Chi Sếu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Sếu
Cơm nguội Kavkaz (Celtis caucasica) với quả chưa chín
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Cannabaceae
Chi (genus)Celtis
L., 1753[1]
Loài điển hình
Celtis australis
L., 1753[2]
Các loài
Khoảng 70. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Celtidopsis Priemer, 1893
  • Colletia Scop., 1777 nom. illeg.
  • Mertensia Kunth, 1817 nom. illeg.
  • Momisia F.Dietr., 1819
  • Plagioceltis Mildbr. ex Baehni, 1937
  • Saurobroma Raf., 1838
  • Solenostigma Endl., 1833

Chi Sếu, chi Phác, chi Ma trá hoặc chi Cơm nguội (danh pháp khoa học: Celtis) là một chi của khoảng 60-70 loài cây gỗ với lá sớm rụng, phổ biến khá rộng trong các khu vực ôn đới ấm, nhiệt đới của Bắc bán cầu, tại Nam Âu, miền nam và Đông Á, miền nam và miền trung Bắc Mỹ cũng như kéo dài tới khu vực miền trung châu Phi. Nói chung, chúng là các cây gỗ kích thước trung bình, cao tới 10–25 m, ít khi cao tới 40 m. Bài này lấy tên gọi Cơm nguội là chính.

Trong phân loại, trước đây chúng được xếp vào họ Du (Ulmaceae) hoặc trong họ của chính chúng là họ Cơm nguội (Celtidaceae), nhưng các phân tích bộ gen do Angiosperm Phylogeny Group tiến hành đã chứng minh chúng tốt nhất nên đặt vào họ Gai dầu (Cannabaceae).[3][4]

Lá của chúng là loại lá đơn, mọc so le, dài khoảng 3–15 cm, hình trứng nhọn đầu với phần đỉnh lá nhọn kéo dài, mép lá có khía răng cưa cách đều.

Quả là loại quả hạch nhỏ, đường kính 6–10 mm, ở nhiều loài là ăn được, với vị hơi khô nhưng ngọt, tương tự như ở quả chà là.

Một vài loài được trồng làm cây cảnh, đáng chú ý vì khả năng chống chịu hạn khá tốt của chúng. Lưu ý không nhầm các loại phác này với hậu phác tức vỏ cây mộc lan (Magnolia officinalis) dùng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Hoa. Tên gọi phác có nguồn gốc từ tiếng Trung 朴 (bính âm: pò).

Một số loài[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Carl Linnaeus, 1753. Celtis. Species plantarum 2: 1043.
  2. ^ Carl Linnaeus, 1753. Celtis australis. Species plantarum 2: 1043.
  3. ^ Stevens, P.F., Angiosperm Phylogeny Website: Cannabaceae
  4. ^ “Celtis”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]