Conger conger

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Conger conger
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Anguilliformes
Họ: Congridae
Chi: Conger
Loài:
C. conger
Danh pháp hai phần
Conger conger
(Linnaeus, 1758)
Phạm vi sinh sống của C. conger
Các đồng nghĩa
  • Anguilla conger (Linnaeus, 1758)
  • Anguilla obtusa Swainson, 1839
  • Conger communis Costa, 1844
  • Conger niger (Risso, 1810)
  • Conger rubescens Ranzani, 1840
  • Conger verus Risso, 1827
  • Conger vulgaris Yarrell, 1832
  • Leptocephalus candidissimus Costa, 1832
  • Leptocephalus conger (Linnaeus, 1758)
  • Leptocephalus gussoni Cocco, 1829
  • Leptocephalus inaequalis Facciolà, 1883
  • Leptocephalus lineatus Bonnaterre, 1788
  • Leptocephalus morrisii Gmelin, 1789
  • Leptocephalus pellucidus (Couch, 1832)
  • Leptocephalus spallanzani Risso, 1810
  • Leptocephalus stenops Kaup, 1856
  • Leptocephalus vitreus Kölliker, 1853
  • Muraena conger Linnaeus, 1758
  • Muraena nigra Risso, 1810
  • Ophidium pellucidum Couch, 1832
  • Ophisoma obtusa (Swainson, 1839)

Conger conger là một loài cá chình trong họ Congridae. Đây là loài cá chình nặng nhất thế giới, sinh sống ở khu vực đông bắc Đại Tây Dương, gồm cả Địa Trung Hải.

Mô tả và hành vi[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài trung bình của cá thể trưởng thành Conger conger là 1,5 m (5 ft), chiều dài tối đa hiện biết là 2,133 m (7 ft) (có khả năng đạt đến 3 mét (9 ft 10 in) ở cá thể lớn nhất),[2] với cân nặng tối đa khoảng 72 kg (159 lb),[3] có nghĩa đây là loài cá chình nặng nhất thế giới. Về chiều dài, một số loài cá lịch biển lớn nhất có thể sánh ngang hay vượt hơn C. conger nhưng về cân nặng, chúng đều nhẹ hơn do có dáng vóc mảnh khảnh.[4] Cá thể C. conger trung bình chỉ nặng 2,5 đến 25 kg (5,5 đến 55,1 lb).[5][6] Con cái, với chiều dài trung bình khi đạt thành thục về tính là 2 m (6 ft 7 in), có kích thước lớn hơn nhiều so với con đực (chiều dài trung bình khi đạt thành thục về tính là 1,2 m (3 ft 11 in)).[7]

Thân mình C. conger dài, thon, không vảy. Chúng thường có màu nâu, nhưng có khi ngả về đen. Mặt bụng màu trắng. Dọc theo đường bên có một chuỗi đốm trắng nhỏ. Đầu gần như có hình nón nhưng hơi dẹp. Mõm tròn, có lỗ khứu giác. Khe mang dọc. Răng có hình nón. Vây lưngvây hậu môn tiếp liền với vây đuôi. Chúng có vây lưng nhưng thiếu vây bụng.

Conger conger chung sống với Muraena helena (một loài cá lịch biển), tại Khu bảo tồn Hải dương Portofino

C. conger có môi trường sống tương tự cá lịch biển. Chúng thường sống trong khe đá, đôi khi chia sẻ nơi sống với cá lịch biển. Chúng rời khe đá vào ban đêm để săn mồi. Đây là loài săn mồi về đêm, ăn cá, chân đầu, giáp xác; chúng vừa ăn cá chết hay thối rữa vừa săn cá sống.[8] C. conger có thể có biểu hiện hung hăng với con người, và cá thể lớn có thể là mối nguy hiểm với thợ lặn.[9]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này sinh sống ở miền đông Đại Tây Dương, từ Na Uy-Iceland đến Senegal, có mặt cả ở Địa Trung Hảibiển Đen[10] ở nơi có độ sâu 0–500 m, dù chúng có thể bơi đến với sâu 3600 m trong quá trình di cư.[11] Có thể bắt gặp chúng ở cạnh bờ biển, nơi nước rất nông, lẫn ở nơi có độ sâu 1.170 m (3.840 ft). Khi còn non, chúng ưa nơi đáy gồ ghề, nhiều đá sỏi, gần bờ biển, khi lớn lên thì di chuyển đến nơi nước sâu hơn.

Di cư và sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Khi C. conger đạt từ 5 đến 15 tuổi, cơ thể chúng biến đổi mạnh, cơ quan sinh sản đực và cái tăng kích thước, bộ xương giảm khối lượng, răng rụng dần.[12] Chúng bắt đầu di cư đến vùng sinh sản, "dù hiện không chắc rằng loài này chỉ có một hay nhiều vùng sinh sản".[13] Con cái đẻ hàng triệu trứng, rồi cả con cái và đực đều chết. Một khi trứng nở, ấu trùng C. conger bắt đầu bơi về nơi nước nông, sống ở đó cho đến khi trưởng thành, rồi lại lặp lại chu trình di cư.[14]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tighe, K. (2015). Conger conger. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T194969A2369649. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T194969A2369649.en. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ 'Record' seven-foot conger eel trawled off Plymouth in UK”.
  3. ^ “Conger conger”. EOL Encyclopedia of Life. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2014.
  4. ^ LOH, K., Hussein, M. A. S., Chong, V. C., & Sasekumar, A. (2015). Notes on the Moray Eels (Anguilliformes: Muraenidae) of Malaysia with Two New Records. Sains Malaysiana, 44(1), 41-47.
  5. ^ Charton, B., & Tietjen, J. (2009). The Facts on File dictionary of marine science. Infobase Publishing.
  6. ^ Shapley, R., & Gordon, J. (1980). The visual sensitivity of the retina of the conger eel. Proceedings of the Royal Society of London. Series B. Biological Sciences, 209(1175), 317-330.
  7. ^ Matić-Skoko, S., Ferri, J., Tutman, P., Skaramuca, D., Đikić, D., Lisičić, D., ... & Skaramuca, B. (2012). The age, growth and feeding habits of the European conger eel, Conger conger (L.) in the Adriatic Sea. Marine Biology Research, 8(10), 1012-1018.
  8. ^ “Conger Eel”. BritishSeaFishing.co.uk. 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ “Conger eel attack: Shocking picture of diver's injuries after two-metre creature bites chunk out of his face”. 12 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ “Conger conger”. WoRMS - World Register of Marine Species. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  11. ^ “Conger Eel”. UK-Fish.info. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  12. ^ “Article - Conger Eel”. Galway Atlantaquaria. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  13. ^ Correia, Alberto; và đồng nghiệp (24 tháng 4 năm 2012). “Population structure and connectivity of the European conger eel (Conger conger) across the north-eastern Atlantic and western Mediterranean: integrating molecular and otolith elemental approaches”. Marine Biology. 159 (7): 1509–1525. doi:10.1007/s00227-012-1936-3. S2CID 85352160.
  14. ^ “Conger Eel - Conger conger”. Marlin.ac.uk. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]