Diêu Tư Liêm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Diêu Tư Liêm
姚思廉
Tên chữGiản Chi
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
557
Quê quán
huyện Hàm Ninh
Mất637
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Diêu Sát
Hậu duệ
Diêu Xử Niên
Nghề nghiệpnhà sử học, chính khách
Quốc tịchnhà Đường
Tác phẩmLương thư, Trần thư
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Diêu Tư Liêm (chữ Hán: 姚思廉; bính âm: Yao Silian) (557637), là nhà sử học đầu thời Đường của Trung Quốc, tự Giản Chi, có thuyết nói tên Giản, tự Tư Liêm, người Ngô Hưng (nay thuộc Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang).

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con của Thượng thư Bộ Lại nhà Trần thời Nam Bắc TriềuDiêu Sát. Sau khi cha mất, ông tiếp tục hoàn thành hai bộ sử Lương, Trần còn dang dở của cha.

Diêu Tư Liêm từ nhỏ đã tinh thông kinh sử, thời Tùy từng giữ chức Thị độc cho Đại vương Dương Hựu. Sau khi Lý Uyên xưng đế, kiến lập nhà Đường, ông đảm nhiệm chức Văn học quán Học sĩ trong phủ Tần vương Lý Thế Dân.

Sau sự biến Huyền Vũ Môn, ông được tiến cử nhậm chức Thái tử tẩy mã. Đầu năm Trinh Quán thời Đường Thái Tông, ông giữ chức Trước tác lang, Hoằng văn quán Học sĩ, là một trong thập bát học sĩ nổi tiếng đương thời. Ông làm quan tới chức Tán kị thường thị, sau được phong làm Phong thành huyện nam, cùng với Ngụy Thâu tham gia vào viện biên soạn và chỉnh sửa hai bộ sử Lương, Trần.

Năm Trinh Quán thứ 10 (636), ông hoàn thành Lương thư (50 quyển) và Trần thư (30 quyển), được hậu thế xếp vào 24 bộ chính sử Trung Hoa.

Năm 637 ông mất, thọ 81 tuổi, được truy tặng Thái thường khanh, an táng tại Chiêu Lăng, thụy hiệu là Khang.

Tác phẩm của ông để lại có cuốn "Văn Tư Bác Yếu".

Tài liệu truyện ký[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]