Kim cương Golconda

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kim cương Golconda
Bản đồ năm 1733 của Hồi quốc Golconda—thuật ngữ Kim cương Golconda trở thành đồng nghĩa với những viên kim cương có chất lượng tốt nhất.[1]
Màu sắcThường không màu; các màu xanh, trắng mờ và hồng ít xuất hiện hơn.
Cắt gọtAntique cushion
Quốc gia xuất xứẤn Độ
Mỏ đá xuất xứMỏ Kollur, Paritala và các mỏ ở Đồng bằng Godavari

Kim cương Golconda (tiếng Tamil: கோல்கொண்டா வைரம்; tiếng Teluru: గోల్కొండ వజ్రాలు) được khai thác ở vùng đồng bằng Godavari thuộc các bang Andhra PradeshTelangana, Ấn Độ ngày nay. Pháo đài Golconda ở phía Tây của thành phố Hyderabad ngày nay, là thủ phủ của Hồi quốc Golconda và trở thành một trung tâm quan trọng để nâng cao, chế biến và buôn bán kim cương. Kim cương Golconda được phân loại thuộc nhóm IIa, được hình thành từ carbon nguyên chất, không chứa nitơ và có kích thước lớn với độ trong suốt cao. Chúng thường được mô tả như những viên kim cương có chất lượng tốt nhất, khiến chúng trở nên nổi tiếng nhất trong lịch sử. Từ "Kim cương Golconda" (Golconda diamond) đã trở thành biểu tượng của những viên kim cương có chất lượng số một, không thể so sánh được.

Trong 2.000 năm, kim cương Golconda là loại kim cương tốt duy nhất được chết tác. Do khai thác quá mức trong nhiều thế kỷ, sản lượng của chúng đã cạn kiệt kể từ năm 1830, và các nhà nghiên cứu đá quý cũng như thương nhân đã phân loại kim cương Golconda là đồ cổ, hiếm và quý. Những viên kim cương Golconda nổi tiếng thế giới bao gồm Koh-i-Noor không màu, Viên kim cương Nassak, Viên kim cương Hope màu xanh, Idol's Eye, Daria-i-Noor màu hồng, Viên kim cương Regent màu trắng, Viên kim cương Dresden GreenOrlov không màu, cũng như những viên kim cương hiện đã thất lạc khác, như Viên kim cương Florentine Yellow, Akbar Shah, NizamViên kim cương Great Mogul.

Ngành công nghiệp kim cương Golconda đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XVI-XVIII khi có 23 mỏ được khai thác, với hơn 30.000 người làm việc cùng lúc tại một mỏ, trong đó Mỏ Kollur hoạt động tích cực nhất.[A] Sản lượng từ tất cả các mỏ ở Golconda ước tính khoảng 10.000.000 carat (2,0 tấn). Vào năm 2015, Đại học OsmaniaCơ quan Khảo sát Địa chất Ấn Độ đã hợp tác để khám phá ra các địa điểm tiềm năng mới để khai thác kim cương trong khu vực, mặc dù việc khai thác vẫn chưa bắt đầu vào năm 2022.

Một số huyền thoại văn học được lấy cảm hứng từ những viên kim cương đến từ Golconda; chúng bao gồm thung lũng kim cương của Sinbad, truyền thuyết về đá quý của Marco Polo và chủ đề của bài giảng đầy cảm hứng Acres of Diamonds của Russell Conwell. Theo truyền thuyết dân gian, một số viên kim cương Golconda bị nguyền rủa; những thứ này mang lại may mắn cho chủ nhân của chúng hoặc sở hữu sức mạnh thần bí trong khi những thứ khác được đeo như bùa hộ mệnh. Vào năm 2013, viên kim cương Princie từ Đồ trang sức của Nizam xứ Hyderabad đã được bán đấu giá và thu về 39,3 triệu USD - mức đấu giá cao nhất được ghi nhận đối với một viên Kim cương từ Golconda và đạt kỷ lục thế giới với giá 1,1 triệu USD cho mỗi carat.

Năm 2019, trong Vụ trộm Green Vault, viên kim cương trắng Dresden có nguồn gốc từ Golconda đã bị đánh cắp cùng với số trang sức ước tính tổng giá trị vào khoảng 1 tỷ euro.[2][3] Tuy nhiên, trong những năm sau vụ trộm, ước tính chính xác hơn cho thấy tổng giá trị của những món đồ bị đánh cắp vào khoảng 113 triệu euro.[4]

Sự giàu có của các nhà cai trị ở Phiên vương quốc Hyderabad dưới thời Ấn Độ thuộc Anh đều đến từ việc buôn bán kim cương ở vùng mỏ Golconda, trong đó, vị Nizam cuối cùng của Hyderabad là Mir Osman Ali Khan được Tạp chí Time ghi nhận là người giàu nhất thế giới vào năm 1937,[5] tài sản của ông ước tính bằng 2% GDP của Hoa Kỳ vào thời điểm đó.[6] Trong thế kỷ XVIII, Phiên vương quốc Hyderabad cũng là nhà cung cấp kim cương duy nhất cho thị trường toàn cầu.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The term Golconda mines originally denoted those (Kollur, Paritala, and other regional mines) that were mined during the Qutub Shahi period and continued until the time of the British Raj. The Deccan Sultanate of Qutub Shahis was known as Golconda Sultanate. Vajrakarur (in the present-day Anantapur district) was a mine of later times and Amaragiri (present-day Kollapur, Mahbubnagar district) was not known until much later.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ For a map of their territory see: Schwartzberg, Joseph E. (1978). A Historical atlas of South Asia. University of Chicago Press. tr. 147 map XIV.4 (l). ISBN 978-0-19-506869-6. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ 'Up to a billion euros' of jewels and antiques stolen from Dresden museum”. www.thelocal.de. 25 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ Connolly, Kate (25 tháng 11 năm 2019). “Jewellery of 'immeasurable worth' stolen in dramatic Dresden museum heist”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019 – qua www.theguardian.com.
  4. ^ Chacon, Ivana Kottasová. “Inside the $128 million heist that shocked the world -- and the police chase that followed”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ “The Nizam of Hyderabad”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2005.
  6. ^ Zupan, M.A. (2017). Inside Job: How Government Insiders Subvert the Public Interest. Cambridge University Press. tr. 10–115. ISBN 978-1-107-15373-8. LCCN 2016044124.
  7. ^ “Celebrating the Nizam's fabled golconda diamonds”. Economic Times Blog. 23 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]