Bước tới nội dung

Các phiên bản của Windows 10

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Windows 10 là một hệ điều hành của Microsoft Windows dành cho các loại máy tính cá nhânmáy trạm, là một phần của họ hệ điều hành Windows NT. Hệ điều hành này được giới thiệu vào 30 tháng 9 năm 2014 trong chương trình Build 2014 và đã được phát hành chính thức vào ngày 29 tháng 7 năm 2015. Giao diện trên Windows 10 là sự kết hợp giữa Windows 8.1Windows 7. Không giống như các phiên bản trước của Windows, Microsoft đã gắn nhãn Windows 10 là một "Service (dịch vụ)", được nhận cập nhật những tính năng, sửa lỗi liên tục; các thiết bị chạy Windows 10 trong môi trường doanh nghiệp có thể nhận được các cập nhật này với tốc độ chậm hơn hoặc sử dụng các mốc hỗ trợ dài hạn (LTSB và LTSC), tuy nhiên với đối tượng thuộc dạng LTSB và LTSC chỉ được nhận các bản cập nhật quan trọng, chẳng hạn như các bản vá bảo mật, cũng như hỗ trợ trong suốt vòng đời 5 năm. Các máy chạy Windows 7, Windows 8Windows 8.1 sẽ được nâng cấp trực tiếp lên Windows 10 qua Windows Update trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành bản đầu tiên (RTM). có 7 phiên bản (không bao gồm các phiên bản "N", "KN" và các phiên bản đặc biệt khác), với nhiều tính năng và phục vụ cho nhiều đối tượng làm việc khác nhau.[1][2]

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các phiên bản dưới đây đều có khả năng sử dụng các gói ngôn ngữ, kích hoạt nhiều ngôn ngữ giao diện người dùng. Tính năng này trước chỉ có trên Windows 7 Ultimate hoặc Enterprise.

Người dùng cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Home
Windows 10 Home được thiết kế cho các PC, máy tính bảng, và máy tính 2-trong-1. Nó bao gồm tất cả các tính năng hướng tới người tiêu dùng phổ thông cá nhân. Bản Windows 10 Home tương đương với phiên bản Windows 8, 8.1 cơ bản, Windows 7 Home Basic, và Home Premium.
Pro
Windows 10 Pro có thể coi là tương đương với Windows 8 Pro, Windows 7 Professional và Ultimate, và Windows Vista Business và Ultimate. Nó là phiên bản Home được bổ sung thêm các tính năng cần thiết cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ, và các tính năng tương đương với Windows 8.1 Pro. Khi đó người dùng không thể quay ngược lại phiên bản Home.
Pro for Workstations
Windows 10 Pro for Workstations được thiết kế cho phần cứng cao cấp (như CPU Intel Xeon, AMD Epyc) cho các tác vụ và hỗ trợ máy tính chuyên sâu (hỗ trợ tối đa 4 CPU, 6TB RAM, ReFS, NVDIMMRDMA)[3][4][5]

Doanh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Pro Education
Không phải là một phần ban đầu của Windows, phiên bản này được giới thiệu tháng 7 năm 2016 cho các đối tác phần cứng trên các thiết bị mới với giấy phép học viện K-12 đã ngừng. Nó giới thiệu một ứng dụng Set Up School PCs và không đi kèm Cortana, gợi ý trên Windows Store và các hướng dẫn và mẹo nhỏ cho Windows 10.[6][7]
Enterprise
Windows 10 Enterprise cung cấp tất cả các tính năng của Windows 10 Pro, với các tính năng bổ sung để hỗ trợ các tổ chức công nghệ, và các tính năng tương đương với Windows 8.1 Enterprise.
Education
Windows 10 Education cung cấp tất cả các tính năng của Windows 10 Enterprise, được thiết kế để hoạt động tại các trường học và trường đại học. Nó sẽ được cung cấp với chương trình Academic Volume Licensing của Microsoft, tương tự như Windows 8.1 Enterprise.
Enterprise LTSC
Enterprise LTSC (Kênh Dịch vụ Dài hạn) (trước đây là LTSB (Chi nhánh Dịch vụ Dài hạn)) là một biến thể hỗ trợ dài hạn của Windows 10 Enterprise được phát hành 2 đến 3 năm một lần. Mỗi bản phát hành được hỗ trợ với các bản cập nhật bảo mật trong 10 năm sau khi phát hành và cố ý không nhận được bản cập nhật tính năng nào. Một số tính năng, bao gồm Microsoft Store và các ứng dụng đi kèm, không được bao gồm trong phiên bản này.[8][9][10] Phiên bản này lần đầu tiên được phát hành với tên gọi Windows 10 Enterprise LTSB (Chi nhánh Dịch vụ Dài hạn).[11] Hiện có 4 bản phát hành LTSC: một vào năm 2015 (phiên bản 1507), một vào năm 2016 (phiên bản 1607), một vào năm 2019 (phiên bản 1809) và một vào năm 2021 (phiên bản 21H2).[12]

Các phiên bản N và KN

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phiên bản Windows 10 bổ sung được phân phối dành cho các thị trường EU, Thụy ĐiểnHàn Quốc (phiên bản cho Hàn Quốc là "KN") có chữ cái "N" (viết tắt của Not with Media Player - Không bao gồm Media Player) là hậu tố sau tên phiên bản (VD: Windows 10 Enterprise N) và không có các công nghệ đa phương tiện như Windows Media Player hay Máy ảnh. Tất cả các phiên bản Windows 10 đều có phiên bản N ngoại trừ Mobile, Mobile Enterprise, và IoT Core. Microsoft được yêu cầu tạo phiên bản "N" của Windows sau khi Ủy ban châu Âu phán quyết năm 2004 rằng cần có một phiên bản Windows không có Windows Media Player đi kèm. Mức giá của các phiên bản N cũng giống như phiên bản đầy đủ, khi gói "Media Feature Pack" có thể được tải về miễn phí từ Microsoft.[13]

Những phiên bản này không có những tính năng sau:

  • Phát hoặc tạo:
    • CD Audio
    • Tập tin phương tiện số
    • DVD Video
    • Sắp xếp nội dung trong thư viện phương tiện
  • Tạo danh sách phát
  • Chuyển đổi CD âm thanh sang tập tin phương tiện số
  • Xem thông tin nghệ sĩ và tiêu đề của tập tin phương tiện số
  • Xem ảnh bìa album của tập tin nhạc
  • Truyền nhạc vào máy nghe nhạc cá nhân
  • Ghi và phát lại chương trình TV
  • Internet Explorer không bao gồm phát lại:
    • Luồng trực tiếp
    • Digital Rights Management (DRM)

Vẫn có thể thêm các tính năng bị thiếu với các phần mềm bên thứ ba hoặc với Media Feature Pack, Groove MusicXbox Video từ Microsoft.

Phiên bản IoT

[sửa | sửa mã nguồn]

Được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị nhỏ, giá rẻ và hỗ trợ cho IoT. Nó là một phiên bản được đổi tên từ hệ điều hành nhúng trước đó của Microsoft, Windows Embedded. Đã có ba phiên bản được công bố: IoT Core, IoT Enterprise, và IoT Mobile Enterprise.[14][15][16]

Nâng cấp miễn phí

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ra mắt, Microsoft cho phép người dùng Windows 7, Windows 8Windows 8.1 đủ điều kiện được nâng cấp lên Windows 10 miễn phí, và việc nâng cấp sẽ diễn ra trong vòng một năm sau ngày ra mắt Windows 10. Windows RT phiên bản Enterprise của Windows 7 và 8.1 không được tham gia chương trình này.[17]

Phiên bản Windows 10 được nâng cấp miễn phí[17]
(trong năm đầu phát hành)
Phiên bản Windows cũ Phiên bản Windows 10 mới
Windows 7 Starter Home
Windows 7 Home Basic
Windows 7 Home Premium
Windows 7 Professional Pro
Windows 7 Ultimate
Windows 8.1 with Bing Home
Windows 8.1
Windows 8.1 Pro Pro
Windows Phone 8.1 Mobile
So sánh các phiên bản Windows 10[18][19]
Máy tính bàn Di động IoT
Tính năng Windows 10 Home Windows 10 Pro Windows 10 Enterprise Windows 10 Education Windows 10 Mobile Windows 10 Mobile Enterprise Windows 10 IoT Core
Cấu trúc IA-32
x86-64
IA-32
ARMv7 ARM
Phân phối OEM
Bán lẻ
OEM
Bán lẻ
Giấy phép Số lượng lớn
Giấy phép Số lượng lớn Giấy phép Số lượng lớn OEM Giấy phép Số lượng lớn ?
Phiên bản N Không Không Không
Bộ nhớ vật lý tối đa (RAM) 4 GB trên 32-bit
128 GB trên 64-bit
4 GB trên 32-bit
512 GB trên 64-bit
?
Continuum ?
Cortana[a] ?
Mã hóa Phần cứng Thiết bị ?
Microsoft Edge[20] Không bao gồm các hệ thống cập nhật Long Term Servicing Branch (LTSB) ?
Tài khoản Microsoft ?
Quản lý thiết bị di động ?
Sideload ứng dụng doanh nghiệp ?
Desktop Ảo Không Không ?
Windows Hello[b] ?
Assigned Access 8.1 Không ?
BitLockerEFS[cần dẫn nguồn] Không ?
Cửa hàng Doanh nghiệp Không ?
Current Branch for Business (CBB) Không ?
Tham gia tên miền và quản lý Group Policy Không Không Không Không
Bảo vệ Dữ liệu Doanh nghiệp (Enterprise Data Protection)[c] Không ?
Enterprise Mode Internet Explorer (EMIE) Không ?
Hyper-V[cần dẫn nguồn] Không chỉ 64-bit SKU chỉ 64-bit SKU chỉ 64-bit SKU ?
Microsoft Azure Active Directory join Không ?
Private Catalog Không ?
Remote Desktop Chỉ máy khách Máy khách và máy chủ Máy khách và máy chủ Máy khách và máy chủ ?
Windows Update cho Doanh nghiệp Không ?
AppLocker Không Không Không Không Không
BranchCache Không Không Không Không Không
Credential Guard[c] (giảm thiểu pass the hash) Không Không Không Không Không
Device Guard[c] Không Không Không Không Không
DirectAccess Không Không Không Không Không
Điều khiển Màn hình Start với Group Policy Không Không Không Không Không
Kiểm soát trải nghiệm người dùng Không Không Không Không Không
Windows To Go Không Không Không Không Không
Long Term Servicing Branch (LTSB)[d] Không Không Không Không Không Không
Nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Pro tới Enterprise Không Không Không Không Không
Nâng cấp tại chỗ từ phiên bản Home hoặc Pro tới Education Không Không Không Không
Tính năng Windows 10 Home Windows 10 Pro Windows 10 Enterprise Windows 10 Education Windows 10 Mobile Windows 10 Mobile Enterprise Windows 10 IoT Core
Máy tính bàn Di động IoT
  1. ^ Cortana chỉ có sẵn ở một số thị trường; Trải nghiệm có thể khác theo vùng và thiết bị; Cần Tài khoản Microsoft để sử dụng
  2. ^ Windows Hello cần phần cứng chuyên dụng, bao gồm cảm biến vân tay, cảm biến hồng ngoại quang và các cảm biến sinh trắc học khác.
  3. ^ a b c Sắp tới, có thể thay đổi
  4. ^ Các tính năng nhất định có thể không có sẵn cho khách hàng chọn hưởng lợi ích từ tùy chọn Long term Servicing Branch.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Prophet, Tony (ngày 13 tháng 5 năm 2015). “Introducing Windows 10 Editions”. Blogging Windows. Microsoft. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “Appendix A: KMS Client Setup Keys”. Microsoft Technet. Microsoft. ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ Diaconu, Klaus (ngày 10 tháng 8 năm 2017). “Microsoft announces Windows 10 Pro for Workstations”. Windows For Your Business. Microsoft. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Foley, Mary Jo (ngày 10 tháng 8 năm 2017). “Microsoft confirms new Windows 10 Pro for Workstations edition”. ZDNet. CBS Interactive.
  5. ^ Warren, Tom (ngày 10 tháng 8 năm 2017). “Microsoft reveals new Windows 10 Workstations edition for power users”. The Verge. Vox Media.
  6. ^ Foley, Mary Jo (ngày 27 tháng 7 năm 2016). “Microsoft to add new Windows 10 Pro Education edition to its line-up”. ZDNet. CBS Interactive.
  7. ^ Peswani, Shiwangi (ngày 29 tháng 7 năm 2016). “Microsoft announces new Windows 10 Pro Education edition”. The Windows Club.
  8. ^ “Overview of Windows as a service”. Microsoft. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :2
  11. ^ Brinkmann, Martin (ngày 28 tháng 7 năm 2017). “Windows 10 LTSB becomes Windows 10 LTSC”. gHacks Technology News.
  12. ^ Keizer, Gregg. “FAQ: Windows 10 LTSB explained”. Computerworld (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  13. ^ WinBeta, Ron (ngày 2 tháng 8 năm 2015). “Grab the Media Feature Pack for Windows 10 N and Windows 10 KN editions”. WinBeta.
  14. ^ “Windows 10 IoT for your business”. Windows for Business. Microsoft. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  15. ^ “Windows 10 IoT Enterprise”. MS Embedded. Silica. ngày 14 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  16. ^ Foley, Mary Jo (ngày 3 tháng 12 năm 2015). “Microsoft updates Windows 10 IoT, adds new Core Pro version”. ZDNet. CBS Interactive. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  17. ^ a b “Upgrade to Windows 10: FAQ”. Windows Help. Microsoft. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2016. Một số phiên bản không được tham gia chương trình nâng cấp miễn phí, bao gồm: Windows 7 Enterprise, Windows 8 Enterprise, Windows 8.1 Enterprise, Windows RT, và Windows RT 8.1. Các khách hàng Active Software Assurance với số lượng lớn có lợi thế nâng cấp lên Windows 10 Enterprise ngoài chương trình này. Để biết thêm chi tiết, xem trang thông số kỹ thuật của Windows 10.
  18. ^ Dudau, Vlad (ngày 10 tháng 6 năm 2015). “Microsoft shows OEMs how to market Windows 10; talks features and SKUs”. Neowin. Neowin LLC. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  19. ^ “Find out which Windows is right for you”. Microsoft. Microsoft Inc. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  20. ^ Foley, Mary Jo (ngày 9 tháng 6 năm 2015). “Some Windows 10 Enterprise users won't get Microsoft's Edge browser”. ZDNet. CBS Interactive. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2015.