Cobalt(II) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cobalt(II) chloride
Danh pháp IUPACCobalt(II) chloride
Tên khácCobaltơ chloride
Cobalt dichloride
Muriat của cobalt[1]
Nhận dạng
Số CAS7646-79-9
PubChem3032536
Số EINECS231-589-4
ChEBI35696
Số RTECSGF9800000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider22708
UNIIEVS87XF13W
Thuộc tính
Công thức phân tửCoCl2
Khối lượng mol129,8384 g/mol (khan)
147,85368 g/mol (1 nước)
165,86896 g/mol (2 nước)
237,9008 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể màu chàm (khan)
chất rắn màu chàm (2 nước)
tinh thể màu hoa hồng (6 nước)
Khối lượng riêng3,356 g/cm³ (khan)
2,477 g/cm³ (2 nước)
1,924 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 735 °C (1.008 K; 1.355 °F) (khan)
140 °C (284 °F; 413 K) (1 nước)
100 °C (212 °F; 373 K) (2 nước)
86 °C (187 °F; 359 K) (6 nước)
Điểm sôi 1.049 °C (1.322 K; 1.920 °F)
Độ hòa tan trong nước43,6 g/100 mL (0 ℃)
45 g/100 mL (7 ℃)
52,9 g/100 mL (20 ℃)
105 g/100 mL (96 ℃)
Độ hòa tan38,5 g/100 mL (metanol)
8,6 g/100 mL (aceton)
hòa tan trong etanol, pyridin, glixerol
tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
MagSus+12,660·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểCdCl2
Tọa độLục phương (khan)
Đơn nghiêng (2 nước)
Bát diện (6 nước)
Các nguy hiểm
Phân loại của EUĐộc (T)
Carc. Cat. 2
Nguy hiểm đối với môi trường (N)
NFPA 704

0
2
0
 
Chỉ dẫn RR49, R60, R22, R42/43, R68, R50/53
Chỉ dẫn SS53, S45, S60, S61
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
LD5080 mg/kg (đường miệng, chuột)
Các hợp chất liên quan
Anion khácCobalt(II) fluoride
Cobalt(II) bromide
Cobalt(II) iodide
Cation khácRhodi(III) chloride
Iridi(III) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cobalt(II) chloride là một hợp chất vô cơ của cobaltchlor, với công thức hóa học CoCl2. Nó thường có mặt ở dạng ngậm 6 nước CoCl2·6H2O, và là muối cobalt phổ biến nhất trong phòng thí nghiệm.[2]

Dạng ngậm 6 nước có màu tím, trong khi dạng khan của chất này có màu xanh da trời. Do chất này dễ dàng hydrat hóa/mất nước, và việc thay đổi màu sắc tương ứng, cobalt(II) chloride được sử dụng như một chỉ thị nước trong chất chống ẩm.

Cobalt(II) chloride được ứng dụng trong việc tổng hợp hữu cơ và các vật bằng điện cực với kim loại cobalt.

Cobalt(II) chloride đã được phân loại là một chất có nguy cơ đáng lo ngại của Cơ quan Hóa chất châu Âu vì nó bị nghi ngờ có thể gây ung thư.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Cobalt(II) chloride ngậm nước được điều chế từ cobalt(II) cacbonat hoặc muối cobalt(II) phản ứng với acid chlorhydric:

CoCO3 + 2HCl + 5H2O → Co(H2O)6Cl2 + CO2

Khi bị nung nóng, phân tử ngậm 6 nước bị tách thành muối khan.[3]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Nói chung, các dung dịch nước của muối này giống như các muối cobalt(II) khác, các dung dịch này đều chứa ion [Co(H2O)6]2+. Các dung dịch muối này tạo ra kết tủa CoS khi phản ứng với H2S. CoCl2·6H2O và CoCl2 là các acid Lewis yếu. Các phân tử thường có cấu trúc bát diện hoặc tứ diện. Với pyridin (C5H5N), chất này tạo thành phức chất bát diện:

CoCl2·6H2O + 4C5H5N → CoCl2(C5H5N)4 + 6H2O

Với triphenylphosphin (P(C6H5)3), chất này tạo thành phức chất tứ diện:

CoCl2·6H2O + 2P(C6H5)3 → CoCl2[P(C6H5)3]2 + 6H2O

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CoCl2·2NH3 (hoa hồng)[4], CoCl2·3NH3 (hoa hồng đỏ)[5], CoCl2·4NH3 (vàng nâu)[6], CoCl2·5NH3 (đỏ cam), CoCl2·6NH3 (rơm) hay CoCl2·10NH3 (vàng nâu).[7]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CoCl2·6N2H4 là chất rắn màu hồng, thuận từ; là một ví dụ hiếm thấy về hợp chất giữa phân tử hợp chất và số lượng hydrazin lớn.[8] Chất này dễ nổ như các hợp chất với hydrazin khác cũng như bản thân chất lỏng không màu hydrazin. CoCl2·6N2H4 không ổn định. Ở mức N2H4 hóa thấp hơn, có CoCl2·3N2H4 là chất rắn màu cam nhạt[9], CoCl2·2,5N2H4·H2O là tinh thể màu hồng[10], CoCl2·2N2H4 là bột màu hoa hồng[11] có dạng monohydrat là tinh thể màu đỏ-hồng, không tan trong aceton, benzen nhưng tan trong nước, H2SO4/HNO3 2 N, d = 2,7842 g/cm³[12] hay CoCl2·1,5N2H4·H2O là tinh thể màu hồng với dạng cấu trúc chlor liền (hoặc tím với dạng hai nguyên tử chlor tách rời)[10], CoCl2·¾N2H4 và CoCl2·¼N2H4 đều là tinh thể màu dương nhạt-hồng.[10]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như CoCl2·2NH2OH là tinh thể màu hoa hồng.[13]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như CoCl2·2CO(NH2)2 là tinh thể màu dương đen[14], CoCl2·4CO(NH2)2 là tinh thể màu oải hương-hoa hồng[15] hay CoCl2·10CO(NH2)2 là tinh thể hồng.[16]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như CoCl2·2CON3H5 là tinh thể đỏ, tan vừa trong nước.[17]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như CoCl2·2CON4H6·1,5H2O là tinh thể hồng đậm.[18]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như CoCl2·2CS(NH2)2 là tinh thể màu lục lam[19], CoCl2·3CS(NH2)2 là chất rắn màu dương, tan trong nước tạo dung dịch màu dương đen[20], CoCl2·3,5CS(NH2)2 là tinh thể màu dương đen[21] hay CoCl2·4CS(NH2)2 là tinh thể màu lam dương.[22]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như CoCl2·2CSN3H5 là bột/tinh thể đen tím[23] hay CoCl2·3CSN3H5·H2O là tinh thể đỏ nhạt-hồng.[24]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN4H6, như CoCl2·2CSN4H6 xuất hiện ở hai dạng: tinh thể màu tím và tinh thể màu nâu.[25]

CoCl2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như CoCl2·2CSe(NH2)2 là tinh thể lục lam hay CoCl2·4CSe(NH2)2 là tinh thể lục nhạt.[26] Phức CoCl2·3CSe(NH2)2 có màu hơi khác so với hai phức trên.[27]

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mực vô hình
  • Cobalt(II) chloride là chất kích thích hóa học đã được biết đến với phản ứng giống như khi cơ thể thiếu oxy trong máu như quá trình sinh hồng cầu.[28] Việc bổ sung cobalt không bị cấm và do đó sẽ không được phát hiện bằng các kiểm tra chống doping hiện tại.[29] cobalt(II) chloride là một chất bị cấm theo Australian Thoroughbred Racing.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://www.chemindustry.com/chemicals/0519906.html Lưu trữ 2017-07-11 tại Wayback Machine.
  2. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  3. ^ John Dallas Donaldson, Detmar Beyersmann, "Cobalt and Cobalt Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2005. doi:10.1002/14356007.a07_281.pub2
  4. ^ Consolidated Index of Selected Property Values: Physical Chemistry and Thermodynamics, Số phát hành 27, trang 180 – [1]. Truy cập 19 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ Chemical Abstracts, Tập 11,Số phát hành 1-6 (American Chemical Society., 1917), trang 230 – [2]. Truy cập 13 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ Instructor's Manual: Virtual ChemLab: General Chemistry Laboratories V.2.5 (Brian F. Woodfield, Matthew C. Asplund; Pearson Education/Prentic Hall, 2006 - 314 trang), trang 306 – [3]. Truy cập 13 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ Contributions from the Physical Laboratories of Harvard University, Tập 16 (Harvard University; 1922), trang 7. Truy cập 10 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ Dictionary of Inorganic Compounds, trang 3055 – [4]. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
  9. ^ COBALT II HALIDE HYDRAZINE COMPLEXES, [5]. Truy cập 17 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ a b c B.Banerjee, P.K.Biswas, N.Ray Chaudhuri – Thermal studies of cobalt(II) complexes of hydrazine in the solid phase. Thermochimica Acta – Vol. 76, Issues 1–2, 15 tháng 5 năm 1984, tr. 47–62. doi:10.1016/0040-6031(84)87003-3.
  11. ^ Journal of the Chemical Society (The Society, 1906), trang 859 – [6]. Truy cập 20 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ Uchenye zapiski: Serii︠a︡ khimicheskikh nauk (Kirov adyna Azărbai̐jan Dȯvlăt Universitieti; 1972), trang 7. Truy cập 17 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ Kobalt: Teil B. Ammine des Kobalts (R. J. Meyer; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 379 trang), trang 17 – [7]. Truy cập 16 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ Growth and characterization of a new metal-organic crystal: Bis-thiourea cobalt chloride (BTCoC). Truy cập 16 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ Russian Journal of Physical Chemistry, Tập 70 (British Library Lending Division, 1996), trang 887. Truy cập 11 tháng 9 năm 2020.
  16. ^ Физико-химический анализ взаимодействия солей металлов с аллофанамидом, селегокарбомидом и карбамидом в водных растворах. Truy cập 31 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Smith – "Co-ordination compounds of semicarbazide, phenylsemicarbazide, m-tolylsemicarbazide, and aminoguanidine" trong Journal of the Chemical Society, Phần 2 (Chemical Society (Great Britain); The Society, 1937), trang 1356. Truy cập 12 tháng 3 năm 2021.
  18. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 26,Trang 925-1820 (Chemical Society, 1981), trang 1163. Truy cập 12 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ THE THERMAL STABILITY OF SELECTED TRANSITION METAL THIOUREA COORDINATION COMPLEXES. Truy cập 16 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ COMPLEXES OF BIVALENT TRANSITION METALS WITH SULPHUR DONOR LIGANDS. Truy cập 17 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ Chú thích 11, trang 18.
  22. ^ Synthesis and characterization of a metal-organic NLO material: Tetrakis(thiourea)cobalt chloride. Truy cập 16 tháng 5 năm 2020.
  23. ^ Facile Hydrothermal Synthesis of CoSO4·H2O Nanoparticles and Barite Microcubes from Novel Precursors (Azam Sobhani). Truy cập 2 tháng 4 năm 2021. doi:10.1515/htmp-2011-0153.
  24. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 8 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1963), trang 36. Truy cập 11 tháng 3 năm 2021.
  25. ^ Gary R. Burns – Metal complexes of thiocarbohydrazide. Inorg. Chem. 1968, 7, 2, 277–283 (ngày 1 tháng 2 năm 1968). doi:10.1021/ic50060a022.
  26. ^ Chú thích 15, trang 13.
  27. ^ Izvestii︠a︡ Akademii nauk SSSR.: Serii︠a︡ khimicheskai︠a︡ (bằng tiếng Nga). Izd-vo Akademii nauk SSSR. 1971. tr. 1551.
  28. ^ W. Jelkmann: The disparate roles of cobalt in erythropoiesis, and doping relevance. Open Journal of Hematology, 2012, 3–6. http://rossscience.org/ojhmt/2075-907X-3-6.php Lưu trữ 2015-04-23 tại Wayback Machine
  29. ^ Lippi G, Franchini M, Guidi GC (tháng 11 năm 2005). “Cobalt chloride administration in athletes: a new perspective in blood doping?”. Br J Sports Med. 39 (11): 872–3. doi:10.1136/bjsm.2005.019232. PMC 1725077. PMID 16244201.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]