CD14
CD14 (cụm biệt hóa 14) là một gen ở người.[3][4]
Protein được mã hóa bởi gen này là một thành phần của hệ miễn dịch bẩm sinh. CD14 tồn tại dưới hai dạng, một được neo vào màng bằng đuôi glycosylphosphatidylinositol (GPI) (mCD14), một dạng khác là dạng hòa tan (sCD14). CD14 hòa tan xuất hiện sau khi mCD14 "rụng" xuống(48 kDa) hoặc được tiết ra trực tiếp từ các túi nội bào (56 kDa).[5]
Cấu trúc tinh thể tia X của CD14 của con người (4GLP.pdb) cho thấy một cấu trúc đơn thể (monomeric), có xu hướng cuộn thành hình ống, có chứa một túi tận cùng amino kị nước.[6]
CD14 là thụ thể nhận dạng khuôn mẫu được mô tả đầu tiên.
Chức năng
[sửa | sửa mã nguồn]CD14 hoạt động như một đồng thụ thể (cùng với thụ thể giống Toll TLR 4 và MD-2) để phát hiện lipopolysaccharide (LPS) của vi khuẩn.[7][8] CD14 chỉ có thể liên kết LPS khi có sự hiện diện của protein liên kết lipopolysaccharide (LBP). Mặc dù LPS được coi là phối tử (ligand) chính của nó, CD14 cũng nhận ra các dạng phân tử liên quan đến mầm bệnh khác như axit lipoteichoic.[9]
Vị trí tại mô
[sửa | sửa mã nguồn]CD14 được biểu hiện chủ yếu bởi các đại thực bào và (ở mức độ thấp hơn 10 lần) bởi các bạch cầu trung tính. Nó cũng được biểu hiện ở các tế bào tua. Dạng hòa tan của thụ thể (sCD14) được tiết ra bởi gan và bạch cầu đơn nhân và có nồng độ thấp vừa đủ để tạo phản ứng LPS ở các tế bào không biểu hiện CD14. mCD14 và sCD14 cũng có mặt trên các tế bào ruột.[10] sCD14 cũng có mặt trong sữa mẹ, nơi nó được cho là điều hòa sự phát triển của vi sinh vật trong ruột non.
Biệt hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Bạch cầu đơn nhân CD4 +có thể biệt hóa thành một loạt các tế bào khác nhau, bao gồm các tế bào tua, một con đường biệt hóa được kích thích bởi các cytokine, bao gồm GM-CSF và IL-4.
Tương tác
[sửa | sửa mã nguồn]CD14 đã được chứng minh là tương tác với protein liên kết lipopolysaccharide.[11][12]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c GRCh38: Ensembl release 89: ENSG00000170458 - Ensembl, May 2017
- ^ “Human PubMed Reference:”.
- ^ Setoguchi M, Nasu N, Yoshida S, Higuchi Y, Akizuki S, Yamamoto S (tháng 7 năm 1989). “Mouse and human CD14 (myeloid cell-specific leucine-rich glycoprotein) primary structure deduced from cDNA clones”. Biochimica et Biophysica Acta. 1008 (2): 213–22. doi:10.1016/0167-4781(80)90012-3. PMID 2472171.
- ^ Simmons DL, Tan S, Tenen DG, Nicholson-Weller A, Seed B (tháng 1 năm 1989). “Monocyte antigen CD14 is a phospholipid anchored membrane protein”. Blood. 73 (1): 284–9. PMID 2462937.
- ^ Kirkland TN, Viriyakosol S (1998). “Structure-function analysis of soluble and membrane-bound CD14”. Progress in Clinical and Biological Research. 397: 79–87. PMID 9575549.
- ^ Kelley SL, Lukk T, Nair SK, Tapping RI (tháng 2 năm 2013). “The crystal structure of human soluble CD14 reveals a bent solenoid with a hydrophobic amino-terminal pocket”. Journal of Immunology. 190 (3): 1304–11. doi:10.4049/jimmunol.1202446. PMC 3552104. PMID 23264655.
- ^ Kitchens RL (2000). “Role of CD14 in cellular recognition of bacterial lipopolysaccharides”. Chemical Immunology. Chemical Immunology and Allergy. 74: 61–82. doi:10.1159/000058750. ISBN 3-8055-6917-3. PMID 10608082.
- ^ Tapping RI, Tobias PS (2000). “Soluble CD14-mediated cellular responses to lipopolysaccharide”. Chemical Immunology. Chemical Immunology and Allergy. 74: 108–21. doi:10.1159/000058751. ISBN 3-8055-6917-3. PMID 10608084.
- ^ Ranoa DR, Kelley SL, Tapping RI (tháng 4 năm 2013). “Human lipopolysaccharide-binding protein (LBP) and CD14 independently deliver triacylated lipoproteins to Toll-like receptor 1 (TLR1) and TLR2 and enhance formation of the ternary signaling complex”. The Journal of Biological Chemistry. 288 (14): 9729–41. doi:10.1074/jbc.M113.453266. PMC 3617275. PMID 23430250.
- ^ “CD14 Is Expressed and Released as Soluble CD14 by Human Intestinal Epithelial Cells In Vitro: Lipopolysaccharide Activation of Epithelial Cells Revisited”. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Thomas CJ, Kapoor M, Sharma S, Bausinger H, Zyilan U, Lipsker D, Hanau D, Surolia A (tháng 11 năm 2002). “Evidence of a trimolecular complex involving LPS, LPS binding protein and soluble CD14 as an effector of LPS response”. FEBS Letters. 531 (2): 184–8. doi:10.1016/S0014-5793(02)03499-3. PMID 12417309.
- ^ Yu B, Wright SD (1995). “LPS-dependent interaction of Mac-2-binding protein with immobilized CD14”. Journal of Inflammation. 45 (2): 115–25. PMID 7583357.