Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy

(Đổi hướng từ Cẩm Sơn, Cai Lậy (huyện))
Cẩm Sơn
Xã Cẩm Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDẤp 1[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°22′6″B 106°05′3″Đ / 10,36833°B 106,08417°Đ / 10.36833; 106.08417
MapBản đồ xã Cẩm Sơn
Cẩm Sơn trên bản đồ Việt Nam
Cẩm Sơn
Cẩm Sơn
Vị trí xã Cẩm Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích12,41 km²[2]
Dân số (2013)
Tổng cộng8.009 người[2]
Mật độ645 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28489[3]
Số điện thoại0273.3.911.291

Cẩm Sơn là một thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Cẩm Sơn tiếp giáp thị trấn Bình Phú ở phía bắc, tiếp giáp xã Phú An và xã Hiệp Đức ở phía tây, tiếp giáp xã Hội Xuân và xã Long Trung ở phía nam, tiếp giáp thị xã Cai Lậy ở phía đông.[4]

Các sông, kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: sông Ba Rài, rạch Cầu Ván, rạch Cây Khế, rạch Chanh, rạch Chùa, rạch Gò Da, kênh Giồng Tre, rạch Ông Tùng, kênh Ngang, kênh Thanh Niên, kênh Thầy Thanh, rạch Tham Rôn.[5] Sông Ba Rài chảy theo hướng bắc nam đã cắt đôi địa bàn xã.[6]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Cẩm Sơn có diện tích 12,41 km², dân số năm 2013 là 8.009 người,[2] mật độ dân số đạt 645 người/km².

Xã Cẩm Sơn được chia thành 4 ấp: 1, 2, 3, 4.[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn xã từng là nơi diễn ra trận Tham Rôn giữa quân kháng chiến và quân Pháp.[7]

Ngày 25 tháng 6 năm 1963, quân kháng chiến miền Nam gồm tiểu đoàn 514 bộ đội tỉnh Mỹ Tho, bộ đội địa phương huyện Cai Lậy và du kích xã Cẩm Sơn, Hội Xuân, Long Trung tổ chức đánh chiếm đồn Tham Rôn, thuộc xã Cẩm Sơn.[8]

Ngày 15 tháng 9 năm 1967, địa bàn xã là nơi diễn ra trận đánh Ba Rài[9] giữa quân Mỹ và tiểu đoàn 263 quân kháng chiến miền Nam.[8]

Kinh tế – Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trục đường quan trọng là huyện lộ 60 chạy theo hướng tây - đông cắt ngang địa bàn xã, đây là đường nhựa mới làm và có bề ngang rộng nhất trong số các huyện lộ ở Tiền Giang. Cầu Cẩm Sơn trên huyện lộ 60 bắc qua sông Ba Rài, con sông lớn nhất xã, tại vị trí này là trung tâm của xã, có chợ Cẩm Sơn (hay chợ Tham Rôn), UBND xã Cẩm Sơn, Khu di tích Chiến thắng Ba Rài. Phía nam địa bàn xã có chợ Cẩm Phong nằm ngay bờ đông sông Ba Rài. Dọc hai bờ sông Ba Rài là hai con đường, đường Tây Ba Rài[a] là lộ đan, đường Đông Ba Rài[b] là lộ nhựa. Các tuyến đường quan trọng khác trong xã là tỉnh lộ 875B và đường Liên 6 Xã.

Cẩm Sơn có 1.058 ha đất sản xuất, vườn trồng cây ăn trái chiếm 939 ha, còn lại trồng lúa và rau màu. Cụ thể 428 ha sầu riêng tại ấp 3 và ấp 4, gần 130 ha cam các loại và khoảng 150 ha bưởi da xanh ở ấp 1 và ấp 2.[9] Trung bình hằng năm thu hoạch 27.000 tấn trái cây các loại.[11]

Ngành chăn nuôi của xã có đàn lợn gần 3.000 con, đàn gia cầm gần 28.000 con, đàn bò gần 120 con.[6]

Xã có 529 cơ sở ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với trên 1.300 lao động.[9]

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đường Tây Ba Rài số hiệu là Đường huyện 54C (ĐH.54C) dài 11,7 km từ điểm giáp ranh thị xã Cai Lậy kéo dài đến bờ sông Năm Thôn ở hướng nam, thuộc địa phận ấp Hội Nhơn, xã Hội Xuân.[10]
  2. ^ Đường Đông Ba Rài số hiệu là Đường huyện 54B (ĐH.54B) dài 11,5 km từ điểm giáp ranh thị xã Cai Lậy kéo dài đến bờ sông Năm Thôn ở hướng nam, thuộc địa phận ấp Hội Tín, xã Hội Xuân.[10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Uỷ ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. (CẦN CẬP NHẬT)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Bản đồ huyện Cai Lậy”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021. (nguồn yếu)
  5. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ a b Minh Trí (ngày 12 tháng 9 năm 2015). “Diện mạo mới trên quê hương anh hùng Ba Rày”. mod.gov.vn. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “Một thoáng Ba Rài”. Đài phát thanh - truyền hình Tiền Giang. ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ a b Trần Minh Châu (ngày 17 tháng 9 năm 2012). “Chiến thắng Ba Rài một nét son trong lịch sử - văn hóa Tiền Giang”. vannghetiengiang.vn. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ a b c “44 năm sau chiến thắng Ba Rày lịch sử (15/9/1967 – 15/9/2011): Trang mới trên miền đất Cẩm Sơn anh hùng”. dangcongsan.vn. ngày 13 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ a b “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP HUYỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ Mộng Tuyết (ngày 24 tháng 7 năm 2020). “Năm 2020, Cẩm Sơn phấn đấu ra mắt xã nông thôn mới nâng cao”. tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]