Mir Osman Ali Khan
Osman Ali Khan | |
---|---|
![]() | |
Nizam của Hyderabad | |
Tại vị | Nizam: 29/08/1911– 17/09/1948 Titular Nizam:[cần dẫn nguồn] 17/09/1948 – 24/02/1967 |
Đăng quang | 18/09/1911 |
Tiền nhiệm | Mahbub Ali Khan, Asaf Jah VI |
Kế nhiệm | Monarchy abolished (Pretender: Mukarram Jah) |
Thông tin chung | |
Sinh | Purani Haveli, Hyderabad, Bang Hyderabad, Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh (now in Telangana, Ấn Độ) | 6 tháng 4 năm 1886
Mất | 24/02/1967 (80 tuổi) Cung điện Vua Kothi, Hyderabad, Andhra Pradesh, Ấn Độ (now in Telangana, Ấn Độ)Bản mẫu:Not verified in body |
Phối ngẫu | Dulhan Pasha Begum and others |
Hậu duệ | 34 người con[1][2][3][4] including Azam Jah, and Moazzam Jah. |
Thân phụ | Sir Mahbub Ali Khan, Asaf Jah VI |
Thân mẫu | Amat-uz-Zahrunnisa BegumBản mẫu:Contradict-inline |
Mir Osman Ali Khan, Asaf Jah VII (05 hoặc[5] 06/04/1886 - 24/02/1967)[6] là Nizam [7] (người cai trị) cuối cùng của Nhà nước Hyderabad, phiên vương quốc có dân số đông và giàu có nhất Ấn Độ thuộc Anh. Ông lên ngôi vào ngày 29/08/1911, ở tuổi 25 [8] và cai trị Vương quốc của mình từ năm 1911 cho đến năm 1948, khi nó bị Liên minh Ấn Độ sáp nhập.[9] Ông là một trong những người giàu có nhất mọi thời đại. Vào ngày 22/02/1937, Tạp chí Time đã đưa ông lên trang bìa với thông tin Mir Osman Ali Khan là người giàu nhất thế giới, tổng số tài sản ròng của ông lúc đó là 31,7 tỷ USD (theo thời giá năm 2020).
Ông được biết đến với biệt danh "Kiến trúc sư của Hyderabad hiện đại" (Architect of modern Hyderabad) và được ghi nhận là người đã cho xây dựng và thành lập nhiều dịch vụ công cộng ở thành phố Hyderabad, bao gồm: Đại học Osmania, Bệnh viện Đa khoa Osmania, Ngân hàng Nhà nước Hyderabad, Sân bay Begumpet và Tòa án Tối cao Hyderabad. Hai hồ chứa, Osman Sagar và Himayat Sagar, được xây dựng dưới thời trị vì của ông, để điều tiết nước và ngăn chặn những trận lũ lụt trong thành phố.[10]
Nizam ban đầu muốn đưa Nhà nước Hyderabad gia nhập Liên minh Ấn Độ, nhưng sau khi được Anh trao trả độc lập vào năm 1947, ông không muốn gia nhập và tuyên bố Hyderabad sẽ trở thành một đất nước độc lập. Vào lúc đó, quyền lực của ông đã suy yếu vì cuộc Nổi dậy Telangana và sự trỗi dậy của một lực lượng dân quân cực đoan được gọi là Razakars (Hyderabad) mà ông không thể đánh bại. Năm 1948, quân đội Ấn Độ xâm lược và sát nhập Nhà nước Hyderabad. Sau khi gia nhập Ấn Độ, ông trở thành Rajpramukh của Bang Hyderabad từ năm 1950 đến năm 1956, sau đó bang được chia tách và trở thành một phần của Andhra Pradesh, Karnataka và Maharashtra.[11][12]
Năm 1951, ông không chỉ khởi công xây dựng bệnh viện Chỉnh hình Nizam (bây giờ là Viện Khoa học Y tế Nizam (NIMS)) và giao nó cho chính phủ theo hợp đồng thuê 99 năm với giá thuê hàng tháng chỉ 1 rupee,[13] ông cũng tặng 14.000 mẫu Anh (5.700 ha) đất từ tài sản cá nhân của mình cho phong trào Bhoodan của Vinobha Bhave để tái phân phối cho những nông dân không có đất.[8]
Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]
Mir Osman Ali Khan sinh ngày 05[5] hoặc ngày 06 tháng 04 năm 1886, tại Purani Haveli (còn gọi là Cung điện Masarrat Mahal), ông là con trai thứ 2 của Mahbub Ali Khan, Asaf Jah VI và Azmat-uz-Zahra Begum. Ông được giáo dục riêng biệt và thạo tiếng Urdu, tiếng Ba Tư, tiếng Ả Rập và tiếng Anh.[14] Năm 1898, với sự tiến cử của Phó vương Ấn Độ là Lãnh chúa Elgin, Brian Egerton đã đến làm gia sư tiếng Anh cho ông trong 2 năm, dưới sự hướng dẫn của Egerton, các quan chức và cố vấn người Anh khác, ông mau chóng được trang bị kiến thức để trở thành một quý ông của tầng lớp cao nhất thời đó.
Đồng minh trung thành của Anh[sửa | sửa mã nguồn]
Nizam VII được trao tặng danh hiệu “Đồng minh trung thành của Vương quốc Anh” sau Thế chiến thứ nhất, vì những đóng góp tài chính của ông cho quân đội Anh trong chiến tranh. Trong đó có việc ông chi tiền tặng những chiếc máy bay Airco DH.9A cho Phi đội số 110. Trên thân những chiếc máy bay này đều được ghi dòng chữ “món quà của Osman Ali”, và đơn vị này được gọi là “Phi đội Hyderabad”. Ông cũng gửi tặng cho Hải quân Hoàng gia Anh kinh phí để đóng 1 tàu khu trục lớp N, và nó được gọi là HMAS Nizam, được đưa vào hoạt động năm 1940 và sau chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Úc.
Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian cầm quyền 37 năm của ông, điện được giới thiệu, đường sắt, đường bộ và đường hàng không được phát triển. Ông cũng là một nhà từ thiện, quyên góp hàng triệu rupee cho các tổ chức giáo dục và tôn giáo khác nhau trên khắp Ấn Độ. Ông dành tới 11% ngân sách của nhà nước cho giáo dục. Bậc giáo dục tiểu học được bắt buộc và cung cấp miễn phí cho người nghèo. Ông đã quyên góp 1 triệu rupee cho Đại học Banaras Hindu, 500 nghìn rupee cho Đại học Hồi giáo Aligarh và 300 nghìn rupee cho Viện Khoa học Ấn Độ.
Năm 1918, Nizam VII đã đưa ra quyết định thành lập trường Đại học Osmania, trường đại học đầu tiên dùng tiếng Urdu làm ngôn ngữ giảng dạy. Khuôn viên hiện tại được hoành thành vào năm 1934. Sân bay Begumpet được xây dựng vào những năm 1930, ban đầu có được sử dụng làm sân bay nội địa và quốc tế cho Nizam’s Deccan Airways, hãng hàng không sớm nhất Ấn Độ thuộc Anh.
Hyderabad là bang duy nhất ở Ấn Độ thuộc Anh, người cầm quyền được phép phát hành tiền giấy và đây cùng là bang duy nhất ở Liên bang Ấn Độ ngày nay có tiền tệ riêng của mình, gọi là rupee Hyderabad. Năm 1941, Nizam VII thành lập Ngân hàng của riêng mình, với tên gọi “Ngân hàng Nhà nước Hyderabad”. Ngân hàng này quản lý “Osmania Sikka”, tiền của Nhà nước Hyderabad. Năm 1956, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tiếp quản ngân hàng này làm công ty con đầu tiên và đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Hyderabad, đến năm 2017 bị sáp nhập vào Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ.
Sau trận lụt Musi năm 1908, giết chết ước tính 50.000 người, Nizam VII đã cho xây dựng 2 hồ chứa nước để ngăn các trận lũ lớn khác, đó là hồ Osman Sagar (46 km2) và hồ Himayat Sagar (20 km2).
Nizam là người cai trị cấp cao nhất ở Ấn Độ, là một trong 5 nhà cai trị phiên quốc được hưởng 21 tiếng súng đại bác chào mừng, và được phong là "Hoàng thân cao quý" và "Đồng minh trung thành của Vương quốc Anh ". Nizam VII đã cố gắng sắp xếp một cuộc hôn nhân liên minh giữa con trai đầu lòng Azam Jah và Công chúa Durrushehvar của Đế quốc Ottoman. Vào thời điểm đó, người ta tin rằng liên minh hôn nhân giữa Nizam và Caliph bị phế truất sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một nhà cai trị Hồi giáo có thể được các cường quốc trên thế giới chấp nhận thay cho các Sultan Ottoman.
Người giàu nhất thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Nizam sở hữu khối tài sản khổng lồ đến mức ông được miêu tả trên trang bìa của tạp chí TIME vào ngày 22/02/1937, được mô tả là người giàu nhất thế giới. Ông đã sở hữu viên kim cương Jacob - 185 cara, và nhiều trang sức đắc giá khác bằng ngọc lục bảo, kim cương, rubi, ngọc trai... Trong những ngày còn là Nizam, ông được coi là người giàu nhất thế giới, có khối tài sản ước tính khoảng 200 tỷ dollar Mỹ nếu tính theo thời giá hiện nay. Vào thời điểm đó, kho bạc của chính phủ Liên minh độc lập mới của Ấn Độ chỉ thu về hàng năm là 1 tỷ USD. Có tin đồn rằng Nizam VII đã tặng 5 tấn vàng cho Liên bang Ấn Độ, nhưng theo giới chức thì đây không phải là sự thật. Nhưng trên thực tế thi Nizam đã đầu tư 425 kg vàng giúp khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế của Ấn Độ vào tháng 10/1965.
Quà cưới cho Nữ hoàng Elizabeth[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1947, Nizam đã tặng một món quà trang sức bằng kim cương, bao gồm cả vương miện và vòng cổ, cho Công chúa Elizabeth Alexandra Mary Windsor nhân dịp kết hôn của bà. Những chiếc trâm cài và vòng cổ từ món quà này vẫn được Nữ vương Elizabeth II đeo và được gọi là vòng cổ “Nizam của Hyderabad”.
Bị cưởng bức gia nhập liên minh với Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi Ấn Độ được Anh trao trả độc lập vào năm 1947, lãnh thổ này được chia thành 2 quốc gia là Ấn Độ và Pakistan. Các phiên quốc được quyền tự do chọn gia nhập Pakistan hay Ấn Độ. Nizam VII cai trị một lãnh thổ rộng lớn đến 214.190 km2 với dân số hơn 16 triệu người, nên ông không muốn gia nhập bất cứ chính thể nào và muốn trở thành một vương quốc độc lập trong Khối Liên hiệp Anh, nhưng đề xuất này bị Chính phủ Anh từ chối, nhưng ông vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán dưới hình thức này với chính phủ Ấn Độ lẫn Pakistan. Ông đã chứng minh rằng người dân Hyderabad phản đối bất kỳ thoả thuận nào với Ấn Độ. Cuối cùng, Ấn Độ quyết định xâm lược và chiếm Hyderabad vào năm 1948, trong một chiến dịch có tên mã là Chiến dịch Polo. Dưới sự giám sát của Thiếu tướng Jayanto Nath Chaudhuri, một sư đoàn của Quân đội Ấn Độ và một lữ đoàn xe tăng đã xâm lược Hyderabad. Sau khi bị sáp nhận vô Ấn Độ, ông trở thành Rajpramukh của bang Hyderabad từ năm 1950 đến 1956, sau đó nhà nước bị chia cắt.
Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]
Nizam VII qua đời vào thứ 6, ngày 24/02/1967, theo di chúc được để lại thì thi hài của ông sẽ được chôn cất tại Masjid-e Judi, một nhà thờ Hồi giáo nơi chôn cất mẹ ông, đối diện với Cung điện Vua Kothi. Chính phủ tuyên bố quốc tang vào ngày 25/02/1967, ngày chôn cất ông. Các văn phòng chính phủ của bang sẽ đóng cửa như một dấu hiệu của sự tôn trọng, trong khi quốc kỳ Ấn Độ được treo ngang trên tất cả các toà nhà chính phủ trong toàn bang.
Tài liệu của Bảo tàng Nizam đã mô tả rằng:
"Các đường phố và vỉa hè của thành phố ngập tràn những mảnh vỡ của vòng đeo tay bằng thủy tinh khi một số lượng lớn phụ nữ đã phá vỡ vòng đeo tay của họ để tang, điều mà phụ nữ Telangana thường làm theo phong tục Ấn Độ về cái chết của một người thân."
"Lễ tang của Nizam là cuộc gặp gỡ phi tôn giáo, phi chính trị lớn nhất trong lịch sử của Ấn Độ cho đến thời điểm đó."
Hàng triệu người thuộc mọi tôn giáo và các vùng khác nhau của bang đã đến Hyderabad bằng xe lửa, xe buýt và cả xe bò để được nhìn thấy lần cuối cùng thi hài của Nizam, ước tính có đến 1 triệu người đã tham gia vào đám rước thi hài Nizam VII.
Tính lập dị[sửa | sửa mã nguồn]
Ngoài sự giàu có, ông còn nổi tiếng vì sự lập dị, vì thường tự đan tất và xin thuốc lá từ khách
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Mir Ayoob Ali Khan (ngày 19 tháng 2 năm 2018). “Last surviving son of Nizam, Fazal Jah, dies”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Last Surviving son of seventh Nizam passes away in Hyderabad”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Menace of Black Money: Bring back Nizam's wealth first” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Nizam's heirs seek Pakistani intervention to unfreeze bank account”. India Today. ngày 20 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2018.
- ^ a b Jaganath, Santosh (2013). The History of Nizam's Railways System. Laxmi Book Publication. tr. 44. ISBN 9781312496477. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Jaganath” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ “Here are five super-rich people from the pages of history!”. The Economic Times. 1 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Family of Indian royals wins £35m court battle against Pakistan”. BBC News. 2 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.
- ^ a b “:: The Seventh Nizam - The Nizam's Museum Hyderabad, Telangana, India”. thenizamsmuseum.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
- ^ “This day, that year: How Hyderabad became a part of the union of India”. 16 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Nature Discovery in Telangana :: Telangana Tourism”. telanganatourism.gov (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ “A Memorable Republic Day”. pib.nic.in. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2017.
- ^ Karnataka State Gazetteer: Gulbarga (bằng tiếng Anh). Director of Printing, Stationery and Publications at the Government Press. 1966. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
- ^ “The Last Nizam who put Hyderabad on global map”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Journal of the Pakistan Historical Society”. Pakistan Historical Society. the University of Michigan. 46: 3–4(104). 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- The Splendour of Hyderabad: The Last Phase of an Oriental Culture (1591–1948 A.D.) By M.A. Nayeem ISBN 81-85492-20-4
- The Nocturnal Court: The Life of a Prince of Hyderabad By Sidq Jaisi
- Developments in Administration Under H.E.H. the Nizam VII By Shamim Aleem, M. A. Aleem Developments in Administration Under H.E.H. the Nizam VII
- Jewels of the Nizams (Hardcover) by Usha R. Krishnan (Author) ISBN 81-85832-15-3
- Fabulous Mogul: Nizam VII of Hyderabad By Dosoo Framjee Karaka Published 1955 D. Verschoyle, Original from the University of Michigan Fabulous Mogul: Nizam VII of Hyderabad
- The Seventh Nizam: The Fallen Empire By Zubaida Yazdani, Mary Chrystal ISBN 0-9510819-0-X
- The Last Nizam: The Life and Times of Mir Osman Ali Khan By V.K. Bawa, Basant K. Bawa ISBN 0-670-83997-3
- The Seventh Nizam of Hyderabad: An Archival Appraisal By Sayyid Dā'ūd Ashraf The Seventh Nizam of Hyderabad: An Archival Appraisal
- Misrule of the Nizam By Raghavendra Rao[1]
- Photographs of Lord Willingdon's visit to Hyderabad in the early 1930s By Raja Deen Dayal & Sons[2]
- Law, John (1914). Modern Hyderabad (Deccan). Thacker, Spink and Co.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
- ^ Raghavendra Rao, D (ngày 27 tháng 7 năm 1926). Misrule of the Nizam: being extracts from and translations of articles regarding the administration of Mir Osman Ali Khan Bahadur, the Nizam of Hyderabad, Deccan. "Swarajya" Press. OCLC 5067242.
- ^ Photographs of Lord Willingdon's visit to Hyderabad in the early 1930s. ngày 27 tháng 7 năm 1931. OCLC 33453066.
Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mir Osman Ali Khan. |