Kiến vàng điên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Anoplolepis gracilipes)
Anoplolepis gracilipes
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hymenoptera
Họ (familia)Formicidae
Chi (genus)Anoplolepis
Loài (species)A. gracilipes
Danh pháp hai phần
Anoplolepis gracilipes
F. Smith, 1857
Danh pháp đồng nghĩa
Formica longipes,
Plagiolepis longipes,
Anoplolepis longipes[1]

Kiến vàng điên, tên khoa học Anoplolepis gracilipes, là một loài trong chi Anoplolepis, họ kiến. Loài này được F. Smith phân loại vào năm 1857.

Chúng được gọi là kiến vàng "điên" bởi chúng di chuyển hỗn loạn và là một trong những động vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới. Khả năng phát triển nhanh của chúng hình thành các siêu lãnh thổ đông đúc với tỷ lệ lên đến 1.000 con/km2.

Các nhà khoa học cho rằng kiến vàng điên bắt nguồn từ châu Phi rồi chu du tới châu Á thông qua các vật liệu bao gói hoặc thùng hàng.[1] Chúng xâm nhập một cách tình cờ vào lãnh thổ ÚcĐảo Giáng Sinh trên Ấn Độ Dương và lần đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc Australia vào năm 1990. Số lượng tăng nhanh chỉ trong vài năm, kiến vàng điên ăn hệ thực vật địa phương, tiêu diệt hoặc lấn át các loài động vật không xương sống bản địa, làm hủy hoại hệ sinh thái ở những nơi mà chúng đi qua.

Phân bố và đặc tính thông thường[sửa | sửa mã nguồn]

Nơi phân bố nguyên thủy của loài kiến điên này vẫn chưa biết, nhưng có giả thuyết cho rằng chúng bắt nguồn từ Tây Phi. Sau đó, chúng được đưa tới những vùng xích đạo hoặc bán xích đạo qua đường thủy (trên các thùng hàng...) như vùng biển Caribbe, các quần đảo Ấn Độ Dương, và Thái Bình Dương.[2][3] Kiến vàng điên đã xâm nhập hệ thống nông nghiệp như các loài cây quế, cam, cà phêdừa.

Loài kiến vàng điên được gọi là "những kẻ ăn rác" và có chế độ ăn lớn, một chế độ rất phổ biến với những loài xâm lấn. Kiến điên ăn đủ thứ, từ ngũ cốc, ngô, hạt cây... tới cua, các loài côn trùng... Như các loài kiến khác, kiến vàng điên cần một chế độ ăn giàu đạm (protein) để kiến chúa đẻ trứng, và chế độ ăn giàu cacbohydrat để kiến thợ làm việc.

Trên đảo Giáng sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Khi xâm lấn trên đảo Giáng sinh, kiến vàng điên đã thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái của đảo này. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ bướm, côn trùng, thạch sùng... Sự thay đổi lớn nhất mà loài kiến này gây ra chính là làm loài cua đỏ bị giảm sút. Trước kia, số các thể cua đỏ trên đảo Christmas là khoảng 43,7 triệu con trưởng thành.[4] Từ khi kiến vàng điên xâm nhập đảo Christmas, số lượng cua bị tiêu diệt là 10-15 triệu con.[5]

Các mối nguy hại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các thập kỷ gần đây loài kiến vàng điên được xếp vào danh sách 100 loài xâm lăng nguy hiểm nhất. Các cư dân ở HawaiiMadagascar đã cố tiêu diệt loài kiến này song chưa có giải pháp. Đảo Giáng sinh là tâm điểm cho những biện pháp nghiên cứu tiêu diệt kiến vàng điên.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b "Anoplolepis gracilipes (insect) Lưu trữ 2012-02-12 tại Wayback Machine".
  2. ^ Holoway D.A., David A.; Lach, Lori; Suarez, Andrew V.; Tsutsui, Neil D.; Case, Ted J. (2002). “The causes and consequences of ant invasions”. Annual Review of Ecology and Systematics. 33: 181–233. doi:10.1146/annurev.ecolsys.33.010802.150444.
  3. ^ McGlynn T.P., Terrence P. (1999). “The Worldwide Transfer of Ants: Geographical Distribution and Ecological Invasions”. Journal of Biogeography. 26 (3): 535–548. doi:10.1046/j.1365-2699.1999.00310.x.
  4. ^ A. M. Adamczewska & S. Morris (2001). “Ecology and behavior of Gecarcoidea natalis, the Christmas Island red crab, during the annual breeding migration” (PDF). The Biological Bulletin. 200: 305–320. PMID 11441973. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ Dennis J. O'Dowd, Peter T. Green & P. S. Lake (2003). “Invasional 'meltdown' on an oceanic island” (PDF). Ecology Letters. 6 (9): 812–817. doi:10.1046/j.1461-0248.2003.00512.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]