danh sách
|
Stichodactyla gigantea là một loài hải quỳ thuộc chi Stichodactyla trong họ Stichodactylidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.
Phạm vi phân bố và môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]S. gigantea có phạm vi trải rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ trải dài về phía đông đến Nouvelle-Calédonie, giới hạn phía bắc đến Nhật Bản, phía nam đến Singapore và Úc[1].
Loài này ưa sống trên nền cát ở vùng nước nông, đặc biệt là những nơi ít bùn và có nhiều san hô[1].
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Đĩa miệng hiếm khi có đường kính vượt quá 50 cm, có màu hồng hoặc nâu. Xúc tu thường có màu nâu hoặc xanh lục, nhưng phần ngọn đôi khi lại có màu hồng, tím, xanh lam đậm hoặc xanh lục. Thân hải quỳ có nhiều màu: màu vàng nhạt, nâu tanin, xanh lục lam hoặc lục xám[2].
Sinh thái học
[sửa | sửa mã nguồn]Xúc tu của S. gigantea có độ dính, nếu bám chặt vào tay có thể kéo cả hải quỳ ra khỏi nơi ẩn nấp[1]. Tuy nhiên, S. gigantea không gây cảm giác châm chích nếu chạm vào da[2].
S. gigantea được nhiều loài cá hề chọn làm vật chủ để sống cộng sinh, đó là những loài:
Cá thia con của loài Dascyllus trimaculatus cũng chọn hải quỳ S. gigantea làm nơi cư trú[3]. Bên cạnh đó, nhiều loài sinh vật cũng sống cộng sinh cùng với loài hải quỳ này, như tôm Thor amboinensis và Periclimenes brevicarpalis, hải sâm Holothuria hilla và Stichopus vastus, cá sơn Ostorhinchus novemfasciatus cùng một số loài cua (có cả cua ẩn sĩ)[4].
S. gigantea là một loài sinh sản vô tính theo hình thức phân mảnh[5]. Ở nhiều nơi tại Indonesia, S. gigantea có thể được chế biến như một món hải sản[1].
Độc tố và tác dụng dược học
[sửa | sửa mã nguồn]Nghiên cứu cho thấy, protein thô thu được từ chiết xuất methanol ở hải quỳ S. gigantea và Stichodactyla mertensii có thể gây hiện tượng tán huyết trên hồng cầu của người (và một số loài vật), khả năng gây độc thần kinh và có thể gây chết người[6]. Dịch chiết thô của hai loài hải quỳ này còn có tác dụng làm giảm đau (được thí nghiệm ở chuột)[6], cũng như đặc tính kháng khuẩn và nấm[7].
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Daphne Gail Fautin; S. H. Tan; Ria Tan (2009). “Sea anemones (Cnidaria: Actiniaria) of Singapore: Abundant and well-known shallow-water species” (PDF). The Raffles Bulletin of Zoology. 22: 132.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 1. Sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 2. Anemonefishes”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Hayes, Floyd E.; Painter, Brandon J. (2016). “Ectosymbionts of the Sea Anemone Stichodactyla gigantea at Kosrae, Micronesia” (PDF). Animal Systematics, Evolution and Diversity. 32 (2): 112–117. doi:10.5635/ASED.2016.32.2.112. ISSN 2234-6953.
- ^ Muhammad Marzuki; Muhammad Junaidi; Baiq Hilda; Astriana Muhammad Ridwan (2017). “Morphological Performance and Survival Rate of Fragmented Carpet Anemone (Stichodactyla gigantea) in Floating Net Cages”. International Journal of Advanced Research. 5 (4): 894–901. doi:10.21474/IJAR01/3892.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ a b Thangaraj, S.; Bragadeeswaran, S. (2012). “Assessment of biomedical and pharmacological activities of sea anemones Stichodactyla mertensii and Stichodactyla gigantea from Gulf of Mannar Biosphere Reserve, southeast coast of India”. Journal of Venomous Animals and Toxins including Tropical Diseases. 18 (1): 53–61. doi:10.1590/S1678-91992012000100007. ISSN 1678-9199.
- ^ Thangaraj, S.; Bragadeeswaran, S.; Suganthi, K.; Kumaran, N. Sri (2011). “Antimicrobial properties of sea anemone Stichodactyla mertensii and Stichodactyla gigantea from Mandapam coast of India”. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine. 1 (1): 43–46. doi:10.1016/S2221-1691(11)60120-2. ISSN 2221-1691.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Shiomi, Kazuo; Honma, Tomohiro; Ide, Masao; Nagashima, Yuji; Ishida, Masami; Chino, Makoto (2003). “An epidermal growth factor-like toxin and two sodium channel toxins from the sea anemone Stichodactyla gigantea”. Toxicon. 41 (2): 229–236. doi:10.1016/s0041-0101(02)00281-7. ISSN 0041-0101. PMID 12565742.
- Hu, Bo; Guo, Wei; Wang, Liang-hua; Wang, Jian-guang; Liu, Xiao-yu; Jiao, Bing-hua (2011). “Purification and Characterization of Gigantoxin-4, a New Actinoporin from the Sea Anemone Stichodactyla gigantea”. International Journal of Biological Sciences. 7 (6): 729–739. ISSN 1449-2288. PMC 3119845. PMID 21697999.