Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Chúa Giê-xu/Lưu trữ
Theo các sách Phúc âm, Chúa Giê-Su là "Con Thiên Chúa", "Chúa và Thiên Chúa". Ngài đến để "phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người" và "giảng tin mừng của Nước Trời". Các sách Phúc âm cũng thuật lại rằng Chúa Giê-Su đi khắp nhiều nơi để rao giảng tin lành và làm nhiều phép lạ như chữa bệnh, đuổi quỷ, đi trên mặt nước, hóa nước thành rượu, và khiến kẻ chết sống lại như trong câu chuyện của Lazarus.
Phúc âm Giăng ghi nhận ba kỳ lễ Vượt qua trong thời gian Chúa Giê-Su thi hành thánh chức. Điều này ngụ ý thời gian Chúa Giê-Su rao giảng Phúc âm kéo dài ba năm. Mặc dù có nhiều môn đồ, Chúa Giê-Su rất gần gũi với Mười hai Tông đồ. Có những đám đông khổng lồ lên đến hàng ngàn người tìm đến nghe ngài giảng dạy.
Chúa Giê-Su khuyên bảo tránh xa sự giận dữ, dâm dục, chớ ly dị, thề nguyền và báo thù; tôn trọng và tuân giữ Luật pháp Moses. Theo ghi chép trong Phúc âm Mátthêu, Chúa Giê-Su nói: "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn" Trong khi diễn giải luật Moses, Chúa Giê-Su truyền dạy môn đồ "điều răn mới" và khuyên họ "nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia", hãy yêu kẻ thù và cần tuân giữ tinh thần của luật pháp chứ không phải mù quáng theo văn tự.
Tháng 3 năm 2013
[sửa mã nguồn]Sau khi dự bữa Tiệc Ly với mười hai sứ đồ, Chúa Giê-su bị bắt tại vườn Gethsemane, chịu xét xử trước Tòa Công luận, Tổng đốc La Mã Pontius Pilate, và Vua Herod Antipas, rồi bị đưa đi đóng đinh trên cây thập tự. Sau khi bị đánh bằng roi, Chúa Giê-su bị bọn lính đem ra chế giễu, gọi ngài là “Vua dân Do Thái”, mặc áo điều và đội mão gai trên đầu, đánh và nhổ vào ngài, rồi giải đi qua thành Jerusalem đến chỗ đóng đinh.
Khi đến đồi Golgotha, Chúa Giê-su bị lột áo xống rồi bị đóng đinh hai tay vào thanh ngang của thập tự giá, bị treo ở đó trong ba tiếng đồng hồ, giữa hai tên cướp. Bọn lính gắn trên đầu cây thập tự một tấm biển ghi bằng ba ngôn ngữ, “Vua dân Do Thái”. Họ chia nhau áo xống, và bốc thăm để được chiếc áo dài không có đường may của ngài, họ cho ngài rượu nho pha với mật đắng, cuối cùng dùng giáo đâm vào hông Chúa Giê-su để biết chắc ngài đã chết. [ Đọc tiếp ]
Tháng 4 năm 2013
[sửa mã nguồn]INRI là những kí tự viết tắt cho câu viết tiếng Latinh: IESVS NAZARENVS REX IVDAEORVM, nghĩa là: "Giê-su người Nazareth, Vua dân Do Thái". Chữ này xuất hiện trong Phúc âm John (19:19) của Tân Ước. Những đoạn khác tương tự có trong Matthew (27: 37); Mark (15: 26) và Luke (23: 38).
Nhiều tượng thánh giá có cả một tấm bảng hay tấm giấy da đúng kiểu mang những kí tự INRI viết lên đó, thỉnh thoảng được khắc trực tiếp lên thánh giá, thông thường nó chỉ được treo ở bên trên tượng Giê-su. [ Đọc tiếp ]
Tháng 5 năm 2013
[sửa mã nguồn]Trong nhiều tôn giáo, Đấng Tối Cao được dành cho danh hiệu và những thuộc tính của Cha. Trong nhiều hình thức của đa thần giáo, thần linh tối thượng được nhìn nhận là "cha của các thần linh và của con người". Trong Do Thái giáo, Yaweh được gọi là Cha bởi vì Yaweh là Đấng Tạo Hóa, đấng ban luật pháp và là đấng bảo vệ. Trong Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa được gọi là Cha cũng vì các lý do tương tự, nhưng đặc biệt là vì mối quan hệ Cha-Con huyền nhiệm được mặc khải bởi Chúa Giê-su Ki-tô. Nhìn chung, danh hiệu Cha được áp dụng cho một thần linh nhằm biểu thị vị thần này là nguồn gốc của các tạo vật, là đấng có thẩm quyền tối thượng và là đấng che chở.
Trong Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo (hai tôn giáo nhất thần), Thiên Chúa được gọi là Cha, một phần vì các tôn giáo này tin rằng Chúa tích cực quan tâm đến con người theo cách người cha chăm sóc con mình. Như vậy, nhiều tín hữu độc thần giáo tin rằng họ có thể tương giao với Chúa qua sự cầu nguyện, để tôn vinh Chúa hay cầu xin Chúa. Họ trông đợi, như một người cha, Chúa thiết lập mối tương giao với nhân loại, với con cái Chúa, ngay cả sửa phạt những người hư hỏng theo cách người cha sửa dạy con mình, nhằm đem họ trở về mối tương giao tốt đẹp với Chúa. [ Đọc tiếp ]
Tháng 6 năm 2013
[sửa mã nguồn]Ba Ngôi (Trinitas) là Thiên Chúa, theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo. Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh.
Về phương diện lịch sử, học thuyết Ba Ngôi đã được khẳng định là giáo lý chính thức của hội thánh bởi các bản tín điều (creed) Nicaea (năm 325), và Athanasius nhằm chuẩn hoá các xác tín khi những bất đồng về thần học nảy sinh giữa hội thánh. Các bản tín điều này được xác lập bởi hội thánh trong thế kỷ thứ 3 và thứ 4 hầu đối phó với các thuyết dị giáo liên quan đến giáo lý Ba Ngôi cũng như vị trí của Chúa Cơ đốc trong Ba Ngôi. Bản tín điều Nicaea-Constantinopolis (năm 381) được công nhận bởi Chính thống giáo Đông phương, cũng được Giáo hội Công giáo Rôma công nhận với một sửa đổi và hầu hết các giáo phái Tin Lành chấp nhận bản tín điều này. [ Đọc tiếp ]
Tháng 7 năm 2013
[sửa mã nguồn]Giêsu (có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Jesus, Gia-tô, Da-tô), cũng được gọi là Chúa Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc, là người sáng lập ra Kitô giáo. Giêsu là người Do Thái có tên là Yehoshua (יהושע - có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע). Đối với người đương thời, Giêsu còn được biết dưới tên Giêsu người Nazareth, hoặc Giêsu con ông Giuse. Từ "Kitô" (tiếng Latinh: Christus; tiếng Hy Lạp: Χριστός Khristós hoặc từ "Cơ Đốc", chữ Nho: 基督 Ji-du) là một danh hiệu của Giêsu, có nghĩa là "người được xức dầu", nhằm chỉ ông là một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn giáo, được chọn bởi Thiên Chúa. Những gì chúng ta biết được về Giêsu là do được ghi chép trong Thánh Kinh Tân Ước, đặc biệt là trong bốn sách Phúc Âm. Những nguồn thông tin chính về cuộc đời và những lời dạy của Giêsu là bốn sách Phúc Âm quy điển, đặc biệt là trong Phúc âm Nhất lãm. Trong Hồi giáo, Giêsu (tiếng Ả Rập: عيسى, chuyển tự là Isa) được xem là một ngôn sứ. [ Đọc tiếp ]
Tháng 8 năm 2013
[sửa mã nguồn]Tiệc Thánh là thánh lễ được cử hành bởi các Kitô hữu và theo lời dạy của Chúa Giê-xu được ký thuật trong Tân Ước, để tưởng nhớ Chúa Giê-xu theo những việc ngài đã làm trong bữa Tiệc Ly. Chúa Giê-xu lấy bánh Thánh, bẻ ra, phân phát cho các môn đồ mà nói rằng "Này là thân thể ta", rồi lấy rượu nho đưa cho môn đồ mà phán rằng "Này là huyết ta". Nhìn chung, tín hữu Cơ Đốc thừa nhận có sự hiện diện của Chúa Giê-xu trong thánh lễ này, mặc dù có những quan điểm khác nhau nhằm giải thích bản chất, thời điểm và không gian của sự hiện diện ấy. "Bí tích Thánh thể" thường được dùng để chỉ bánh và rượu nho được hiến tế trong thánh lễ, trong khi "Tiệc Thánh" nhấn mạnh vào sự thông công giữa con người với Thiên Chúa, và giữa các tín hữu với nhau khi cử hành thánh lễ. [ Đọc tiếp ]
Tháng 9 năm 2013
[sửa mã nguồn]Theo luận giải của giáo lý Ba Ngôi trong Tân Ước, Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là người, do đó ngài có quyền năng có thể phó mạng sống mình để cứu nhân loại cũng như phục hồi sự sống ấy; "Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho; ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại" - Giăng 10. 18. Vì vậy, sau khi chịu khổ nạn và chết, ngài đã sống lại. Sự kiện này được đề cập trong thuật ngữ Cơ Đốc giáo là Sự phục sinh của Chúa Giê-su, trở thành ngày lễ tôn giáo quan trọng được hầu hết tín hữu Cơ Đốc cử hành hằng năm vào Chủ nhật Phục sinh.
Hầu hết tín hữu Cơ Đốc đều chấp nhận những ký thuật của Tân Ước về sự sống lại của Chúa Giê-su là dữ kiện lịch sử và là trọng tâm của đức tin. Tuy nhiên, người ngoài Cơ Đốc giáo thường xem sự kiện này như là một huyền thoại hoặc tìm cách giải thích theo cách ẩn dụ. Các sách Phúc âm này đều ký thuật rằng Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá vào chiều thứ Sáu (nay gọi là Thứ Sáu Tuần Thánh) [ Đọc tiếp ]
Tháng 10 năm 2013
[sửa mã nguồn]Đức tin Cơ Đốc hoặc Đức tin trong Kitô giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Kitô, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Kitô giáo. Thuật ngữ "đức tin" có nguồn gốc trong Hi văn πιστις (pi´stis), nghĩa là tin quyết với tinh thần phó thác trong sự tin tưởng vững vàng. Tùy theo nội dung văn bản, thuật từ Hi văn này có thể được hiểu là “trung tín”, “chung thủy” hoặc “trung kiên”. (1Thessalonians 3: 7).
Trong Tân Ước có một từ chủ yếu thể hiện ý niệm về đức tin. Đó là động từ πιστευω (pisteuo), cùng nguồn gốc với danh từ πιστις (pi´stis). Động từ này có hai nghĩa cơ bản. Thứ nhất, nó có nghĩa là “tin vào điều ai đó nói, chấp nhận một lời tuyên bố (đặc biệt mang tính chất tôn giáo) là đúng.” Nghĩa này luôn có thể nhận ra được qua việc sử dụng giới từ. [ Đọc tiếp ]
Tháng 11 năm 2013
[sửa mã nguồn]Thánh Giá được xem như là hình ảnh tiêu biểu nhất liên hệ đến cuộc đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô, là biểu tượng đặc trưng của các giáo hội Kitô giáo. Hình tượng Thánh Giá thường gồm hai thanh thẳng đan chéo vuông góc nhau. Trong tiếng Việt, Thánh Giá còn có thể gọi là thập giá, thập tự giá hoặc thập ác vì hình tượng của nó giống chữ thập (十) trong tiếng Trung. Tuy nhiên, Thánh Giá là cách gọi tôn trọng nhất của các Kitô hữu để chỉ đến hình tượng này.
Theo nghĩa thần học, trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình thì cây gỗ (giá) treo ông lên chỉ được gọi là cây thập giá, thập tự hoặc thập tự giá (không viết hoa), đó một hình thức xử tử của Đế quốc La Mã. [ Đọc tiếp ]
Tháng 12 năm 2013
[sửa mã nguồn]Sự chết của Chúa Giê-xu hoặc Sự kiện Chúa Giê-su bị đóng đinh lên thánh giá (hoặc Cuộc khổ hình của Chúa Giê-su, cuộc tử nạn của Chúa Giê-su...) được ký thuật trong bốn sách phúc âm. Sự kiện này xảy ra ngay sau khi ngài bị bắt và bị xét xử. Sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là yếu tố căn cốt trong thần học Cơ Đốc giáo, liên quan mật thiết với giáo lý cứu rỗi, sự thương khó và sự chết của Đấng Messiah như là điều kiện cần thiết để con người được tha thứ tội lỗi. Theo Tân Ước, đến ngày thứ ba Chúa Giê-xu sống lại và hiện ra cùng các môn đồ trong 40 ngày trước khi ngài về trời. Sau khi dự bữa Tiệc Ly với mười hai sứ đồ, Chúa Giê-su bị bắt tại vườn Gethsemane, chịu xét xử trước Tòa Công luận, Tổng đốc La Mã Pontius Pilate, và Vua Herod Antipas, rồi bị đưa đi đóng đinh trên cây thập tự. Sau khi bị đánh bằng roi, Chúa Giê-su bị bọn lính đem ra chế giễu, gọi ngài là “Vua dân Do Thái”, mặc áo điều và đội mão gai trên đầu, đánh và nhổ vào ngài, rồi giải đi qua thành Jerusalem đến chỗ đóng đinh. [ Đọc tiếp ]
Tháng 01 năm 2014
[sửa mã nguồn]Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện được biết đến nhiều nhất trong Kitô giáo. Mặc dù có nhiều quan điểm thần học, đức tin và sự tôn kính khác nhau làm chia cắt tín đồ Kitô giáo song phần lớn họ đều cho rằng Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện do chính Chúa Giêsu dạy. Tân Ước có hai phiên bản: một trong Phúc âm Matthew (6: 9-13) được coi như một phần của Bài giảng trên núi và một phiên bản khác trong Phúc âm Luke (11:2-4). Có một số bản dịch khác nhau về Kinh Lạy Cha. Một trong những văn bản đầu tiên trong tiếng Anh là bản dịch bằng tiếng Anh cổ vào khoảng năm 650. [ Đọc tiếp ]