Charles của Pháp, Công tước xứ Berry
Charles của Pháp | |||||
---|---|---|---|---|---|
Công tước xứ Berry | |||||
![]() Chân dung bởi Nicolas de Largillière | |||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | Cung điện Versailles, Pháp | 31 tháng 7 năm 1686||||
Mất | 5 tháng 5 năm 1714 Cung điện Versailles, Pháp | (27 tuổi)||||
An táng | 15 tháng 5 năm 1714 Vương cung thánh đường Thánh Denis, Pháp | ||||
Phối ngẫu | Marie Louise Élisabeth của Orléans (cưới 1710) | ||||
Hậu duệ |
| ||||
| |||||
Hoàng tộc | Bourbon | ||||
Thân phụ | Louis, Trữ quân nước Pháp | ||||
Thân mẫu | Maria Anna Victoria xứ Bayern | ||||
Chữ ký | ![]() |
Charles của Pháp, Công tước xứ Berry (tiếng Pháp: Charles de France; 31 tháng 7 năm 1686 – 5 tháng 5 năm 1714) là cháu trai của Louis XIV của Pháp. Mặc dù là cháu trai của Nhà vua, nhưng Charles được giữ danh xưng fils de France ("con trai nước Pháp"), thay vì petit-fils de France ("cháu trai nước Pháp") vì là con trai của Louis Đại Trữ quân, người thừa kế ngai vàng. Trong bảy năm từ 1700 đến 1707, Charles là người thừa kế giả định của Tây Ban Nha, cho đến khi anh trai là Felipe V của Tây Ban Nha có con trai vào năm 1707.
Đầu đời
[sửa | sửa mã nguồn]
Sinh ra tại Cung điện Versailles, Charles là con trai út của Louis, Trữ quân nước Pháp, "le Grand Dauphin" và Maria Anna Victoria xứ Bayern. Vương tử được nuôi dưỡng dưới sự giám sát của phó mẫu hoàng gia Louise de Prie.
Là một trong ba người con, Charles là chú của Louis XV tương lai, con trai của anh trai ông, Louis, Công tước xứ Bourgogne, và người anh trai khác của Charles là Philippe, Công tước xứ Anjou, sau này trở thành Felipe V của Tây Ban Nha. Charles được phong là Công tước xứ Berry (duc de Berry) khi mới sinh ra, nhưng trên thực tế ông chưa bao giờ sở hữu công quốc này. Năm 1710, Charles được trao quyền sở hữu đất đai, bao gồm các công quốc Alençon, Angoulême, Bá quốc Ponthieu và các thái ấp nhỏ khác.[1] Một vài tháng sau đó, Ponthieu được đổi để lấy các lãnh địa khác. Theo một văn bằng đặc biệt, Louis XIV đã cho phép Charles giữ tước hiệu "Công tước xứ Berry", tước hiệu ông giữ cho đến khi qua đời.
Là con trai thứ ba của Dauphin, Charles không được trông đợi sẽ thừa kế ngai vàng, và khi Dauphin qua đời vào năm 1711, anh cả của Charles là Louis trở thành vị Dauphin mới. Tuy nhiên, theo di chúc của Carlos II của Tây Ban Nha, Công tước xứ Berry được coi là người thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha từ tháng 11 năm 1700 cho đến ngày 25 tháng 8 năm 1707, khi cháu trai của Charles là Luis, Thân vương xứ Asturias chào đời.[2] Charles buộc phải từ bỏ mọi quyền kế vị tại Tây Ban Nha vào ngày 24 tháng 11 năm 1712 theo hiệp ước Utrecht.
Hôn nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Vì danh tiếng từ dòng dõi hoàng gia, các nhánh phụ của vương thất coi Charles là người chồng rất đáng mơ ước cho con gái của họ. Một trong những người dì của Charles là Louise Françoise de Bourbon, Thân vương phi xứ Condé, con gái được hợp pháp hóa của Louis XIV và Madame de Montespan, đã đề xuất con gái mình là Louise Élisabeth de Bourbon. Tuy nhiên, lời cầu hôn không thành hiện thực và điều này làm cho Nhà Bourbon-Condé vô cùng phật lòng.
Em gái của Thân vương phi xứ Condé là Françoise Marie de Bourbon, Công tước phu nhân xứ Orléans, sau đó đề xuất một cuộc hôn nhân với con gái cả là Marie Louise Élisabeth d'Orléans. Lễ cưới của Charles và Marie Louise Élisabeth diễn ra vào ngày 6 tháng 7 năm 1710. Louise Élisabeth bị sảy thai vào lần mang thai đầu tiên, và vào hai năm sau, bà sinh non một bé trai chỉ sống sót trong vài tuần. Bà lại mang thai vào thời điểm Charles qua đời, nhưng lại sảy thai một bé gái vào một tháng sau đó. Louise Élisabeth nổi tiếng là không chung thủy với chồng và thậm chí còn có ý định bỏ trốn với người tình La Haye.
Elisabeth Charlotte, Công tước phu nhân xứ Orléans (được gọi là Madame Palatine hoặc La Palatine) và là bà nội của Marie Louise Élisabeth, đã đặt biệt danh cho Charles là "Berry Bon Cœur" ("Berry Trái tim tốt bụng"), và sau đó viết về cuộc hôn nhân giữa Charles và cháu gái mình:
Ban đầu, Charles vô cùng yêu vợ mình; nhưng chỉ sau ba tháng ngài lại phải lòng một femme de chambre (người hầu gái) nhỏ nhắn, xấu xí. Bà Công tước, người có đủ sự hiểu biết, đã không chậm trễ trong việc phát hiện ra điều này và ngay lập tức nói với chồng rằng nếu ngài tiếp tục sống tốt với cô như lúc đầu, cô sẽ không nói gì về chuyện này và hành động như thể cô ta không biết gì về nó; nhưng nếu ngài ấy cư xử không tốt, cô sẽ kể toàn bộ sự việc với nhà vua và đuổi người hầu gái đi, để ngài không bao giờ còn nghe nói đến cô ta nữa. Bằng lời đe dọa này, cô đã kìm hãm được Công tước, một người đàn ông rất đơn giản, hoàn toàn kiểm soát được, đến mức ngài đã sống rất tốt với cô cho đến khi qua đời, để cô làm bất cứ điều gì mình muốn, và bản thân ngài đến khi chết vẫn yêu mến femme de chambre như ngày nào. Một năm trước khi qua đời, ngài ấy đã tổ chức lễ cưới cho người hầu gái, nhưng với điều kiện là người chồng không được thực hiện quyền hôn nhân của mình. Ngài bỏ lại cô ta trong lúc mang thai cũng như vợ mình, cả hai đều nằm lại sau khi ngài qua đời. Madame de Berry, người không hề ghen tuông, đã giữ người phụ nữ này lại và chăm sóc cô cùng đứa con. Một tháng sau, Bà Công tước sinh non một cô con gái và cô bé qua đời vào ngày hôm sau. Trong thời kỳ nhiếp chính của cha mình, vị góa phụ trẻ được biết đến với cái tên Messalina, mang tiếng xấu vì đời sống trụy lạc trong Cung điện Luxembourg. Sức khỏe của cô mau chóng suy yếu do thói tham ăn, nghiện rượu và một loạt những lần mang thai lén lút, Madame de Berry qua đời vào ngày 21 tháng 7 năm 1719. Khám nghiệm tử thi cho thấy vương nữ lại mang thai, dù đã gần như mất mạng vào cuối tháng 3 năm 1719 khi sinh ra một đứa bé chết lưu được cho là do đội trưởng đội cận vệ của cô làm cha.[3]
Qua đời
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1712, anh trai của Charles là Louis, Công tước xứ Bourgogne và con trai cả là Louis, Công tước xứ Bretagne qua đời. Charles được cho là sẽ trở thành Nhiếp chính cho con trai duy nhất còn sống của Công tước xứ Bourgogne là Louis, Công tước xứ Anjou. Tuy nhiên, Công tước xứ Berry qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 1714 vì vết thương trong tai nạn lúc săn bắn.
Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]
- Hiệp sĩ Thánh Linh (khi sinh)
- Hiệp sĩ Thánh Michel (tự động khi được nhận làm Hiệp sĩ Thánh Linh vào năm 1699)
- Hiệp sĩ Thánh Louis (1693)
- Hiệp sĩ Lông cừu vàng (1701)
Huy hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Công tước xứ Berry mang phù hiệu hoàng gia (màu xanh lam, ba bông hoa bách hợp) phân biệt bởi một đường viền màu đỏ tía, dấu huy hiệu theo truyền thống gắn liền với Công quốc Berry kể từ thế kỷ 14 (mặc dù trên thực tế Charles chưa bao giờ nhận được Công quốc Berry, mà là Công quốc Alençon và Angoulême), và vương miện của Con trai nước Pháp nằm ở phía trên tấm khiên.
Con cái
[sửa | sửa mã nguồn]Công tước và Công tước phu nhân xứ Berry có ba người con nhưng không ai sống sót đến tuổi trưởng thành. Vì Charles chỉ là Công tước xứ Berry trên danh nghĩa, nên những người con của ông không được gọi là "de Berry" mà là "d'Alençon", lấy tên từ Công quốc Alençon.[4]
- Con gái chết lưu (21 tháng 7 năm 1711), Mademoiselle de Berry.
- Charles d'Alençon, Công tước xứ Alençon (26 tháng 3 năm 1713 – 16 tháng 4 năm 1713).[5]
- Marie Louise Élisabeth d'Alençon (được đặt tên sau khi qua đời, 16 tháng 6 năm 1714 – 17 tháng 6 năm 1714).
Tổ tiên
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Mitford, Nancy, The Sun King, ấn bản đầu tiên của Harper & Row năm 1966.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Văn bản cụ thể: Louis, par la grâce de Dieu, roy de France et de Navarre, à tous présens et à venir, SALUT. (…) Notre très-cher et très-amé petit-fils Charles, fils de France, a dignement répondu à nos espérance (…) Pour ces causes et autres à ce Nous mouvans, de l’avis de notre conseil, Nous avons donné, octroyé et délaissé, et par ces présentes signées de notre main, donnons, octroyons et delaissons à notredit petit-fils Charles, fils de France, et à ses enfans mâles descendans de lui en loyal mariage, pour leur appanage et entretenement, selon la nature des appanages de la Maison de France et les lois de notre royaume, les duchés d’Alençon et d’Angoulême, le comté de Ponthieu et les châtellenies de Coignac et de Merpins, réunis à notre couronne par le décès de notre cousine Elisabeth d’Orléans, duchesse de Guise, ensemble les terres et seigneuries de Noyelles, Hiermont, Coutteville et le Mesnil, par Nous acquises par contrat passé entre les commissaires par Nous nommez, et Marie d’Orléans, duchesse de Nemours, le 16 Decembre 1706, en échange de la baronie, terre et seigneuries de Parthenay (…).
- ^ "Last Will and Testament of Charles Ii of Spain 1700". Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2010.: We do declare, with reference to the stipulations made above, that, if the said Duke of Anjou should die before We are Ourselves called to God, or should He accede to the Throne of France and prefer to wear that Crown rather than that of these Our Realms, then the said Crown shall pass to the Duke of Berry, His brother, and the third son of the said Dauphin, and that all the conditions set out above shall pertain in this eventuality.
- ^ Soulié, Dussieux et Feuillet de Conches (éds.) Journal du Marquis de Dangeau avec les additions du duc de Saint-Simon, Paris, Firmin Didot 1860, vol 18, 1719-1720, tr.89
- ^ Journal du Marquis de Dangeau (ngày 3 tháng 1 năm 1712): J'appris que les enfants de monseigneur le duc de Berry ne porteront point le nom de Berry, mais celui d'Alençon; comme les enfants de Monsieur portoient le nom d'Orléans, ceux-là porteront celui d'Alençon. Je ne sais si j'ai su cela dans le temps que cela fut fait, mais je l'écris en cas que je l'aie oublié.[cần số trang]
- ^ Journal du marquis de Dangeau (26 tháng 3 năm 1711): Le roi, avant la messe, alla voir M. le duc d'Alençon ; c'est le nom du prince dont madame la duchesse de Berry est accouchée cette nuit à quatre heures.[cần số trang]
- ^ a b c d e f Anselm de Guibours (1726). Histoire généalogique et chronologique de la maison royale de France [Genealogical and chronological history of the royal house of France] (bằng tiếng Pháp). Quyển 1 (ấn bản thứ 3). Paris: La compagnie des libraires.
- ^ a b c Scherer, Herbert (1961), "Ferdinand Maria", Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), quyển 5, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 86–87
{{Chú thích}}
: Quản lý CS1: postscript (liên kết) Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết); (full text online) - ^ von Oefele, Edmund (1877), "Ferdinand Maria", Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), quyển 6, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 677–679
- ^ a b Strobl, Else (1953), "Adelheid (Henriette Maria Adelaide)", Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), quyển 1, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 58–59
{{Chú thích}}
: Quản lý CS1: postscript (liên kết) Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết); (full text online)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]