Cầu Đầm Cùng
Cầu Đầm Cùng | |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Vị trí | Huyện Cái Nước và huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau |
Tuyến đường | Quốc lộ 1 |
Bắc qua | Sông Bảy Háp |
Tọa độ | 8°51′12,3″B 105°01′11,6″Đ / 8,85°B 105,01667°Đ |
Thông số kỹ thuật | |
Vật liệu | Bê tông cốt thép dự ứng lực |
Tổng chiều dài | 2.050 m |
Rộng | 12 m |
Số làn xe | 2 làn xe |
Lịch sử | |
Tổng thầu | Bộ Giao thông Vận tải |
Khởi công | 5 tháng 1 năm 2009 |
Chi phí xây dựng | 351 tỷ đồng |
Đã thông xe | 30 tháng 1 năm 2012 |
Vị trí | |
Cầu Đầm Cùng bắc qua sông Bảy Háp nối liền huyện Cái Nước và huyện Năm Căn thuộc địa phận tỉnh Cà Mau.
Cầu được khởi công ngày 5 tháng 1 năm 2009 do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 351 tỷ đồng.[1] Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 chịu trách nhiệm thi công.
Điểm đầu cầu Đầm Cùng thuộc xã Trần Thới, huyện Cái Nước, điểm cuối thuộc địa phận xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Cầu có quy mô 2 làn xe, chiều rộng bề mặt 12m, chiều dài tuyến 2050 m, trong đó chiều dài cầu 668 m và đường hai đầu cầu dài 1380m, quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực[2]
Cầu Đầm Cùng là một trong hai cây cầu cuối cùng trên Đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau. Việc khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Đầm Cùng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của phà Đầm Cùng, phà cuối cùng trên Quốc lộ 1. Sáng 30 tháng 1 năm 2012 tại ấp Đầm Cùng xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Bộ GTVT phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức khánh thành cầu Đầm Cùng.[3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Khánh thành cầu Đầm Cùng tạo động lực để ĐBSCL phát triển”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khánh thành các công trình tại Cà Mau”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Cà Mau: Khánh thành cầu Đầm Cùng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.