Cung điện Chowmahalla

Cung điện Chowmahalla
Afzal Mahal, Cung điện Chowmahalla
Map
Thông tin chung
DạngCung điện hoàng gia
Địa điểmHyderabad, Telangana, Ấn Độ
Tọa độ17°21′30″B 78°28′18″Đ / 17,358247°B 78,471701°Đ / 17.358247; 78.471701
Xây dựng
Khởi công1750
Hoàn thành1880s
Thiết kế
Giải thưởngGiải thưởng Du lịch Quốc gia 2017
Mục đích ban đầuSeat of the Nizam of Hyderabad
Phục hồi lại2005–2010
Chủ sở hữuAzmet Jah

Cung điện Chowmahalla hay Chowmahallat (tiếng Hindi: चौमोहल्ला पैलेस; tiếng Tamil: சௌமகல்லா அரண்மனை; tiếng Teguru: చౌమహల్లా పాలస్) là cung điện của các Nizam cai trị Nhà nước Hyderabad nằm ở Thành phố Hyderabad, Telangana, Ấn Độ ngày nay.[1] Đây là nơi cư trú của các thành viên thuộc triều đại Asaf Jahi (1720-1948) và là nơi ở chính thức của Nizam xứ Hyderabad trong thời kỳ trị vì của họ, ngoại trừ vị Nizam cuối cùng là Mir Osman Ali Khan, ông ấy ở tại Cung điện Vua Kothi cho đến lúc qua đời. Hiện tại cung điện được chuyển đổi thành bảo tàng nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về gia đình Nizam.[2]

Các cung điện được xây dựng tại vị trí của các công trình trước đó của triều đại Qutb Shahi và triều đại Asaf Jahi[2] gần Charminar. Việc xây dựng cung điện như ngày nay được Nizam Ali Khan Asaf Jah II[3] bắt đầu vào năm 1769. Ông ra lệnh xây dựng 4 cung điện để lấy lại danh pháp Chau Mahalla.[4] Từ chār hay chahār, và biến thể của nó chow, có nghĩa là "bốn" và từ mahal có nghĩa là "cung điện" trong tiếng Urdu, tiếng Hinditiếng Ba Tư.[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cảnh hai phần của Cung điện Chowmahalla ở Hyderabad, được chụp bởi Deen Dayal vào những năm 1880; CharminarMecca Masjid được nhìn thấy ở hậu cảnh (ngoài cùng bên phải)
Hiển thị Sân phía Nam và Mặt tiền của Tehniyat Mahal
Phòng vẽ của Cung điện Chowmahalla

Trong khi Salabat Jung bắt đầu xây dựng vào năm 1750, nó đã được hoàn thành vào thời Asaf Jah V, trong khoảng thời gian từ 1857 đến 1869.[6][7]

Cung điện độc đáo vì kiến trúc và sự sang trọng của nó. Việc xây dựng cung điện bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII và qua nhiều thập kỷ, sự tổng hợp của nhiều phong cách kiến trúc và ảnh hưởng đã xuất hiện. Cung điện bao gồm hai sân cũng như Khilwat (Sảnh Darbar) lớn, đài phun nướckhu vườn.[8] Cung điện ban đầu có diện tích 45 mẫu Anh (180.000 m2), nhưng ngày nay chỉ còn lại 12 mẫu Anh (49.000 m2).[8] The palace originally covered 45 mẫu Anh (180.000 m2), but only 12 mẫu Anh (49.000 m2) remain today.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jayyusi, Salma K.; Holod, Renata; Petruccioli, Attilio; Raymond, Andre (2008). The City in the Islamic World, Volume 94/1 & 94/2 (bằng tiếng Anh). BRILL. tr. 605–609. ISBN 978-9004162402.
  2. ^ a b Nayeem, Dr. M.A. (2009). The Royal Palaces of the Nizams (bằng tiếng English). Hyderabad: Hyderabad Publisher. tr. 70–71. ISBN 9788185492261.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ “Restoration of the Chowmahallatuu Palace Complex”. RMA Architects. 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ Nayeem, Dr. M.A. (2009). The Royal Palaces of the Nizam (bằng tiếng English). Hyderabad: Hyderabad Publisher. tr. 74. ISBN 9788185492261.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ 1 Fatma 2 Srivastva, 1 Tooba 2 Sangita (8 tháng 8 năm 2020). “Grandeur of Nizam's Textiles and Clothing at Chowmahalla Palace, Hyderabad” (PDF). Textiles and Clothing Research Centre e-Journal. 4 (8): 1 – qua Tcrc.
  6. ^ Latif, Bilkees I. (2010). forgeten. ISBN 9780143064541. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ “Chowmahalla Palace grandeur to be restored before monsoon”. 26 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “Restoration Of The Chowmahalla Palace Complex”. RMA Architects (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Chowmahalla Palace grandeur to be restored before monsoon”. The Times of India. 29 tháng 5 năm 2018. ISSN 0971-8257. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]