Các vụ giết người tại Indonesia 1965–1966

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các vụ giết người ở Indonesia giai đoạn 1965-1966
Một phần của Chuyển đổi theo Trật tự Mới
Địa điểmIndonesia
Thời điểm1965–1966
Mục tiêuCác thành viên PKI và người cảm tình PKI, người dân tộc Abangan (người Java ít chính thống)[1] người vô thần, "người không tin" và người gốc Hoa[2]
Loại hìnhDiệt chủng chính trị, giết người hàng loạt, diệt chủng[2]
Tử vong500.000[3]:3 đến 3.000.000[4][5]
Thủ phạmQuân đội Indonesia và nhiều đội tử thần khác, được Hoa Kỳ và các chính phủ phương Tây khác tạo điều kiện và khuyến khích[6][7][8][9]
Bài viết này nằm trong chủ đề
Lịch sử Indonesia
Xem thêm:
Niên biểu lịch sử Indonesia
Thời tiền sử
Những nhà nước đầu tiên
Tarumanagara (358–669)
Sunda (669–1579)
Sailendra (giữa thế kỷ 8 - giữa thế kỷ 9)
Srivijaya (cuối thế kỷ 7 - 13)
Medang (giữa thế kỷ 8 - thế kỷ 10)
Kediri (1049–1221)
Singhasari (1222–1292)
Majapahit (1293–1527)
Các nhà nước Hồi giáo
Sự phát triển của Hồi giáo (1200–1600)
Vương quốc Malacca (1400–1511)
Vương quốc Demak (1475–1518)
Hồi quốc Aceh (1496–1903)
Hồi quốc Banten (1526–1813)
Hồi quốc Mataram (thế kỷ 16 - 18)
Thời kỳ thuộc địa
Bồ Đào Nha (1512–1850)
Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602–1800)
Đông Ấn Hà Lan (1800–1942)
Indonesia trỗi dậy
Đánh thức Quốc gia (1899–1942)
Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng (1942–1945)
Tuyên ngôn độc lập (1945)
Cách mạng Dân tộc (1945–1950)
Thời kỳ độc lập
Dân chủ tự do (1950–1957)
"Dân chủ kỷ luật" (1957–1965)
Quá độ tới "Trật tự Mới" (1965–1966)
"Trật tự Mới" (1966–1998)
Thời kỳ "Reformasi" (1998–nay)
sửa

Các vụ giết người ở Indonesia giai đoạn 1965-1966 là một cuộc thanh trừng chống cộng sản sau một cuộc đảo chính không thành công ở Indonesia. Ước tính được chấp nhận rộng rãi nhất là hơn 500.000 đến 1 triệu người đã thiệt mạng.[3]:3[10][11][12] với một số nguồn gần đây hơn ước tính con số nạn nhân bị giết chết lên đến hai hoặc ba triệu người.[4][13] Các cuộc thanh trừng là một sự kiện quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang "Trật tự mới" trong đó Đảng Cộng sản Indonesia (PKI) đã bị loại bỏ như một lực lượng chính trị và các biến động dẫn đến các sự sụp đổ của Tổng thống Sukarno, bắt đầu thời kỳ cầm quyền ba mươi năm của tổng thống Suharto.

Cuộc đảo chính không thành công đã tạo ra sự dồn nén hận thù xã hội. Quân đội đã nhanh chóng đổ lỗi cho PKI. Lực lượng cộng sản bị thanh trừng khỏi đời sống chính trị, xã hội, và quân sự. PKI đã bị cấm hoạt động. Các vụ thảm sát bắt đầu vào tháng 10 năm 1965 trong những tuần lễ sau các âm mưu đảo chính, và đạt đến đỉnh cao trong phần còn lại của năm trước khi chuyển qua những tháng đầu năm 1966. Các cuộc thanh trừng bắt đầu ở thủ đô Jakarta, lan đến Trung và Đông Java, và sau đó Bali. Hàng nghìn dân quân địa phương và các đơn vị quân đội giết chết những người bị cáo buộc là cộng sản. Mặc dù các vụ giết người xảy ra trên khắp Indonesia, cuộc thanh trừng tồi tệ nhất lại diễn ra trong các căn cứ địa của PKI ở Trung Java, Đông Java, Bali và phía bắc của Sumatra. Có đến hơn một triệu người đã bị giam cầm.

Sự cân bằng của Sukarno mang tên "Nasakom" bao gồm chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo, cộng sản. Trụ cột quan trọng nhất hỗ trợ ông, PKI, trên thực tế đã bị loại bỏ khỏi hai trụ cột, quân đội và chính trị Hồi giáo. Quân đội trở thành một quyền lực không bị thách thức. Trong tháng 3 năm 1967, Sukarno bị Quốc hội lâm thời của Indonesia tước quyền lực còn lại. Suharto được bầu làm quyền tổng thống. Tháng 3 năm 1968, Suharto chính thức được bầu làm tổng thống.

Các vụ giết người được bỏ qua trong hầu hết các sách lịch sử của Indonesia, và tương đối ít được quốc tế chú ý. Giải thích thỏa đáng cho quy mô và sự điên cuồng của bạo lực đã thách thức các học giả từ tất cả các quan điểm ý thức hệ. Khả năng quay trở lại với biến động tương tự được trích dẫn như là một yếu tố bảo thủ của "Trật tự mới " trong đó chính quyền kiểm soát chặt chẽ hệ thống chính trị. Trong 30 năm cai trị, tổng thống Suharto luôn cảnh giác chống lại một mối đe dọa cộng sản. Ở phương Tây, những vụ giết người và những cuộc thanh trừng này ở Indonesia lại được miêu tả như là một chiến thắng đối với cộng sản ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ricklefs (1991), p. 288.
  2. ^ a b Melvin, Jess (2017). “Mechanics of Mass Murder: A Case for Understanding the Indonesian Killings as Genocide”. Journal of Genocide Research. 19 (4): 487–511. doi:10.1080/14623528.2017.1393942.
  3. ^ a b Robinson, Geoffrey B. (2018). The Killing Season: A History of the Indonesian Massacres, 1965–66. Princeton University Press. ISBN 978-1-4008-8886-3.
  4. ^ a b Indonesia's killing fields Lưu trữ 2015-02-14 tại Wayback Machine. Al Jazeera, ngày 21 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ “Looking into the massacres of Indonesia's past”. BBC News. ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ Robinson, Geoffrey B. (2018). The Killing Season: A History of the Indonesian Massacres, 1965–66. Princeton University Press. tr. 206–207. ISBN 978-1-4008-8886-3. Nói tóm lại, các quốc gia phương Tây không phải là những người ngoài cuộc vô tội trước những sự kiện chính trị trong nước diễn ra sau cuộc đảo chính bị cáo buộc, như thường được tuyên bố. Ngược lại, bắt đầu gần như ngay lập tức sau ngày 1 tháng 10, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số đồng minh của họ đã tiến hành một chiến dịch phối hợp để hỗ trợ quân đội trong việc tiêu diệt chính trị và vật lý của PKI và các chi nhánh của nó, loại bỏ Sukarno và các cộng sự thân cận nhất từ ​​quyền lực chính trị, sự thay thế của họ bởi một đội quân tinh nhuệ do Suharto lãnh đạo, và kỹ thuật của một sự thay đổi địa chấn trong chính sách đối ngoại của Indonesia đối với phương Tây. Họ đã làm điều này thông qua các cam đoan chính trị ở cửa sau cho các nhà lãnh đạo quân đội, chính sách im lặng chính thức khi đối mặt với bạo lực gia tăng, một cuộc tấn công tuyên truyền quốc tế tinh vi và cung cấp hỗ trợ vật chất cho quân đội và các đồng minh. Bằng tất cả những cách này, họ đã giúp đảm bảo rằng chiến dịch chống lại phe cánh tả sẽ tiếp tục không suy giảm và nạn nhân của nó cuối cùng sẽ lên tới hàng trăm ngàn người. zero width space character trong |quote= tại ký tự số 479 (trợ giúp)
  7. ^ Melvin, Jess (ngày 20 tháng 10 năm 2017). “Telegrams confirm scale of US complicity in 1965 genocide”. Indonesia at Melbourne. University of Melbourne. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017. The new telegrams confirm the US actively encouraged and facilitated genocide in Indonesia to pursue its own political interests in the region, while propagating an explanation of the killings it knew to be untrue.
  8. ^ Simpson, Bradley (2010). Economists with Guns: Authoritarian Development and U.S.–Indonesian Relations, 1960–1968. Stanford University Press. tr. 193. ISBN 0-8047-7182-0. Washington did everything in its power to encourage and facilitate the army-led massacre of alleged PKI members, and U.S. officials worried only that the killing of the party's unarmed supporters might not go far enough, permitting Sukarno to return to power and frustrate the [Johnson] Administration's emerging plans for a post-Sukarno Indonesia. This was efficacious terror, an essential building block of the neoliberal policies that the West would attempt to impose on Indonesia after Sukarno's ouster.
  9. ^ Perry, Juliet (ngày 21 tháng 7 năm 2016). “Tribunal finds Indonesia guilty of 1965 genocide; US, UK complicit”. CNN. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ Melvin, Jess (2018). The Army and the Indonesian Genocide: Mechanics of Mass Murder. Routledge. tr. 1. ISBN 978-1-138-57469-4.
  11. ^ Mark Aarons (2007). "Justice Betrayed: Post-1945 Responses to Genocide." In David A. Blumenthal and Timothy L. H. McCormack (eds). The Legacy of Nuremberg: Civilising Influence or Institutionalised Vengeance? (International Humanitarian Law). Lưu trữ 2016-01-05 tại Wayback Machine Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 9004156917 p. 80.
  12. ^ The Memory of Savage Anticommunist Killings Still Haunts Indonesia, 50 Years On, Time
  13. ^ Gellately, Robert; Kiernan, Ben (tháng 7 năm 2003). The Specter of Genocide: Mass Murder in Historical Perspective. Cambridge University Press. tr. 290–291. ISBN 0-521-52750-3. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2015.