Các Công ước Genève

Thành viên các Công ước Genève I–IV và các Nghị định thư I–III | Thành viên các Công ước Genève I–IV và các Nghị định thư I–II |
Thành viên các Công ước Genève I–IV và các Nghị định thư I và III | Thành viên các Công ước Genève I–IV và Nghị định thư I |
Thành viên các Công ước Genève I–IV và Nghị định thư III | Thành viên các Công ước Genève I–IV và không Nghị định thư nào |
Các Công ước Genève[1][2][3] là bốn công ước và ba nghị định thư luật nhân đạo quốc tế quy định luật quốc tế về việc đối xử nhân đạo trong chiến tranh. Các Công ước Genève quy định các quyền cơ bản của tù binh, dân thường, quân nhân và thiết lập chế độ bảo vệ cho thương binh, bệnh binh, dân thường trong và xung quanh khu vực chiến sự. Các Công ước Genève cũng xác định chế độ bảo vệ cho những người không tham chiến thuộc diện bảo vệ.[4] Hiện tại, 196 quốc gia đã phê chuẩn các Công ước Genève.[5]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1859, doanh nhân người Thụy Sĩ Henry Dunant đến thăm thương binh sau Trận Solferino. Sau khi chứng kiến tình trạng thiếu cơ sở vật chất, nhân sự và trợ giúp y tế, ông xuất bản cuốn sách Ký ức về Solferino vào năm 1862, kể lại những nỗi kinh hoàng của binh lính trong chiến tranh và đề xuất thiết lập:[6]
- Một cơ quan viện trợ nhân đạo thường trực trong thời chiến
- Một điều ước quốc tế công nhận tính trung lập của cơ quan viện trợ nhân đạo và đảm bảo hoạt động của cơ quan trong vùng chiến sự


Ngày 22 tháng 8 năm 1864, chính phủ Thụy Sĩ mời chính phủ của tất cả các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Brasil và México tham dự một hội nghị ngoại giao để đàm phán về đề xuất của Dunant. Tổng cộng có 16 quốc gia cử đại biểu tới tham dự hội nghị. Ngày 22 tháng 8 năm 1864, hội nghị thông qua Công ước Genève về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ. 12 quốc gia ký công ước:[8][9]
Năm 1901, Henry Dunant là người đồng nhận Giải Nobel Hòa bình đầu tiên vì nỗ lực thành lập Phong trào Chữ thập đỏ quốc tế và các Công ước Genève.[10][11]
Ngày 20 tháng 10 năm 1868, một điều ước sửa đổi, bổ sung một số điều của Công ước Genève năm 1864 liên quan đến chiến tranh trên biển được ký kết nhưng chỉ được Hà Lan và Hoa Kỳ phê chuẩn.[12] Sau cùng, Hà Lan rút khỏi điều ước.[13] Tuy nhiên, Công ước Den Haag 1899 và 1907 sau này được thông qua, thiết lập chế độ bảo vệ nạn nhân của chiến tranh trên biển.[14]
Năm 1906, chính phủ Thụy Sĩ triệu tập một hội nghị để sửa đổi, bổ sung Công ước Genève năm 1864 với sự tham dự của đại diện 35 quốc gia. Ngày 6 tháng 7 năm 1906, hội nghị thông qua sửa đổi, bổ sung Công ước Genève năm 1864.[15][16]
Ngày 27 tháng 7 năm 1929, Công ước Genève năm 1864 được sửa đổi, bổ sung lần thứ ba và Công ước về đối xử tù binh được thông qua nhằm chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót của Công ước Den Haag 1899 và 1907 về việc bảo vệ tù binh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.[14][17][18][19]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt các hội nghị được triệu tập vào năm 1949 để cập nhật, mở rộng các Công ước Genève và Den Haag. Kết quả là bốn Công ước Genève được thông qua:
- Công ước Genève I, kế thừa Các Công ước Genève năm 1864.[20]
- Công ước Genève II về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và người bị đắm tàu thuộc lực lượng hải quân, thay thế Công ước Den Haag X 1907, là Công ước Genève về bảo vệ nạn nhân của chiến tranh trên biển.[21][14]
- Công ước Genève III, kế thừa Công ước về đối xử tù binh 1929.[22]
- Công ước Genève IV về bảo vệ dân thường trong thời chiến, bổ sung một số điều của Công ước Den Haag 1899 và 1907 về bảo vệ dân thường và lãnh thổ bị chiếm đóng, là Công ước Genève đầu tiên không phải về người tham chiến.[23]

Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Công ước
[sửa | sửa mã nguồn]Các Công ước Genève gồm bốn công ước:
- Công ước Genève I về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ (được thông qua vào năm 1864,[24] được sửa đổi vào năm 1906,[25] năm 1929[26] và năm 1949);[27]
- Công ước Genève II về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và người bị đắm tàu thuộc lực lượng hải quân (được thông qua vào năm 1949, kế thừa Công ước Den Haag X 1907);[28]
- Công ước Genève III về đối xử tù binh (được thông qua vào năm 1929,[29] sửa đổi cuối cùng vào năm 1949);[30]
- Công ước Genève IV về bảo vệ dân thường trong chiến tranh (được thông qua vào năm 1949, căn cứ một phần Công ước Den Haag II năm 1899 và Công ước Den Haag IV 1907).[31]
Hiện tại, 196 quốc gia đã phê chuẩn các Công ước Genève.[5]
Nghị định thư
[sửa | sửa mã nguồn]Các Công ước Genève có ba nghị định thư:
- Nghị định thư I (1977) về bảo vệ nạn nhân của xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế[32]
- Nghị định thư II (1977) về bảo vệ nạn nhân của xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế[33]
- Nghị định thư III (2005) về chấp nhận Biểu tượng đặc biệt bổ sung[34]
Phạm vi áp dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]Các Công ước Genève được áp dụng đối với tất cả các trường hợp chiến tranh hoặc xung đột vũ trang giữa các quốc gia thành viên, dù cho một quốc gia thành viên không thừa nhận tình trạng chiến tranh. Trong trường hợp một quốc gia tham chiến không phải là thành viên các Công ước Genève thì các quốc gia thành viên vẫn có nghĩa vụ tuân thủ các Công ước Genève nếu quốc gia không phải là thành viên chấp nhận và áp dụng các điều khoản của các Công ước Genève.[35][36]
Nghị định thư I quy định các Công ước Genève được áp dụng đối với xung đột vũ trang chống thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc.[37]
Xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]Các Công ước Genève quy định những tiêu chuẩn tối thiểu được áp dụng đối với xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế.[38] Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế giải thích rằng một cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế nếu ít nhất một bên không phải là một quốc gia,[39] ví dụ như xung đột vũ trang giữa một quốc gia và một chủ thể phi quốc gia hoặc xung đột vũ trang giữa các chủ thể phi quốc gia.[40]
Một xung đột có thể được coi là xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế nếu sự bạo lực đạt đến một cường độ nhất định và chủ thể phi quốc gia trong xung đột có sự tổ chức nhất định và có thể tiến hành các hoạt động quân sự.[41]
Phân loại xung đột vũ trang
[sửa | sửa mã nguồn]Các Công ước Genève không định nghĩa "xung đột vũ trang". Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế xem xét mức độ bạo lực để xác định sự tồn tại của xung đột vũ trang theo từng trường hợp. Đối với xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc cấm việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nên thậm chí những sự kiện sử dụng vũ lực nhỏ giữa hai quốc gia có thể thuộc diện áp dụng các Công ước Genève.[42]
Đối với xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế nhận định rằng sự can thiệp quân sự của nước ngoài chống lại một chủ thể phi quốc gia trong một quốc gia khác cũng có thể thuộc diện áp dụng các Công ước Genève nếu quốc gia đó cho phép sự can thiệp quân sự. Trong trường hợp một quốc gia can thiệp quân sự mà không có sự đồng ý của quốc gia khác hoặc để ủng hộ một chủ thể phi quốc gia chống lại quốc gia đó thì xung đột đó được coi là mang tính chất quốc tế.[42][43]
Thi hành
[sửa | sửa mã nguồn]Vi phạm nghiêm trọng
[sửa | sửa mã nguồn]
Những vi phạm nghiêm trọng của các Công ước Genève được coi là tội ác chiến tranh. Những hành vi sau đây được coi là vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève III và IV nếu được thực hiện đối với một người thuộc diện bảo vệ của các Công ước:[44]
- giết người, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, bao gồm thử nghiệm trên cơ thể người
- gây đau khổ hoặc thương tích nghiêm trọng cho cơ thể hoặc sức khỏe
- cưỡng ép một người thuộc diện bảo vệ phải phục vụ trong quân đội của một quốc gia
- tước đoạt quyền được xét xử công bằng của một người thuộc diện bảo vệ bị buộc tội ác chiến tranh
Những hành vi sau đây cũng được coi là vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève IV:[44]
- bắt giữ con tin
- phá hủy, chiếm đoạt tài sản trên diện rộng mà không có nhu cầu quân sự, một cách tùy tiện và trái luật
- trục xuất, di dân hoặc biệt giam trái luật
Các Công ước Genève quy định quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải ban hành luật trừng phạt vi phạm nghiêm trọng các Công ước Genève và bắt giữ, truy tố người bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng các Công ước Genève hoặc người chịu trách nhiệm ra lệnh bất kể quốc tịch của người đó.[45]
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thành lập các tòa án đặc biệt để truy tố, xét xử vi phạm nghiêm trọng các Công ước Genève, bao gồm Tòa án Hình sự Quốc tế Rwanda và Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ. Hiện tại, Tòa án Hình sự Quốc tế có thẩm quyền đối với tội ác chiến tranh.
Di sản
[sửa | sửa mã nguồn]Các Công ước Genève được coi là nền tảng của luật nhân đạo quốc tế[46] và có vai trò trong những cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế gần đây, bao gồm Chiến tranh Afghanistan,[47] Chiến tranh Iraq, các cuộc xung đột ở Chechnya[48] và Chiến tranh Nam Ossetia 2008.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Hiệp định Genève (định hướng)
- Công ước Den Haag 1899 và 1907
- Nhân quyền
- Lá chắn sống
- Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
- Luật nhân đạo quốc tế
- Luật chiến tranh
- Luật Lieber
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hiền Lê (ngày 18 tháng 11 năm 2024). "Kỷ niệm 75 năm các Công ước Geneva – "Một bộ quy tắc mà tất cả chúng ta đều đồng lòng"". Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2025.
- ^ Thu Hoài (ngày 13 tháng 8 năm 2024). "Tròn 75 năm ra đời Công ước Geneva 1949 về bảo vệ tù binh và dân thường". Báo điện tử Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2025.
- ^ "60 năm Việt Nam phê chuẩn các Công ước Genève năm 1949". Báo Điện tử Chính phủ. ngày 5 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2025.
- ^ "The Practical Guide to Humanitarian Law: Protected Persons". Doctors Without Borders. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2023.
- ^ a b "United Nations Treaty Collection | Chapter IV: Human Rights". treaties.un.org. United Nations. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.
- ^ Dunant, Henry (tháng 12 năm 2015). A Memory of Solferino. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011. English version, full text online.
- ^ "The 1864 Geneva Convention - ICRC". www.icrc.org (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 8 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023.
- ^ "Convention for the Amelioration of the Condition of the Wounded in Armies in the Field. Geneva, 22 August 1864". Geneva, Switzerland: International Committee of the Red Cross ICRC. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
- ^ Roxburgh, Ronald (1920). International Law: A Treatise. London: Longmans, Green and co. tr. 707. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009.
- ^ Abrams, Irwin (2001). The Nobel Peace Prize and the Laureates: An Illustrated Biographical History, 1901–2001. US: Science History Publications. ISBN 9780881353884. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009.
- ^ The story of an idea Lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2019 tại Wayback Machine, film on the creation of the Red Cross, Red Crescent Movement and the Geneva Conventions
- ^ ICRC. "Additional Articles relating to the Condition of the Wounded in War. Geneva, 20 October 1868 – State Parties". Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ Dutch Government (ngày 20 tháng 4 năm 1900). "Kamerstukken II 1899/00, nr. 3 (Memorie van Toelichting)" (PDF) (bằng tiếng Hà Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ a b c Fleck, Dietrich (2013). The Handbook of International Humanitarian Law. Oxford: Oxford University Press. tr. 322. ISBN 978-0-19-872928-0.
- ^ Fleck, Dietrich (2013). The Handbook of International Humanitarian Law. Oxford: Oxford University Press. tr. 22 and 322. ISBN 978-0-19-872928-0.
- ^ ICRC. "Convention for the Amelioration of the Condition of the Wounded and Sick in Armies in the Field. Geneva, 6 July 1906". Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ ICRC. "Convention for the Amelioration of the Condition of the Wounded and Sick in Armies in the Field. Geneva, 27 July 1929". Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ ICRC. "Convention relative to the Treatment of Prisoners of War. Geneva, 27 July 1929". Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ Fleck, Dietrich (2013). The Handbook of International Humanitarian Law. Oxford: Oxford University Press. tr. 24–25. ISBN 978-0-19-872928-0.
- ^ ICRC. "Convention (I) for the Amelioration of the Condition of the Wounded and Sick in Armed Forces in the Field. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
The undersigned Plenipotentiaries of the Governments represented at the Diplomatic Conference held at Geneva from April 21 to August 12, 1949, for the purpose of revising the Geneva Convention for the Relief of the Wounded and Sick in Armies in the Field of July 27, 1929 [...]
- ^ ICRC. "Convention (II) for the Amelioration of the Condition of Wounded, Sick and Shipwrecked Members of Armed Forces at Sea. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
The undersigned Plenipotentiaries of the Governments represented at the Diplomatic Conference held at Geneva from April 21 to August 12, 1949, for the purpose of revising the Xth Hague Convention of October 18, 1907 for the Adaptation to Maritime Warfare of the Principles of the Geneva Convention of 1906 [...]
- ^ ICRC. "Convention (III) relative to the Treatment of Prisoners of War. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
The undersigned Plenipotentiaries of the Governments represented at the Diplomatic Conference held at Geneva from April 21 to August 12, 1949, for the purpose of revising the Convention concluded at Geneva on July 27, 1929, relative to the Treatment of Prisoners of War [...]
- ^ ICRC. "Convention (IV) relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
In the relations between the Powers who are bound by the Hague Conventions respecting the Laws and Customs of War on Land, whether that of July 29, 1899, or that of October 18, 1907, and who are parties to the present Convention, this last Convention shall be supplementary to Sections II and III of the Regulations annexed to the above-mentioned Conventions of The Hague.
- ^ ICRC. "Convention for the Amelioration of the Condition of the Wounded in Armies in the Field. Geneva, 22 August 1864". Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ "Convention for the Amelioration of the Condition of the Wounded and Sick in Armies in the Field. Geneva, 6 July 1906". International Committee of the Red Cross. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
- ^ ICRC. "Convention for the Amelioration of the Condition of the Wounded and Sick in Armies in the Field. Geneva, 27 July 1929". Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ ICRC. "Convention (I) for the Amelioration of the Condition of the Wounded and Sick in Armed Forces in the Field. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ ICRC. "Convention (II) for the Amelioration of the Condition of Wounded, Sick and Shipwrecked Members of Armed Forces at Sea. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ ICRC. "Convention relative to the Treatment of Prisoners of War. Geneva, 27 July 1929". Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ ICRC. "Convention (III) relative to the Treatment of Prisoners of War. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ ICRC. "Convention (IV) relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War. Geneva, 12 August 1949". Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
- ^ "Protocol Additional to the Geneva Conventions of 12 August 1949, and relating to the Protection of Victims of International Armed Conflicts (Protocol 1)". OHCHR (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2025.
- ^ "Protocol Additional to the Geneva Conventions of 12 August 1949, and Relating to the Protection of Victims of Non-International Armed Conflicts (Protocol II)". OHCHR (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2025.
- ^ "Protocol additional to the Geneva Conventions of 12 August 1949, and relating to the Adoption of an Additional Distinctive Emblem (Protocol III)" (pdf) (bằng tiếng Anh). Liên Hợp Quốc.
- ^ Pictet, Jean (1958). Geneva Conventions of 12 August 1949: Commentary. International Committee of the Red Cross. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009.
- ^ "Article 2 - Application of the Convention". International Humanitarian Law Databases (bằng tiếng Anh). Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2025.
- ^ "Protocol Additional to the Geneva Conventions of 12 August 1949, and relating to the Protection of Victims of International Armed Conflicts (Protocol 1)". OHCHR (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2025.
- ^ "Article 3--Conflicts Not of an International Character". icrc.org. ICRC. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
- ^ ICRC (2016). "2016 Commentary on the Geneva Convention". ICRC. tr. 393. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2017.
- ^ ICRC (ngày 8 tháng 3 năm 2016). "The Geneva Conventions of 1949 and their Additional Protocols".
- ^ ICRC (2008). "How is the Term "Armed Conflict" Defined in International Humanitarian Law?" (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
- ^ a b "Categorization of an armed conflict". United Nations Office on Drugs and Crime. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
- ^ Adil Ahmad Haque (ngày 8 tháng 4 năm 2016). "The United States is at War with Syria (according to the ICRC's New Geneva Convention Commentary)". EJIL: Talk!. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
- ^ a b "How "grave breaches" are defined in the Geneva Conventions and Additional Protocols". International Committee of the Red Cross. ngày 27 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2024.
- ^ "Practice Relating to Rule 157. Jurisdiction over War Crimes". International Committee of the Red Cross. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2017.
Article 49 of the 1949 Geneva Convention I, Article 50 of the 1949 Geneva Convention II, Article 129 of the 1949 Geneva Convention III and Article 146 of the 1949 Geneva Convention IV provide: The High Contracting Parties undertake to enact any legislation necessary to provide effective penal sanctions for persons committing, or ordering to be committed, any of the grave breaches of the present Convention defined in the following Article. Each High Contracting Party shall be under the obligation to search for persons alleged to have committed, or to have ordered to be committed [grave breaches of the 1949 Geneva Conventions], and shall bring such persons, regardless of their nationality, before its own courts. It may also, if it prefers, and in accordance with the provisions of its own legislation, hand such persons over for trial to another High Contracting Party concerned, provided such High Contracting Party has made out a prima facie case.
- ^ "The Geneva Conventions Today". International Committee of the Red Cross. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2009.
- ^ "Hamdan v. Rumsfeld". Oyez (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2025.
- ^ Abresch, William (2005). "A Human Rights Law of Internal Armed Conflict: The European Court of Human Rights in Chechnya" (PDF). European Journal of International Law. 16 (4): 741–767. doi:10.1093/ejil/chi139. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Evangelista, Matthew; Tannenwald, Nina (2017). Do the Geneva Conventions matter?. New York: Oxford university press. ISBN 978-0-19-937977-4.
- Dijk, Boyd van (2022). Preparing for war: the making of the Geneva Conventions. The history and theory of international law (ấn bản thứ 1). Oxford, United Kingdom ; New York, NY: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-886807-1. OCLC 1282596916.
- Mantilla, Giovanni (ngày 1 tháng 5 năm 2017). "Conforming Instrumentalists: Why the USA and the United Kingdom Joined the 1949 Geneva Conventions". European Journal of International Law. Quyển 28 số 2. tr. 483–511. doi:10.1093/ejil/chx027. ISSN 0938-5428.
- Kinsella, Helen (2015). The image before the weapon: a critical history of the distinction between combatant and civilian . Ithaca London: Cornell University Press. ISBN 978-1-5017-0067-5.