Bước tới nội dung

Cờ Mặt Trời

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cờ Mặt Trời
Nhà thiết kếNinh Quang Trường
Năm hoạt động2024
Loại trò chơiTrò chơi chiến lược
Thể thao trí tuệ
Người chơi2
Cơ hội ngẫu nhiênKhông

Cờ Mặt Trời là một trò chơi chiến lược được thiết kế bởi tác giả Ninh Quang Trường. Bộ cờ được lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và kế thừa các đặc điểm của trò chơi dân gian cũng như các môn cờ truyền thống khác. Quân cờ có hình dáng trống đồng với họa tiết mặt trời ở vị trí trung tâm.[1][2]

Ra mắt[sửa | sửa mã nguồn]

Cờ mặt trời trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội

Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm phát hiện Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam, sáng ngày 18/4/2024 Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng". Tại đây, đạo diễn Ninh Quang Trường đã cho ra mắt bộ cờ Mặt Trời nhằm thể hiện niềm tự hào dân tộc và gìn giữ văn hoá Đông Sơn.[3][4][5] [6]

Bàn cờ[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn cờ Mặt Trời, bao gồm 49 ô vuông, theo cấu trúc 7x7 và 28 quân cờ, chia 2 màu tương phản với cách sắp xếp giống nhau. Mỗi bên có 14 quân cờ, chia thành 2 hàng: Hàng thứ nhất theo thứ tự: 1-2-3-4-3-2-1; hàng thứ 2 theo thứ tự: 4-3-2-quân Mặt Trời-2-3-4. Các số tương ứng với số chấm hiển thị trên mặt mỗi quân cờ.[7]

Quân cờ được thiết kế theo trống đồng Đông Sơn, với số chấm thể hiện được quân cờ đó đi được bao nhiêu ô.[8]

Cách chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Hai người đang chơi cờ Mặt Trời.jpg

Lần lượt từng người chơi sẽ luân phiên nhau đưa ra các nước đi của mình, thông thường đội màu đỏ sẽ đi trước, hoặc tùy vào thỏa thuận giữa hai bên. Quân cờ bắt buộc phải đi số bước bằng số chấm, không được nhiều hoặc ít hơn, quân Mặt Trời đi 1 bước. Có thể di chuyển quân cờ theo các hướng dọc, ngang, chéo. Tuy nhiên cần lưu ý, quân cờ di chuyển không được thay thế vào vị trí đang có quân cờ khác cùng màu, nhưng có thể nhảy qua quân cờ của đổi thủ. Dù di chuyển thế nào, quân cờ cũng không được bước ra khỏi phạm vi bàn cờ. Nếu vị trí hạ quân cờ của bạn trùng với vị trí đang đứng của quân cờ đối phương, bạn lập tức có thể "ăn" quân cờ đó. Cứ như vậy cho tới khi ai bị mất quân cờ Mặt Trời trước sẽ là người thua cuộc.

Luật phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi ván cờ chỉ diễn ra trong thời gian quy định (10 phút, 15 phút, 30 phút...). Nếu sau thời gian quy định, không bên nào bị ăn mất quân cờ Mặt Trời thì sẽ tính điểm các quân cờ đang còn lại trên bàn cờ, bên có điểm cao hơn là chiến thắng. Quân cờ Mặt Trời không tính điểm, một chấm là 1 điểm, hai chấm là 2 điểm... Nếu số điểm 2 bên bằng nhau thì tính ván cờ hòa.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Khát vọng Việt qua Cờ Mặt Trời”. Báo Điện tử Nhân dân. 1 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Gặp gỡ tác giả bộ môn board game "Cờ Mặt Trời". VTV3. 11 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ “KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VỌNG, LỄ RA MẮT CỜ MẶT TRỜI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NHÂN NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG NĂM 2024”. Bảo tàng Hà Nội. Truy cập 6 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ “Trưng bày chuyên đề: Tiếng vọng-giới thiệu tài liệu, hiện vật thời kỳ Văn hóa Đông Sơn”. Báo Quốc phòng Thủ đô. 19 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ “Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh quý về Văn hóa Đông Sơn”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 18 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ “Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa”. Báo Điện Biên Phủ online. 13 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “Bộ cờ Mặt Trời và hành trình tìm về văn hóa truyền thống của đạo diễn trẻ”. Báo tin tức. 10 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “Hành trình 12 năm sáng tạo "Cờ Mặt Trời". VTC10. 30 tháng 4 năm 2024.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]