Cetoscarus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cetoscarus
C. ocellatus (cá đực)
C. bicolor (cá đực)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Scaridae
Chi (genus)Cetoscarus
Smith, 1956
Loài điển hình
Scarus pulchellus[1]
Rüppell, 1835
Các loài
2 loài, xem trong bài

Cetoscarus là một chi cá biển thuộc họ Cá mó. Các loài trong chi này có phạm vi phân bố rộng khắp các vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của chi được ghép bởi hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: cetos (κῆτος, "cá voi") và scarus (σκάρος, "cá mó"), hàm ý có lẽ đề cập đến kích thước to lớn của loài điển hình C. pulchellus (= bicolor), mà theo Smith ghi nhận là loài có kích thước lên đến 122 cm[2].

Phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, C. bicolor được cho là có phạm vi phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Do có sự khác biệt về mặt hình tháidi truyền nên quần thể này tách ra thành hai loài riêng biệt: quần thể C. bicolor thực sự có phạm vi giới hạn ở Biển Đỏ, và quần thể còn lại ở khu vực Ấn - Thái Dương thuộc về C. ocellatus[3].

Tuy nhiên, dữ liệu phân tích di truyền cũng cho thấy, quần thể C. ocellatus ở Ấn Dương lại có sự khác biệt so với quần thể của chúng ở Thái Dương. Vì vậy, quần thể Ấn Dương nhiều khả năng là một loài riêng biệt, và dự kiến sẽ mang danh phápCetoscarus nigropinnis trong tương lai

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, là[4]:

Hình thái và sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Cá con

Cả hai loài Cetoscarus đều là những loài dị hình giới tínhlưỡng tính tiền nữ (cá đực là từ cá cái chuyển đổi giới tính mà thành). Cá con và cá cái giữa hai loài rất khó phân biệt vì khá giống nhau về kiểu hình. Cá đực có thể được phân biệt qua kiểu hình của vây đuôi.

Răng của chúng hợp thành một phiến ở mỗi hàm; có 2 hàng vảy trên nắp mang[5].

Cá đực trưởng thành có thể sống theo chế độ hậu cung, bao gồm nhiều con cá cái cùng sống trong lãnh thổ của một con cá đực. Nếu con đực thống trị biến mất, con cái lớn nhất "chốn hậu cung" sẽ chuyển giới tính và màu sắc để trở thành con đực.

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Cá con được thu thập cho việc buôn bán cá cảnh, còn cá trưởng thành thường được đánh bắt để làm thực phẩm.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Cetoscarus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Paolo Parenti; John E. Randall (2011). “Checklist of the species of the families Labridae and Scaridae: an update”. Smithiana. 13: 29–44.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Các loài trong Cetoscarus trên FishBase. Phiên bản tháng 8 năm 2021.
  5. ^ D. R. Bellwood (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3470. ISBN 978-9251045893.