Anomaluridae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Anomaluridae
Thời điểm hóa thạch: Cuối thế Eocen - Gần đây
Zenkerella insignis, sóc đuôi lông Cameroon
Họa sĩ: Joseph Smit, 1898
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Phân bộ (subordo)Anomaluromorpha
Họ (familia)Anomaluridae
Gervais in d'Orbigny, 1849[1]
Các chi

Anomaluridae là một họ động vật gặm nhấm được tìm thấy ở Trung Phi.[3] Chúng được biết đến là anomalure hay sóc đuôi lông. Bảy loài còn sinh tồn được phân thành ba chi. Đa số có sắc lông rực rỡ. Họ này được Gervais miêu tả năm 1849.[1]

Tất cả các loài trong họ này trừ sóc đuôi lông Cameroon đều có màng giữa chân trước và chân sau giống như sóc bay, nhưng chúng không có quan hệ họ hàng với các loài sóc bay của tông Petauristini thuộc Họ Sóc (Sciuridae). Chúng được phân biệt bởi hai hàng vảy nhọn, nhô lên ở mặt dưới đuôi của chúng.[4] Giải phẫu đầu của chúng khá khác biệt so với đầu các loài sóc bay trong Họ Sóc.

Đa số các loài họ này nghỉ ngơi vào ban ngày trong các hốc cây rỗng, với số lượng lên đến vài chục con trên một cây. Chúng chủ yếu là động vật ăn thực vật, và có thể di chuyển đến 6 km (3,7 dặm) từ cây chúng nơi chúng nghỉ ngơi để tìm kiếm lá, hoa hoặc quả, mặc dù chúng cũng ăn một lượng nhỏ côn trùng. Chúng sinh những lứa lên đến ba con, những con được sinh ra có sẵn lông và năng động.[4]

Chúng đại diện cho một trong những sự tiến hóa độc lập của khả năng lướt ở động vật có vú. Những loài khác bao gồm các loài sóc bay thực sự của lục địa Á-ÂuBắc Mỹ, chồn bay của Đông Nam Á, và thú có túi biết lượn trong phân bộ Phalangeriformes của Úc.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Anomaluridae”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ Sallam, Hesham M; Seiffert, Erik R.; Simons, Elwyn L., Brindley, Chloe. A Large-bodied Anomaluroid rodent from the earliest late Eocene of Egypt: Phylogenetic and biogeographic implications. Journal of Vertebrate Paleontology 30(5):1579–1593, September 2010.
  3. ^ Bản mẫu:MSW3 Anomaluridae
  4. ^ a b Fleming, Theodore (1984). Macdonald, D. (biên tập). The Encyclopedia of Mammals. New York: Facts on File. tr. 632. ISBN 0-87196-871-1.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Anomaluridae tại Wikispecies