Kha Thiệu Mân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kha Thiệu Mân
柯劭忞
Tên chữPhượng Sanh; Phượng Tôn; Phượng Tôn
Tên hiệuLiễu Viên
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1850
Nơi sinh
Giao Châu
Quê quán
châu Giao
Mất31 tháng 8, 1933
Giới tínhnam
Học vấnTiến sĩ Nho học
Chức quanThứ cát sĩ nhà Thanh, Hàn Lâm viện Biên tu
Nghề nghiệpnhà sử học
Quốc tịchTrung Hoa Dân Quốc, nhà Thanh
Tác phẩmTân Nguyên sử
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Kha Thiệu Mân (chữ Hán: 柯劭忞; bính âm: Ke Shao Min, 18481933) tự Phượng Tôn, người huyện Giao Sơn Đông, là nhà sử học, nhà quốc học đầu thời Dân Quốc, từng giữ chức ủy viên ban quản trị và giáo sư trường Đại học Phụ Nhân Thiên Chúa giáo.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc nhỏ được mẹ là Lý thị ráng sức dạy dỗ, miệt mài đọc sách, chăm chỉ học tập, đến năm Quang Tự thứ 20 (năm 1886) ông thi đỗ Tiến sĩ, được trao chức Hàn Lâm Viện Thứ cát sĩ, Tản quán bổ nhiệm việc biên tu, làm quan tới chức Điển Lễ Viện học sĩ, sau khi chính phủ Dân Quốc thành lập, vì lòng còn tưởng nhớ đến cựu triều nên từ quan ẩn cư, ở nhà ông ra sức biên soạn và viết bộ Tân Nguyên sử, bộ sử là một công trình lớn được ông sưu tập và tổng hợp từ các nhà sử học trước trong khoảng thời gian 500 năm sau khi bộ Nguyên sử ra đời, tác phẩm có bổ sung thêm những nội dung mới, sửa đổi những sai lầm, thiếu sót khác nên được giới học thuật đánh giá rất cao, vì thế Đại học Đế quốc Tokyo của Nhật Bản đã trao tặng Kha Thiệu Mân danh hiệu Tiến sĩ danh dự, năm 1919, Đại Tổng thống Từ Thế Xương ra lệnh xếp bộ sử vào dạng chính sử, góp thêm vào Nhị thập tứ sử thành Nhị thập ngũ sử, tuy nhiên theo ý kiến của đa số giới học thuật thì bộ sử này không được liệt vào hàng chính sử.

Ngoài ra vào năm 1914, Viên Thế Khải cho thiết lập Thanh sử quán, bổ nhiệm Triệu Nhĩ Tốn làm Quán trưởng, Kha Thiệu Mân còn tham gia vào công việc biên soạn Thanh sử cảo, chỉnh sửa những phần trong Thanh sử cảo như Nho Lâm truyện, Văn Uyển truyện, Trù Nhân truyện, viết thêm một người trong Thiên Văn chí, bản thảo đầu tiên của Thanh sử cảo hoàn thành năm 1920, năm 1926 bắt đầu công việc hiệu đính, đến năm 1928 thì xuất bản tổng cộng hơn 1100 trang, đến khi về già vào năm 1925, ông được chính phủ Quốc Dân bổ nhiệm làm thành viên phía Trung Quốc trong dự án sự nghiệp Văn hóa phương Đông thuộc cộng đồng Trung Nhật đã tác động tới mối quan hệ với Nhật Bản, đồng thời được bầu làm Tổng tài trong Tổng Ủy ban Sự nghiệp Văn hóa phương Đông, năm 1928, vì lý do quân đội Nhật Bản phát động sự kiện Tế Nam, ông từ chức và trình ý kháng nghị lên các thành viên phía Trung Quốc, năm 1933 lâm bệnh mất tại nhà riêng ở Sơn Đông.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]