Bước tới nội dung

Axit methylmalonic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Axit methylmalonicmột hợp chất hóa học thuộc nhóm axit dicacboxylic. Nó bao gồm cấu trúc cơ bản của axit malonic và mang nhóm methyl. Muối của axit metylmalonic được gọi là metylmalonat.

Quá trình chuyển hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Con đường chuyển hóa propionat với sản phẩm phụ là axit methylmalonic.

Axit methylmalonic là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa propionat.[1] Các nguyên liệu đầu vào và sự đóng góp tương ứng của chúng cho quá trình chuyển hóa propionat trong toàn bộ cơ thể lần lượt như sau:[2]

Dẫn xuất propionat, propionyl-CoA, được biến đổi thành D-methylmalonyl-CoA bởi enzyme propionyl-CoA carboxylase, sau đó được chuyển hóa thành L-methylmalonyl-CoA bởi enzyme methylmalonyl-CoA epimerase.[5] Tiếp đó tham gia vào chu trình Krebs thông qua quá trình biến đổi L-methylmalonyl-CoA thành succinyl-CoA bởi enzyme L-methylmalonyl-CoA mutase, mà vitamin B12 dưới dạng adenosylcobalamin được sử dụng làm coenzym.[1] Con đường biến đổi từ propionyl-CoA đến succinyl-CoA này là một trong những phản ứng bổ sung quan trọng nhất của chu trình Krebs.[6] Axit methylmalonic được hình thành như một sản phẩm phụ của con đường chuyển hóa này khi D-methylmalonyl-CoA bị cắt thành axit methylmalonic và CoA bởi enzyme D-methylmalonyl-CoA hydrolase.[4][1] Ngược lại, enzyme họ acyl-CoA synthetase 3 (acyl-CoA synthetase family member 3 – ACSF3) có vai trò chuyển đổi axit methylmalonic và CoA thành methylmalonyl-CoA.[7]

Các esterases nội bào có khả năng loại bỏ nhóm methyl (-CH3) ra khỏi axit methylmalonic và từ đó tạo ra axit malonic.[8]

Ý nghĩa lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu vitamin B12

[sửa | sửa mã nguồn]

Tăng axit methylmalonic máu có thể gợi ý tình trạng thiếu vitamin B12. Xét nghiệm này có độ nhạy cao (những người thiếu vitamin B12 hầu như luôn có mức axit methylmalonic cao) nhưng cũng không quá đặc hiệu (những người không thiếu vitamin B12 cũng có thể có mức axit methylmalonic cao).[9] Axit methylmalonic máu tăng trong 90–98% bệnh nhân thiếu vitamin B12. Xét nghiệm này có độ đặc hiệu thấp do 20–25% bệnh nhân trên 70 tuổi có mức axit methylmalonic máu tăng, nhưng 25–33% trong số họ không bị thiếu vitamin B12. Vì thế, việc xét nghiệm axit methylmalonic máu không được khuyến cáo định kỳ đối với người cao tuổi.[10]

Bệnh chuyển hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm rối loạn di truyền liên quan đến nhiễm methylmalonic máu (methylmalonic acidemias – MMAs) đặc trưng bởi sự dư thừa chất chuyển hóa.

Trong trường hợp nồng độ axit methylmalonic tăng có kèm theo tăng nồng độ axit malonic, thì đây là bệnh lý nhiễm kết hợp axit malonic và methylmalonic niệu (CMAMMA). CMAMMA có thể phân biệt được với bệnh nhiễm methylmalonic máu cổ điển bằng cách tính tỷ lệ axit malonic và axit methylmalonic trong huyết tương.[11]

Ngoài ra, sự tích tụ axit methylmalonic trong máu theo độ tuổi đã được chứng minh có liên quan với sự tiến triển khối u vào năm 2020.[12]

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non cũng có thể dẫn đến tăng axit methylmalonic máu do sự cạnh tranh của vi khuẩn trong quá trình hấp thu vitamin B12.[13][14] Điều này đúng đối với vitamin B12 hấp thu từ thức ăn và bổ sung qua đường uống, có thể được khắc phục bằng cách tiêm vitamin B12. Cũng có giả thuyết từ các nghiên cứu ca bệnh của bệnh nhân có hội chứng ruột ngắn, rằng sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột dẫn đến tăng sản xuất axit propionic, một tiền chất của axit methylmalonic.[15] Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, mức axit methylmalonic trở lại bình thường sau khi sử dụng metronidazole.[15][16]

Đo lường

[sửa | sửa mã nguồn]

Nồng độ axit methylmalonic trong máu được đo bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ hoặc sắc ký lỏng ghép khối phổ. Giá trị bình thường của axit methylmalonic ở người khỏe mạnh dao động từ 73 đến 271 nmol/L.[17][18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Tejero, Joanne; Lazure, Felicia; Gomes, Ana P. (tháng 3 năm 2024). “Methylmalonic acid in aging and disease”. Trends in Endocrinology & Metabolism (bằng tiếng Anh). 35 (3): 188–200. doi:10.1016/j.tem.2023.11.001. PMC 10939937. PMID 38030482.
  2. ^ a b c d Chandler, R.J.; Venditti, C.P. (tháng 9 năm 2005). “Genetic and genomic systems to study methylmalonic acidemia”. Molecular Genetics and Metabolism (bằng tiếng Anh). 86 (1–2): 34–43. doi:10.1016/j.ymgme.2005.07.020. PMC 2657357. PMID 16182581.
  3. ^ a b c d Baumgartner, Matthias R; Hörster, Friederike; Dionisi-Vici, Carlo; Haliloglu, Goknur; Karall, Daniela; Chapman, Kimberly A; Huemer, Martina; Hochuli, Michel; Assoun, Murielle (tháng 12 năm 2014). “Proposed guidelines for the diagnosis and management of methylmalonic and propionic acidemia”. Orphanet Journal of Rare Diseases (bằng tiếng Anh). 9 (1). doi:10.1186/s13023-014-0130-8. ISSN 1750-1172. PMC 4180313. PMID 25205257.
  4. ^ a b Kovachy, R. J.; Stabler, S. P.; Allen, R. H. (1988). “D-methylmalonyl-CoA hydrolase”. Methods in Enzymology. 166: 393–400. doi:10.1016/s0076-6879(88)66051-4. ISSN 0076-6879. PMID 3071714.
  5. ^ Diogo, Rui; Rua, Inês B; Ferreira, Sara; Nogueira, Célia; Pereira, Cristina; Rosmaninho-Salgado, Joana; Diogo, Luísa (31 tháng 10 năm 2023). “Methylmalonyl Coenzyme A (CoA) Epimerase Deficiency, an Ultra-Rare Cause of Isolated Methylmalonic Aciduria With Predominant Neurological Features”. Cureus (bằng tiếng Anh). doi:10.7759/cureus.48017. ISSN 2168-8184. PMC 10687495. PMID 38034150.
  6. ^ Collado, M. Sol; Armstrong, Allison J.; Olson, Matthew; Hoang, Stephen A.; Day, Nathan; Summar, Marshall; Chapman, Kimberly A.; Reardon, John; Figler, Robert A. (tháng 7 năm 2020). “Biochemical and anaplerotic applications of in vitro models of propionic acidemia and methylmalonic acidemia using patient-derived primary hepatocytes”. Molecular Genetics and Metabolism (bằng tiếng Anh). 130 (3): 183–196. doi:10.1016/j.ymgme.2020.05.003. PMC 7337260. PMID 32451238.
  7. ^ “ACSF3 gene”. medlineplus.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ McLaughlin, B.A; Nelson, D; Silver, I.A; Erecinska, M; Chesselet, M.-F (tháng 5 năm 1998). “Methylmalonate toxicity in primary neuronal cultures”. Neuroscience (bằng tiếng Anh). 86 (1): 279–290. doi:10.1016/S0306-4522(97)00594-0.
  9. ^ “Sensitivity and Specificity”. med.emory.edu. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
  10. ^ “B12 Deficiency and Dizziness”. www.dizziness-and-balance.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2007.
  11. ^ de Sain-van der Velden, Monique G. M.; van der Ham, Maria; Jans, Judith J.; Visser, Gepke; Prinsen, Hubertus C. M. T.; Verhoeven-Duif, Nanda M.; van Gassen, Koen L. I.; van Hasselt, Peter M. (2016), Morava, Eva; Baumgartner, Matthias; Patterson, Marc; Rahman, Shamima (biên tập), “A New Approach for Fast Metabolic Diagnostics in CMAMMA”, JIMD Reports, Volume 30, Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, 30, tr. 15–22, doi:10.1007/8904_2016_531, ISBN 978-3-662-53680-3, PMC 5110436, PMID 26915364, truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2024
  12. ^ Gomes, Ana P.; Ilter, Didem; Low, Vivien; Endress, Jennifer E.; Fernández-García, Juan; Rosenzweig, Adam; Schild, Tanya; Broekaert, Dorien; Ahmed, Adnan (10 tháng 9 năm 2020). “Age-induced accumulation of methylmalonic acid promotes tumour progression”. Nature (bằng tiếng Anh). 585 (7824): 283–287. doi:10.1038/s41586-020-2630-0. ISSN 0028-0836. PMC 7785256. PMID 32814897.
  13. ^ Dukowicz, Andrew C.; Lacy, Brian E.; Levine, Gary M. (tháng 2 năm 2007). “Small intestinal bacterial overgrowth: a comprehensive review”. Gastroenterology & Hepatology. 3 (2): 112–122. ISSN 1554-7914. PMC 3099351. PMID 21960820.
  14. ^ Giannella, R.A.; Broitman, S.A.; Zamcheck, N. (tháng 2 năm 1972). “Competition Between Bacteria and Intrinsic Factor for Vitamin B12: Implications for Vitamin B12 Malabsorption in Intestinal Bacterial Overgrowth”. Gastroenterology (bằng tiếng Anh). 62 (2): 255–260. doi:10.1016/S0016-5085(72)80177-X.
  15. ^ a b Sentongo, Timothy A; Azzam, Ruba; Charrow, Joel (tháng 4 năm 2009). “Vitamin B 12 Status, Methylmalonic Acidemia, and Bacterial Overgrowth in Short Bowel Syndrome”. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition (bằng tiếng Anh). 48 (4): 495–497. doi:10.1097/MPG.0b013e31817f9e5b. ISSN 0277-2116.
  16. ^ Jimenez, Lissette; Stamm, Danielle A.; Depaula, Brittany; Duggan, Christopher P. (tháng 1 năm 2018). “Is Serum Methylmalonic Acid a Reliable Biomarker of Vitamin B12 Status in Children with Short Bowel Syndrome: A Case Series”. The Journal of Pediatrics (bằng tiếng Anh). 192: 259–261. doi:10.1016/j.jpeds.2017.09.024. PMC 6029886. PMID 29129351.
  17. ^ Isber S (2007). The role of poor nutritional status and hyperhomocysteinemia in complicated pregnancy in Syria (PDF) (doctoralThesis). doi:10.22028/D291-20838.
  18. ^ “Methylmalonic Acid, Serum or Plasma (Vitamin B12 Status)”. ltd.aruplab.com.