Bách Thuận

Bách Thuận
Xã Bách Thuận
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnVũ Thư
Thành lập1976[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°25′24″B 106°13′33″Đ / 20,42333°B 106,22583°Đ / 20.42333; 106.22583
Bách Thuận trên bản đồ Việt Nam
Bách Thuận
Bách Thuận
Vị trí xã Bách Thuận trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,95 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng10.055 người[2]
Mật độ1.123 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính13243[3]

Bách Thuận là một thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Xã có diện tích 8,95 km², dân số năm 2021 là 10.365 người,[2] mật độ dân số đạt 1.158 người/km².

Làng vườn Bách Thuận[sửa | sửa mã nguồn]

Vốn là địa phương có tiếng về phát triển cây ăn trái, tơ tằm, năm 2002 xã Bách Thuận triển khai quy hoạch thành khu Làng vườn. Các cánh đồng hoa hoa trải dài ở các thôn Liên Hồng, Trung Hòa. Cây ăn quả ở Chiến Thắng, Bình Minh. Thôn Bách Tính được quy hoạch tập trung phát triển các dòng cây hàng lá, cây cảnh, cây thế.

Các Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 2 khu di tích chính Nhà lưu niệm Nguyễn Kim Nho (gồm từ đư­ờng, chùa Từ Vân cùng phần mộ) và Quần thể Đình chùa Bách Tính.

Nhà lưu niệm Nguyễn Kim Nho[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Kim là một dòng họ lâu đời tại Bách Thuận với một số cá nhân có đóng góp cho đất nước như: Cố Chủ tịch hiệp hội chè và Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam Nguyễn Kim Trọng[4][5][6][7]

Thiếu tướng Nguyễn Kim Tôn, Giám đốc Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội (Việt Nam)[4]

Vào đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) tại làng Thuận Vy, huyện Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường (nay là thôn Thuận Vy, xã Bách Tính, huyện Vũ Thư, Thái Bình) có gia đình quý tộc, anh là tiến sỹ Nguyễn Lệ, giữ chức Đông cung giảng dụ; em trai là cử nhân Nguyễn Kim Tích, làm quan án trấn Sơn Tây. Các con của quan án đều là những người có tài: Nguyễn Kim Hồng

Nguyễn Kim Phẩm được phong trưởng cơ hữu đạo đại tướng quân, hàm quận công, được thờ ở “trung tiết công thần” Huế.

Nguyễn Kim Trẩn được phong “Phấn dũng tướng quân, khinh xa vệ úy, tráng liệt tôn thần”.

Nguyễn Kim Nho Đô Đốc thủy quân của vua Quang Trung.

đặc biệt trưởng nữ ông là Nguyễn Thị Uyển Trà.[4]

Chùa Từ Vân[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa xây tại làng Bách Thuận (xưa là tổng Thuận Vi) cách Thành phố Thái Bình hơn 10km, phía Bắc là cầu Tân Đệ, phía Tây Nam là sông Hồng. Chùa có tên gọi ban đầu là chùa Phật Bà hay “Từ Vân Tự".

Vào thời Trịnh-Nguyễn, bà Nguyễn Thị Uyển Trà đã xin phép bố là ông Nguyễn Kim Tích bỏ tiền ra phát chẩn cứu dân. Anh trai ông Nguyễn Công là Nguyễn Lệ có dạy học cho Thái tử Lê Duy Vĩ, khi Thái tử đột ngột qua đời (năm 1771) thì chúa Trịnh Sâm đã cho người đến tru di đại gia đình Nguyễn Lệ và Nguyễn Công rồi tàn sát cả làng. Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diễm trong dịp đi lễ từ đền Gòi về đền Sòng, khi qua khu làng bà biết chuyện và ra lệnh cấm không cho quân lính truy sát những người bỏ chốn. Khi Thái phi và Trịnh Sâm ghé chùa Từ Vân đã gặp

Sư trụ trì có hiệu là Phúc Lai -chính là bà Nguyễn Trị Uyển Trà- và Thái Phi được sư cô thuyết pháp. Hôm sau Thái Phi ra lệnh lập lễ ban phúc cho dân làng và thu hồi lệnh của Trịnh Sâm.[8] Sau này dân làng phong bà làm Thánh Mẫu, thờ cúng tại chùa.

Năm Khải Định thứ 9 (1925) bà Uyển Trà chính thức được phong thần. Triều đình giao cho “Tỉnh Thái Bình, huyện Thư Trì, xã Thuận Vy phụng sự: Hiệp Thuận, Minh Khiết, Tĩnh Uyển, Phương Anh phu nhân Nguyễn Thị Uyển Trà”.

Chùa được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 100/ VHQG, ngày 21 tháng 1 năm 1989.

Quần thể Đình chùa Bách Tính[sửa | sửa mã nguồn]

Đình - Chùa Bách Tính đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Khu Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 639 ngày 30-3-1991. Hai cây gạo và cây muỗm trong khuôn viên khu di tích được Hội sinh vật cảnh Việt Nam công nhận là cây di tích lịch sử văn hóa.


Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quyết định 1507/1976/QĐ-TCCP
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b c “Chuyện ở từ đường dòng họ Nguyễn Kim”. vuthu.thaibinh.gov.vn. 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ NLD.COM.VN (18 tháng 9 năm 2003). “Ông Nguyễn Kim Trọng, Tổng Giám đốc VINATEA, tử nạn ở Iraq”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ “Tổng giám đốc Vinatea bị nạn tại Iraq”. Tuổi Trẻ Online. 18 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Nam, Báo Thế giới và Việt (25 tháng 7 năm 2015). “Chuyến đi định mệnh tới Iraq”. Báo Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Di tích lịch sử văn hóa chùa Từ Vân xã Bách Thuận”. thbachthuan1.vuthutb.edu.vn. 20 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]